Nhóm biện pháp Nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 68)

chủ nhiệm lớp

Công tác của GVCNL là một công tác khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng sư phạm chuyên biệt như: kỹ năng giao tiếp ứng xử với HS, kỹ năng tìm hiểu HS, kỹ năng GD thuyết phục HS, kỹ năng GD HS cá biệt,...

Nhiều GVCNL, nhất là các GV trẻ mới ra trường, còn chưa có được các kỹ năng thành thạo trong công tác chủ nhiệm, vì vậy, hiệu quả hoạt động của GVCNL còn bị hạn chế. Việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm CNL cho GV là việc làm cần thiết. Do đó, người Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.

Người GVCNL đồng thời cũng là GVBM. Hơn nữa, nếu người GVCNL lại là GVBM giỏi thì công tác CNL có rất nhiều thuận lợi, cho nên việc bồi dưỡng các kỹ năng GVCNL để nâng cao năng lực phải gắn kết cả hai lĩnh vực:

62

chuyên môn và nghiệp vụ CNL. Dựa theo khảo sát về thực trạng năng lực đã làm ở chương 2, chúng tôi đã đề ra những biện pháp cần thiết sau đây:

3.2.2.1. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.

a) Mục tiêu: Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác CNL nhằm giúp GVCN xác định một cách chính xác lớp học do mình phụ trách muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.

b) Nội dung:

- Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng cho 3 năm học (gọi là kế hoạch chiến lược) và xây dựng cho 1 năm học (gọi là kế hoạch năm học). Trong kế hoạch năm học có kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Trong quá trình điều hành hoạt động lớp học GVCN phải hướng tới đạt những mục tiêu nhất định nên có kế hoạch mục tiêu hoặc kế hoạch chuyên môn của lớp chủ nhiệm.

- Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy QL để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại. Kế hoạch CNL ở trường THPT thường xây dựng cho khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm học. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau cần phải được trả lời rõ ràng:

+ Lớp chúng ta đang ở đâu? (Trạng thái hiện tại); + Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? (Trạng thái tương lai);

+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào để tới được đó? (Cách thức thay đổi);

+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? (Đánh giá sự thay đổi đã đạt yêu cầu chưa).

- Xây dựng cấu trúc bản mẫu kế hoạch CNL: Theo nguyên tắc cấu trúc nội dung bản kế hoạch CNL bao giờ cũng phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, cho nên khó có một mẫu cấu trúc chung dùng cho tất cả các lớp chủ

63

nhiệm. Song từ thực tiễn, chúng tôi đã tổng hợp và xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm mẫu gồm 9 nội dung cơ bản sau:

1. Đặc điểm môi trường lớp học (Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức). 2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu. 3. Các biện pháp chính.

4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm. 5. Điều chỉnh kế hoạch.

6. Kế hoạch từng tháng (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian). (Kế hoạch từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 của năm sau)

7. Kế hoạch Sơ kết học kì (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian). 8. Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung -Phân công -Thời gian). 9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian). c) Cách thức tiến hành: Thời gian tổ chức tập huấn là đầu tháng 8 hàng năm. Hình thức là tập huấn theo tổ chủ nhiệm do đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đức dục cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức.

* Bước 1: Phân tích đặc điểm môi trường lớp học:

- Điền thông tin vào phiếu học tập nhằm xác định các nội dung của kế hoạch CNL.

- Phân tích thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức, những yếu tố chủ quan, khách quan với lớp chủ nhiệm, từng tổ để nhận biết làm cơ sở cho các biện pháp QLGD sẽ triển khai.

* Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp học:

- Xác định mục tiêu chung, trả lời câu hỏi: các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động không, có mang tính lâu dài không? (ví dụ: Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh lớp 11Trung trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam…)

- Xác định mục tiêu cụ thể, cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lường được. Nguyên tắc là: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được, vừa sức; định hướng được kết quả, xác định được thời gian hoàn thành.

64

* Bước 3: Xác định nội dung hoạt động của lớp học:

- Khi xác định nội dung hoạt động, trả lời các câu hỏi: Làm gì? Tại sao lại làm? Ở đâu? Khi nào? Ai làm? Ai hỗ trợ?

- Khi xác định nguồn lực cho hoạt động, cho công việc cần trả lời các câu hỏi: Nguồn kinh phí ở đâu? Nguồn máy móc, phương tiện hỗ trợ?

* Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện kế hoạch lớp học

- Khi xác định cách thức tiến hành hoạt động cần trả lời các câu hỏi: Tiến hành hoạt động thế nào? Nếu có máy móc, phương tiện thì ai vận hành và vận hành thế nào? Phối hợp hoạt động thế nào? Đích cần đạt của hoạt động?

- Khi xác định cách thức kiểm soát hoạt động cần xác định những việc nào cần kiểm tra? Ai kiểm tra? Đo lường bằng phương tiện gì?

* Bước 5: Viết kế hoạch CNL.

* Bước 6: Duyệt kế hoạch chủ nhiệm với Hiệu trưởng.

3.2.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.

a) Mục tiêu: Đánh giá HS về học lực, hạnh kiểm là một việc làm

thường xuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác GD. Việc đánh giá công bằng, khách quan, chính xác đối với HS có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện của mỗi HS. Chính vì vậy GVCN cần phải có được kỹ năng về đánh giá kết quả tu dưỡng, rèn luyện của tập thể, cá nhân HS.

b) Nội dung: Chúng tôi đề cập đến những vấn đề trọng tâm sau trong công tác đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của HS.

- Đánh giá về xếp loại hạnh kiểm. - Phê học bạ, sổ liên lạc cho HS.

- Sơ kết giữa kì, cuối năm học, cuối cấp. c) Cách thức tiến hành:

- Họp tổ chủ nhiệm để thống nhất qui trình đánh giá về hạnh kiểm của HS. Qui trình như sau:

65

+ GVCN công bố tiêu chuẩn đánh giá về hạnh kiểm cho HS toàn lớp biết (Tiêu chuẩn này do bộ phận đức dục, tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên thống nhất và gửi tới từng GVCNL vào đầu mỗi năm học).

+ Tổ trưởng theo dõi các thành viên của tổ và cuối tháng sẽ tiến hành bình xét hạnh kiểm của các thành viên trong tổ. Kết quả bình xét được công bố công khai cho các thành viên trong tổ biết. Sau đó nộp biên bản bình xét cho GVCNL.

+ Cuối mỗi kì, tổ trưởng dưới sự hướng dẫn của GVCN sẽ tiến hành bình xét hạnh kiểm của cả tổ. Việc bình xét dựa trên kết quả bình xét hạnh kiểm của các tháng, các kì trước đó. Kết quả, ghi biên bản chi tiết nộp cho GVCNL.

+ GVCN họp đội ngũ cán bộ lớp để duyệt hạnh kiểm của từng học sinh trong lớp theo đơn vị tổ. Trong quá trình đó, GVCNL tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ lớp, của các GVBM, đặc biệt là GV dạy môn Giáo dục công dân của lớp khi tiến hành bình xét hạnh kiểm.

+ GVCNL duyệt hạnh kiểm lớp với Ban giám hiệu (bộ phận đức dục) và công bố hạnh kiểm chính thức trước toàn lớp.

Tinh thần đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của HS ở đây là theo chiều hướng động, tiến bộ, giúp đỡ và động viên HS. Việc đánh giá phải đảm bảo sao cho giúp HS thấy được hướng phấn đấu và rèn luyện. Tối kỵ việc đánh giá theo ý chủ quan, thành kiến và thiên vị của GVCN.

- Tổ chức các buổi họp chủ nhiệm để tập huấn về công tác ghi hồ sơ sổ sách, phê học bạ, sổ liên lạc, giấy khen. Đặc biệt là vấn đề phê học bạ, sổ liên lạc, thực tế cho thấy công tác này một số GVCN làm chưa tốt, chưa chu đáo: Chữ viết còn xấu, nhận xét chưa rõ ràng, chưa chính xác, trùng lặp, còn tẩy xóa khi vào điểm, phê học bạ. Tính nghệ thuật, sự khéo léo trong lời phê còn thiếu và yếu. Khi phê học bạ cho HS GVCN cần chú ý các nội dung sau để đảm bảo tính khái quát trong lời phê:

66

+ Về học lực: Cần chỉ rõ sức học như thế nào? Học tốt môn nào? (tự nhiên hay xã hội), Có chiều tiến bộ hay không? Tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài?,…;

+ Về hạnh kiểm: Quá trình tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, giao tiếp với thầy cô và bạn bè?;

+ Công tác lớp, hoạt động tập thể phong trào? (TDTT, văn nghệ,...); + Đặc điểm riêng về tính cách của HS?;

+ Ưu điểm, nhược điểm?;

Chú trọng ngôn ngữ diễn đạt khi phê học bạ:

+ Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý, tránh dài dòng, rườm rà, lặp lại ở các HS.;

+ Chữ viết rõ, đẹp, không viết tắt, gạch xóa, viết sai chính tả; + Có chữ ký đầy đủ ở tất cả mục yêu cầu.

- Cuối năm học tổ chủ nhiệm kết hợp với bộ phận văn phòng tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn, trong đó có học bạ để khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong công tác phê học bạ của GVCN các lớp trên cơ sở đó rút kinh nghiệp cho các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCN ở các đợt tiếp theo.

3.2.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

a) Mục tiêu: Giúp GVCN có kỹ năng tốt trong việc điều hành tổ chức giờ

sinh hoạt lớp một cách hiệu quả với mục đích cuối cùng là thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét lẫn nhau một cách thẳng thắn, tích cực. Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau, GV gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà, ở trường và ở lớp học. HS được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.

b) Nội dung: Thảo luận làm rõ về các nội dung về vai trò GD của giờ sinh hoạt, những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp, hình thức các giờ sinh hoạt lớp trong các buổi sinh hoạt về công tác CNL.

67 c) Cách thức tiến hành:

* Vai trò GD của giờ sinh hoạt lớp đối với HS: Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết. Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều tri thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, sức khoẻ, thể chất… của HS.

* Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

- Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứa tuổi HS có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi HS khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn HS, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của HS và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….

- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của HS: Sự tham gia của HS vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi HS. Sự cùng tham gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.

Nói cách khác, HS phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như

68

người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể của họ.

- Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lý các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp, vì thế cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm… của mỗi HS trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường GD tốt nhất cho từng HS. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao.

- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa HS có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình GD. Chính thông qua giao lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự GD được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm... và từ đó có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu biết về nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện…

Trong quá trình bàn bạc các công việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt tập thể dưới hình thức giao lưu - đối thoại sẽ phát triển được bầu không khí thuận lợi cần thiết cho GD, giúp mọi HS tin tưởng và không sợ hãi về mặt tâm lý. Các em sẵn sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách tôn trọng... Giao lưu - đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)