Nhóm biện pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 83)

3.2.3.1. Lựa chọn, bố trí, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với nhiệm vụ năm học

Do vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề của GVCNL trong việc QL và GD HS trong nhà trường nên việc lựa chọn và cử GVCNL phải được quan tâm đặc biệt. Khi phân công GVCNL cần tính đến các yếu tố sau:

77 - Năng lực trình độ của GV.

- Năng lực hiểu biết HS về tâm lý lứa tuổi. - Năng lực giao tiếp với HS và CMHS.

- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của HS.

- Năng lực phán đoán, cảm hoá, thuyết phục HS theo từng cá tính HS. - Điều kiện, hoàn cảnh của từng GV.

- Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích của HS.

- Đảm bảo tính kế thừa, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường và chương trình dạy học đang được áp dụng.

- Lựa chọn cách phân công hay phối hợp các cách phân công GVCNL phù hợp với điều kiện từng năm học có thể phân công bám theo lớp hoặc chuyên sâu, phân công ưu tiên, đổi chéo hoặc phân công ngẫu nhiên...

Về lựa chọn và phân công GVCNL có thể thực hiện theo hai phương án sau đây:

- Phương án 1: Chọn GVCNL ở đầu cấp đồng thời cũng là cho cả cấp học (chủ nhiệm một lớp liên tục cả 4 năm học đối với cấp THCS và 3 năm học đối với cấp THPT). Khi chọn và cử như vậy sẽ có thuận lợi cho GV, HS cũng như nhà trường trong việc QL, GD HS. Qua đó giúp cho GVCNL nắm vững tình hình của HS về mọi mặt, theo dõi sự hình thành và phát triển nhân cách của từng HS cũng như sự phát triển của tập thể HS. Tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó mật thiết là điều kiện cần thiết để xây dựng tập thể lớp và GD tới từng HS. Theo dõi và đánh giá các kết quả đạt được khi áp dụng các phương pháp GD.

Việc chọn và cử GVCNL theo cách này đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa phân công GVCNL và việc phân công giảng dạy trong năm học. Cần ưu tiên phân công chuyên môn cho GVCNL ở các lớp sao cho GVCNL có nhiều giờ dạy ở lớp đó nhất. Đồng thời cần tránh phân công những GV làm công tác GVCNL dạy ở quá nhiều khối lớp, để họ có thời gian quan tâm tới lớp chủ nhiệm. Phương án tối ưu là GV làm CNL và giảng dạy chuyên môn ở một khối lớp trong đó có lớp mình chủ nhiệm.

78

Tuy nhiên phương án này còn có nhược điểm là nếu GVCNL có hạn chế về năng lực QL và phương pháp công tác sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của tập thể lớp và HS. Đối với những GVCNL thiếu sáng tạo trong công tác sẽ gây nên hiện tượng đơn điệu trong GD. Việc đánh giá xếp loại HS có khả năng thiếu chính xác nếu GVCNL có những định kiến không tốt về HS.

- Phương án 2: Phân công GVCNL chuyên theo khối lớp, cách phân công này có thuận lợi là HS được tiếp thu GD từ nhiều phương pháp khác nhau. Chính sự chuyên môn hoá này sẽ giúp người GVCNL tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về công tác CNL qua nhiều đối tượng HS khác nhau. Tuy nhiên phương án này có hạn chế là: mối quan hệ giữa GVCNL với HS thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách HS không được liên tục. Trường hợp cần phải phân công một GV khác làm chủ nhiệm tạm thời thay thế cho GVCNL đó nghỉ thì cần chọn các GVBM dạy ở lớp đó (chưa làm công tác GVCNL) làm thay. Khi tiến hành giao, nhận công tác GVCNL phải bàn giao sổ sách, hồ sơ... của lớp chủ nhiệm.

Hàng năm, sau khi tổ chức cho HS thi tốt nghiệp lớp 12 xong Hiệu trưởng cần rà soát lại đội ngũ GVCNL của nhà trường để có thể cân nhắc, xem xét, lựa chọn phân công GVCNL cho năm học mới. Việc lựa chọn, phân công GVCNL cho năm học mới cần hoàn thành trước khi bắt đầu năm học vào đầu năm học. Cần ổn định phân công GVCNL cho các lớp 10 mới tuyển để tạo điều kiện nắm vững HS, ổn định tổ chức lớp và có kế hoạch cho công tác GVCNL.

Muốn lựa chọn và cử GVCNL có chất lượng và đạt yêu cầu, Hiệu trưởng cần phải tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: tổ chuyên môn, tổ GVCNL và các GV có kinh nghiệm trong công tác QL và GD HS.

Việc lựa chọn và cử GVCNL là công việc rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Do đó người Hiệu trưởng cần phải quan tâm và chỉ đạo sát sao để xây dựng đội ngũ này, chỉ khi nào xây dựng

79

đội ngũ GV đủ mạnh và có chất lượng thì các hoạt động GD của nhà trường mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Vì mỗi cách phân công đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, người Hiệu trưởng vận dụng sao cho linh hoạt, phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường mới đạt hiệu quả tốt.

3.2.3.2. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác

a) Mục tiêu: Việc Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy và học của các lớp trong nhà trường từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đấy kịp thời, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ưu khuyết điểm của bản thân cùng hoàn thiện và hướng đến các hoạt động GD có hiệu quả hơn.

b) Nội dung: Để đảm bảo được tính khách quan, công bằng, vô tư trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cụ thể dựa trên văn bản luật, dưới luật do Bộ GD&ĐT ban hành. Chất lượng văn hóa trong nhà trường được thể hiện khá cụ thể và rõ ràng, song chất lượng GD thì lại khó định lượng và khó đánh giá. Việc đánh giá không chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp

yếu, trung bình lên khá, tốt; giảm HS học yếu và HS có hạnh kiểm yếu kém.

Do đó để việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong công tác kiểm tra, đánh giá:

- Cần xây dựng chuẩn đánh giá GVCNL giỏi.

- Kiểm tra việc đánh giá HS của GVCNL sao cho thống nhất trong toàn trường, theo hướng dẫn đánh giá xếp loại HS. Cần tránh tình trạng GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe trong việc đánh giá.

80

- Cần thống nhất nội dung của mỗi đợt kiểm tra, việc kiểm tra cần nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm cụ thể trong các biên bản và thông báo kết quả tại các buổi họp GVCNL và Hội đồng nhà trường.

- Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng thực trạng của công tác GVCNL, kịp thời có hướng điều chỉnh hoặc xử lý khi phát hiện sai lệch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hình thức kiểm tra, đánh giá gồm có:

- Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó Hiệu trưởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL.

- Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân.

- Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn,….

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp,….

- Đề ra thống nhất tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL, khuyến khích GV đăng ký GVCNL giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm.

- Căn cứ vào từng đợt kiểm tra định kỳ (tháng 11, tháng 3, cuối năm) và qua các phong trào thi đua cùng với chất lượng về mặt học tập, chất lượng giảng dạy, GD và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho GVCN.

- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra đánh giá công tác CNL, người CBQL nhà trường cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa, tư vấn và thúc đẩy. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác CNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến, đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho GV. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ GV một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi GV, hạn chế mặt yếu kém. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, cần lưu ý để phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong

81

công tác GVCNL như: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCNL với HS, nâng đỡ, thiên vị những HS được gia đình nhờ giúp đỡ….

c) Cách thức tiến hành:

- Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm định kỳ công tác GVCNL theo chuyên đề: sau mỗi tháng, cuối đợt thi đua tại cuộc họp giao ban trưởng ban thi đua sẽ thay mặt ban thi đua đánh giá kết quả thi đua từng khối, lớp từ đó GVCNL thấy được mức độ tiến bộ hoặc lùi của lớp mình chủ nhiệm. GVCN được phân công trình bày kết quả chuyên đề mình đã thực hiện, từ đó các GVCN khác đúc kết, rút kinh nghiệm tìm biện pháp phù hợp cho lớp mình chủ nhiệm.

- Tổng kết công tác GVCNL sau mỗi học kỳ và cuối năm học: động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần trong công tác GVCNL. Với bất kỳ một hoạt động công tác nào thì việc động viên khen thưởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên. - Đối với GVCNL, Hiệu trưởng phải quan tâm tới họ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, chia sẻ kịp thời với những niềm vui, nỗi buồn, những lo toan, trăn trở trong cuộc sống cũng như trong công tác GVCNL.

- Xây dựng những chỉ tiêu và định hướng cho các nội dung GD tùy theo từng thời kỳ, từng năm học; căn cứ vào các ngày lễ lớn để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua.

- Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công khai trong đánh giá, khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua đều có định mức khen thưởng cho từng tập thể, cá nhân HS và GVCNL, tạo ra động cơ lành mạnh, kích thích mọi thành viên đều cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể.

- Xây dựng danh hiệu GVCNL giỏi, tập thể HSTT, chi đoàn vững mạnh…. - Tổ chức đăng ký GVCNL giỏi theo chuẩn.

- Chỉ đạo và tổ chức thi GVCNL giỏi hàng năm; có chế độ ưu đãi hợp lý đối với GVCNL giỏi.

82

3.2.3.3. Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường

* Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn

a) Mục tiêu: GD HS là nhiệm vụ chung của Hội đồng nhà trường, vì vậy GVBM cũng không đứng ngoài công tác này. Trong nhà trường cần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa GVCNL và GVBM dạy ở lớp đó trong việc GD HS vì vậy sự phối kết hợp chặt chẽ giữa GVCNL với GVBM dạy ở lớp đó là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng tốt với yêu cầu GD toàn diện HS.

b) Cách thức tiến hành:

- Thống nhất các yêu cầu GD đối với GVBM nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.

- Theo dõi thường xuyên, nắm tình hình học tập của HS qua GVBM và thông báo cho GVBM biết các nội dung, các trọng tâm công tác GD của lớp trong từng thời kỳ.

- Thông báo cho GVBM những hoàn cảnh các HS có khó khăn về học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của GVBM để cùng hỗ trợ và phối hợp tác động tới lớp và tới từng HS.

* Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp hay cá nhân cha mẹ học sinh

a) Mục tiêu: Phối hợp với CMHS là một nhiệm vụ cốt lõi của GVCN.

Gia đình là môi trường gắn bó mọi thành viên bằng mối quan hệ huyết thống và sự chia sẻ chung hàng ngày những vấn đề của cuộc sống. Vì thế, gia đình có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các em. Sự thành đạt và niềm vui của trẻ là mục tiêu thu hút sự nỗ lực của CMHS. Vì thế, CMHS dễ ủng hộ và phối hợp với nhà trường để GD con em. Mỗi gia đình là một đơn vị độc đáo và có hoàn cảnh và lối sống riêng. Vì vậy, phối hợp cùng gia đình đòi hỏi có sự hiểu biết và có nhiều biện pháp đa dạng. Mặt khác, còn không ít CMHS do chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ và lối sống của con em nên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ

83

chức cuộc sống và văn hóa gia đình. Sự phát triển của mỗi HS là mục tiêu chung của GD gia đình và GD nhà trường, là điểm kết nối giữa GVCN và CMHS, sự phối hợp giữa GVCN với CMHS phải dựa trên sự đồng thuận và hợp tác có trách nhiệm của cả đôi bên. Điều đó vừa đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Mục tiêu cao nhất của GD nói chung và công tác GVCN với CMHS nói riêng là vì niềm vui và sự phát triển tốt nhất cho HS. Vì thế, sự phối hợp giữa GVCN và CMHS phải hướng đến bảo đảm cho từng HS những điều kiện học tập phù hợp nhất có thể có, về cả vật chất và tinh thần, trong đời sống và sinh hoạt của HS ở nhà trường, gia đình và các môi trường khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Nội dung: Nhiệm vụ cơ bản của công tác GVCN với CMHS bao gồm: - Nâng cao nhận thức của CMHS về mục tiêu GD và kế hoạch học tập của HS trong năm học, từng học kì.

- Thống nhất kế hoạch phối hợp tác động đến HS giữa GVCN - Ban đại diện CMHS.

- Tổ chức phối hợp QL, hỗ trợ học tập và rèn luyện của HS ở trường cũng như ở gia đình; thông tin kết quả học tập và tu dưỡng của HS và xử lý thông tin phản hồi từ CMHS.

c) Cách thức tiến hành: Để đạt được mục đích nêu trên, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, GVCNL cần phải làm những công việc sau:

- Thành lập các tổ chức của CMHS trong lớp được phân công phụ trách và thay mặt Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp, cách thức liên lạc giữa nhà trường và CMHS mà cầu nối là GVCN.

- Trong cuộc họp CMHS đầu năm của lớp, GVCN cần thông báo cho CMHS về chương trình học, kế hoạch hoạt động của nhà trường và của lớp trong năm học, trong từng học kì, thông báo về quy chế đánh giá HS.

- Thành lập Chi hội CMHS của lớp, bầu ban đại diện CMHS của lớp gồm một trưởng ban và 2 phó ban: lựa chọn những người nhiệt tình, có thời gian, có uy tín trong cộng đồng dân cư để họ có điều kiện quan tâm, giúp đỡ

84

nhà trường về vật chất, tinh thần. Đồng thời, phân công trách nhiệm trong Ban đại diện CMHS về các lĩnh vực hoạt động của chi hội.

- Lập các nhóm CMHS tự nguyện tham gia những loại hoạt động GD

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 83)