thành tốt nhiệm vụ.
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệm lớp
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và đổi mới quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.
a) Mục tiêu: Nhằm giúp đội ngũ CBQL nhà trường có nhận thức đầy đủ về
vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL trong việc góp phần cùng các lực lượng GD khác của nhà trường hoàn thành thắng lợi kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học. Đồng thời đội ngũ CBQL nhà trường cũng nhận thức được ý nghĩa của chủ trương đổi mới công tác QLGD nói chung, QL công tác GVCNL nói riêng mà ngành GD đang phát động và triển khai thực hiện hiện nay.
b) Cách tiến hành: Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ GVCNL và đổi mới QL công tác GVCNL cho mình, đội ngũ CBQL nhà trường cần phải:
- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trương đổi mới công tác QLGD theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá IX.
- Nắm vững hệ thống các mục tiêu QL của lãnh đạo nhà trường, đứng đầu là người Hiệu trưởng trong đó có mục tiêu QL hoạt động chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.
60
- Thấy được vị trí, vai trò của đội ngũ GVCNL đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THPT, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng GD đòi hỏi phải có đội ngũ GVCNL có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với HS. GVCN có vai trò quan trọng trong GD đạo đức HS, trong việc hình thành nhân cách, thậm chí cả định hướng nghề nghiệp cho HS.
3.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
a) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về công tác CNL, cho họ thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GVCNL, thấy được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL. Chất lượng GD toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác GD của từng GVCNL mà họ phụ trách.
b) Cách tiến hành:
- Ban giám hiệu phải là người đi tiên phong trong vấn đề nhận thức về công tác GVCNL, xác định được vai trò, vị trí, tầm quan của đội ngũ GVCNL đối sự phát triển GD toàn diện của nhà trường. Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GVCNL của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và trên cơ sở đó chỉ đạo sát sao về công tác GVCNL.
- Trong các cuộc họp chủ nhiệm, họp giao ban, họp định kì cần phổ biến cho đội ngũ GVCN, nhất là các GV trẻ về những nhiệm vụ, nội dung công tác của người GVCN, thấy rõ được quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi của người GVCN. Hình thức phổ biến: tuyên truyền miệng hoặc phát các tài liệu có nội dung về các qui định của cơ quan QLGD về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người GVCNL. Thông tin cần được công khai ở các bảng tin, website, thư viện của trường, làm sao để cho họ có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.
61
- Cử các GV làm chủ nhiệm đi tập huấn các lớp do Bộ, Sở tổ chức về công tác GVCNL hoặc có thể là các GV cốt cán của Sở, của Bộ tham gia dự các lớp tập huấn và về phổ biến lại cho các đồng chí GVCN trong trường hoặc cụm trường.
- Đầu năm học sau khi phân công chuyên môn xong, các lớp đã được phân công GVCNL, tổ chủ nhiệm đứng đầu là đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đức dục cùng với BGH, đoàn thành niên tổ chức học tập nghiệp vụ về công tác GVCNL. Giải đáp các thắc mắc khó khăn của các GVCNL, tiếp thu các ý kiến đóng góp về công tác CNL, thi đua nền nếp, sinh hoạt tập thể,…. - Mời các chuyên gia tâm lý, GD về nói chuyện với Hội đồng GD nhà trường về tâm lý lứa tuổi HS, về khoa học QLGD thông qua đó cho người GV hiểu được tâm lý tuổi học trò để có những biện pháp GD đạt hiệu quả và vận dụng những kiến thức về khoa học QLGD vào trong công tác CNL.
- Tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề về những nội dung của
công tác GVCNL.