PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐIỂN HÌNH:

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 26)

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨCLAO ĐỘNG

4.2.3.PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐIỂN HÌNH:

Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sản xuất không ổn định, quy trình công nghệ không được chi tiết nên không có đủ tài liệu để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích tính toán. Mặt khác, sản xuất luôn thay đổi, sự lặp lại của công việc không nhiều khiến không đủ thời gian để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát.

Muốn có mức lao động để kịp thời đưa vào sản xuất ngay người ta sử dụng phương pháp so sánh điển hình.

Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp định mức lao động bằng cách

so sánh với mức của bước công việc điển hình ( được xây dựng bằng phương pháp phân tích tính toán; phân tích khảo sát).

Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp này như sau:

• Phân các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm, chọn một (hoặc một số) bước công việc tiêu biểu cho nhóm gọi là bước công việc điển hình. Bước công việc điển hình (quy ước có số thứ tự là 1) thường là bước công việc hay lặp lại nhất trong nhóm (có tầng số xuất hiện lớn nhất Umax).

• Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình. Quy trình này cũng là quy trình công nghệ điển hình cho cả nhóm.

• Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của công việc điển hình ký hiệu là: MTG(1) và MSL(1)

• Xác định hệ số quy quy đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình (K1) bằng 1, (tức là) K1 = 1 ; hệ số của mỗi bước công việc còn lại được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình hoặc bằng nội suy toán học.

 Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình, tức hao phí thời gian cho bước công việc đó giảm thì

Ki < 1 (với i = 2,3,4,n).

 Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó bằng bước công việc điển hình bằng thì Ki = 1

 Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó khó khăn hơn bước công việc điển hình, tức hao phí thời gian cho bước công việc đó tăng thì

Ki > 1 (với i = 2,3,4,n)

• Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số quy đổi (Ki), ta tính mức kỹ thuật lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm (MTG(i) và MSL(i )) bằng các công thức :

MTG(i) = MTG(1) x Ki

MSL(1) 1

MSL(i) = –––––– = MSL(1) x K’ (Với K’ = ––– là hệ số nghịch đảo của Ki)

Như vậy, nếu đã có mức của bước công việc điển hình và các hệ số quy đổi (Ki) thì định mức cho các bước công việc còn lại trong nhóm bằng phương pháp so sánh điển hình rất nhanh chóng.

Tuy nhiên trong thực tế mọi sự so sánh đều chỉ là tương đối nên mức xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình không thật chính xác bằng mức phân tích tính toán và mức phân tích khảo sát, có khi còn sai lệch khá nhiều. Do vậy, để nâng cao chất lượng của mức so sánh điển hình, cần thực hiện các biện pháp sau:

 Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cần định mức ra từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chỉ nên có từ 5 đền 10 bước công việc. Nếu số bước công việc trong mỗi nhóm (n) lớn hơn 10 thì mức độ chênh lệch về điều kiện tổ chức kỹ thuật của các bước công việc trong mỗi nhóm khá lớn khiến bước công việc điển hình rất khó đại diện cho cả nhóm. Do đó, mức xây dựng bước bằng cách căn cứ vào mức của bước công việc điển hình sẽ kém chính xác.

 Chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác, xứng đáng tiêu biểu cho cả nhóm: Kinh nghiệm cho hay là chọn bước công việc nào có tần số xuất hiện lớn nhất U(i)max làm bước công việc điển hình là tốt nhất.

 Xây dựng mức của bước công việc điển hình thật chính xác. Muốn vậy phải xây dựng quy trình công nghệ chi tiết, hợp lý nhất cho bước công việc điển hình và phải định mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phương pháp phân tích khảo sát.

 Quy định hệ số quy đổi Ki , cho các bước công việc trong nhóm thật thận trọng, chính xác bằng cách phân tích, so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật, hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với bước công việc điển hình. Việc này không chỉ làm một lần mà phải kiên trì theo dõi điều chỉnh nhiều lần trong thời gian mới có được (Ki) đáng tín cậy.

Các ví dụ sau đây minh họa cho quá trình định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp so sánh điển hình.

Ví dụ : Để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp so sánh điển hình cho bộ phận làm khuôn nhỏ (có chiều cao của khuôn H = 200mm và diện tích của khuôn S = 10dm2, cán bộ định mức nhà máy X đã phân toàn bộ công việc làm 5 loại theo độ phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, cụ thể như sau xem Bảng 1

Bảng 1 : Bảng phân loại khuôn theo độ phức tạp

Yếu tố

phức tạp Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5

Hình dáng mẫu

Cấu tạo bởi các mặt phẳng đơn giản, có lồi lõm không phải sửa

Cấu tạo bởi các mặt cong đơn giản, lồi lõm nông không phải sửa

Cấu tạo bởi các mặt cong

tương đối phức tạp Cấu tạo bởi các mặt phẳng, cong phức tạp, lồi lõm nhiều phải sửa Ít lồi lõm phải sửa Nhiều lồi lõm phải sửa Số phần tháo rời ở mẫu Không có phần tháo rời Có tối đa một phần tháo rời Có 2 phần tháo rời trong đó có một phần phức tạp Có trên 2 phần tháo rời phức tạp Có trên 3 phần tháo rời khó sửa. Yêu cầu

nện khuôn Bình thường Bình thường

Nện đều, có cắm đinh Nện đều’ có cắm đinh Móc nhiều đinh giữ cát tốt, cẩn thận Yêu cầu

sửa khuôn Sửa sơ qua

Sửa qua không cần chính xác

Sửa cẩn thận Sắc cạnh, sửa cẩn thận, cần chính xác

Số lõi Không có lõi Có tối đa 2 lõi đơn giản Trên 2 lõi phức tạp Trên 3 lõi phức tạp Trên 4 lõi phức tạp.

Vì khuôn có độ phức tạp 1 phải làm thường xuyên nên nhà máy đã chọn khuôn loại 1 là loại điển hình và quy ước K1 = 1. Căn cứ vào độ phức tạp cụ thể của từng loại, sau khi đã theo dõi điều chỉnh nhiều lần, nhà máy quy định hệ số quy đổi (Ki) cho từng loại như sau :

Bảng 2: Bảng hệ số quy định phức tạp (Ki)

Loại khuôn 1 2 3 4 5

Hệ số quy đổi (Ki) 1,0 1,2 1,5 1,96 2,75 - Bằng phương pháp phân tích khảo sát, mức làm khuôn loại 1 quy định là : MTG(1) =30 phút /khuôn

- Vậy mức kỹ thuật thời gian làm khuôn các loại bằng phương pháp so sánh điển hình, tính như sau :

M TG(2) = MTG(1) x K2 = 30 x 1,20 = 36 (phút/khuôn) M TG(3) = MTG(1) x K3 = 30 x 1,50 = 45 (phút/khuôn) M TG(4) = MTG(1) x K4 = 30 x 1,96 = 58,8 (phút/khuôn) M TG(5) = MTG(1) x K5 = 30 x 2,75 = 82,5 (phút/khuôn)

Trong ví dụ trên (Ki) được xác định dựa trên cơ sở phân tích, so sánh mức độ phức tạp và hao phí thời gian làm khuôn các loại với khuôn loại 1.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 26)