Kết quả nghiên cứu thời vụ gieo sạ thích hợp đối với giống lúa MT18cs tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 118)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.2.Kết quả nghiên cứu thời vụ gieo sạ thích hợp đối với giống lúa MT18cs tạ

MT18cs tại vùng nghiên cứu

Hiện nay sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi, cũng như một số tỉnh DHNTB đang đứng trước những khó khăn và thách thức đó là những tác động bất thường bởi biến đổi khí hậu, trực tiếp là các yếu tố rét lạnh, hạn hán, gió mùa khô nóng, bão, lụt…đã tác động xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa ở trong vùng.

Với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán sản xuất, lúa ở Quảng Ngãi được trồng hai thời vụ chính: vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Thời vụ trồng lúa thích hợp được xác định dựa trên yêu cầu sinh thái của cây lúa, thời gian sinh trưởng và sự diễn biến của các yếu tố tự nhiên: nhiệt, bức xạ, mưa, ẩm… Xác định thời vụ thích hợp có nghĩa là người trồng lúa đã đặt cây lúa sinh trưởng phát triển trong điều kiện tốt nhất, cho năng suất cao, chất lượng tốt, tránh được những điều kiện thời tiết bất thuận và sự phát sinh sâu bệnh hại xảy ra vào các thời kỳ sinh trưởng phát triển quan trọng, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng trước và sau nó.

Qua nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ gieo sạ đối với giống lúa MT18cs tại tỉnh Quảng Ngãi trong vụ Đông Xuân 2012- 2013 và Hè Thu 2013, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

3.2.2.1. Ảnh hư ng của thời vụ gieo sạ ến thời gian sinh trư ng, khả năng ẻ nhánh và diện tích lá òng của giống MT18cs

Thời gian sinh trưởng thường liên quan đến đặc tính di truyền của giống. Tuy nhiên, các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện canh tác cũng như điều kiện ngoại cảnh ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Với các giống lúa cảm ôn, nếu sinh trưởng phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ thì thời gian sinh trưởng sẽ rút ngắn. Nắm vững thời gian sinh trưởng của cây lúa ở từng thời vụ cụ thể, sẽ giúp cho việc bố trí hợp lý một giống lúa nhất định trong hệ thống cây trồng của một chu kỳ sản xuất, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bảng 3.32. Ảnh hư ng của thời vụ gieo sạ ến thời gian sinh trư ng,

khả năng ẻ nhánh và diện tích lá òng của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Thời vụ sạ

TGST (ngày)

Chiều cao cây (cm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) Diện tích lá đòng (cm2) ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT CT 1 89 78 95,6a 100,2a 1,7b 1,5d 32,6c 33,5b CT 2 86 76 95,3a 103,1a 1,7b 2,0b 32,9bc 33,7ab CT 3 85 76 99,4a 108,2a 1,9b 2,7a 33,4abc 35,3ab CT 4 83 74 102,1a 105,4a 2,5a 2,1b 35,7a 36,1a CT 5 83 74 97,2a 101,9a 2,4a 1,7c 35,3ab 35,0ab

CV (%) - - 5,70 7,65 7,14 4,38 3,88 3,83 LSD0,05 - - 10,56 14,94 0,28 0,20 2,48 2,50

Qua theo dõi ảnh hưởng của thời vụ gieo sạ đối với thời gian sinh trưởng của giống lúa MT18cs ở vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2012 cho thấy ở vụ Đông Xuân, nếu bố trí thời vụ càng về sau thì thời gian sinh trưởng của giống có xu hướng càng rút ngắn dần thời gian lại khoảng 3- 6 ngày, CT1 (89 ngày), CT 2 (86 ngày), CT 3 (85 ngày) đến CT 4 và CT 5 còn (83 ngày);

riêng đối với vụ Hè Thu tổng thời gian sinh trưởng của các trà lúa đều rút ngắn so với vụ Đông Xuân khoảng 9-11 ngày. Vấn đề này được lý giải, do khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân càng dịch chuyển về sau, nhất là từ tháng 3 đến tháng 4; cũng như các trà cuối ở vụ Hè Thu có điều kiện thuận lợi về ánh sáng và nhiệt độ cao, cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, nên việc rút ngắn thời gian sinh trưởng như được nêu ở trên là hoàn toàn đúng với quy luật sinh trưởng của cây lúa.

Chiều cao cây lúa là một đặc trưng hình thái liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tính chống đổ và khả năng thâm canh của mỗi giống lúa. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do các yếu tố tác động như điều kiện ngoại cảnh, chế độ nước, giống, đất đai, mật độ cấy… trong đó, thời vụ gieo sạ có liên quan đến chế độ ánh sáng và nhiệt độ, là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng chiều cao của cây lúa.

Chiều cao cây cuối cùng của cây lúa được tính từ gốc lúa đến đỉnh bông lúa. Qua theo dõi ảnh hưởng của thời vụ gieo sạ đến chiều cao cây cuối cùng cho thấy: ở vụ Đông Xuân, các công thức càng gieo sạ về sau (CT3, CT4, CT5), càng có điều kiện thời tiết thuận lợi nên cây sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao cây đều cao hơn so với CT 1 và CT 2; trà lúa có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là CT 4 với 102,1 cm, cao hơn CT 1 và CT 2 từ 6,5 - 6,8 cm. Vụ Hè Thu, chiều cao cây cuối cùng ở các thời vụ gieo dao động từ 100,2 - 108,2 cm, công thức có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là CT 3 (108,2 cm) và thấp nhất là CT 1 (100,2 cm). Số nhánh hữu hiệu liên quan đến tổng số nhánh trên cây, thường số nhánh tối đa cao thì số nhánh hữu hiệu cũng đạt cao. Trong đó thời vụ gieo trồng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành số nhánh hữu hiệu và các yếu tố cấu thành năng suất. Qua theo dõi, vụ Đông Xuân số nhánh hữu hiệu của các thời vụ gieo biến động từ 1,7 - 2,5 nhánh, trong đó thời vụ gieo có số nhánh hữu hiệu cao nhất là CT 4 (2,5 nhánh) và thấp nhất là CT 1 và CT 2 (1,7 nhánh). Vụ Hè Thu, số nhánh hữu hiệu biến động từ 1,5 - 2,7 nhánh, thời vụ gieo có số nhánh hữu hiệu cao nhất là CT 3 (2,7 nhánh) và thấp nhất là CT 1 (1,5 nhánh).

Diện tích lá đòng có liên quan đến khả năng quang hợp, quyết định khả năng tích lũy chất khô vào hạt ở thời kỳ sau trỗ và có liên quan mật thiết đến năng suất. Diện tích lá đòng chịu sự chi phối bởi yếu tố khí hậu, trong đó bức xạ và lượng chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở vụ Đông Xuân các công thức càng gieo sạ về sau (CT4, CT5), càng có điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của lá đòng, các CT 1, CT 2 và CT 3 có diện tích lá đòng thấp hơn CT 4 và CT 5. Vụ Hè Thu, diện tích lá đòng dao động từ 33,5 - 36,1 cm2, diện tích lá đòng đạt cao nhất ở CT 4 và thấp nhất ở CT 1.

3.2.2.2. Ảnh hư ng của thời vụ gieo sạ ến tình hình sâu bệnh của giống MT18cs

Sâu, bệnh gây hại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Sâu, bệnh hại làm cho cây lúa sinh trưởng không bình thường; làm rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây hoặc làm mất một bộ phận nào đó của cây. Do vậy sẽ dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, điều kiện khí hậu, thời tiết, mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nếu bố trí thời vụ hợp lý có thể né tránh được những yếu tố bất lợi do sâu bệnh hại gây ra, vừa đảm bảo đạt năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế.

Qua theo dõi ảnh hưởng thời vụ gieo sạ đối với tình hình sâu bệnh hại cho thấy các đối tượng sâu, bệnh hại chính với giống MT18cs là sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, khô vằn và đốm nâu cho thấy:

- Sâu đục thân: Qua theo dõi các công thức thí nghiệm về thời vụ cho thấy, đối tượng sâu đục thân gây hại ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Đối tượng sâu cuốn lá nhỏ gây hại hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng, nhưng mức độ gây hại nặng nhất là lúc lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Trong các công thức thí nghiệm thì hầu hết sâu cuốn lá nhỏ chỉ xuất hiện ở mức nhẹ (điểm 1-3), riêng CT1 và CT 5 ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức trung bình (điểm 3-5).

- Rầy nâu: Qua theo dõi, nhận thấy rầy nâu xuất hiện ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa chín nhưng ở mức độ thấp, không đáng kể (điểm 0-1).

- Bệnh đạo ôn hại lá: Ở tất cả các công thức thí nghiệm thời vụ, giống MT18cs đều nhiễm nhẹ đạo ôn hại lá (điểm 1).

- Bệnh khô vằn, đốm nâu: kết quả đánh giá cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều nhiễm bệnh khô vằn và đốm nâu, trong đó, CT 1 và CT5 nhiễm trung bình (điểm 3), các công thức thời còn lại nhiễm nhẹ (điểm 0- 1).

Bảng 3.33. Ảnh hư ng của thời vụ gieo sạ ến tình hình sâu

bệnh hại của giống lúa MT18cs

(Số liệu trung 2 vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi)

Thời vụ sạ

Bệnh hại (điểm 0-9) Sâu hại (điểm 0-9) Đạo ôn lá Đạo ôn cổ bông Khô vằn Đốm nâu Đục thân Cuốn lá nhỏ Rầy nâu Vụ Đông Xuân 2013 CT 1 1 0 3 1-3 1 3 1 CT 2 1 0 1-3 1 1 1 1 CT 3 1 0 1-3 1 1 1-3 0-1 CT 4 1 0 1-3 0-1 1 1-3 0-1 CT 5 1 0 5 3 1 5 1 Vụ Hè Thu 2013 CT 1 1 0 3 3 1 5 1 CT 2 1 0 1-3 1 1 1-3 1 CT 3 1 0 1 0-1 1 1-3 1 CT 4 1 0 1-3 0-1 1 1-3 0-1 CT 5 1 0 3 3 1 5 1

3.2.2.3. Ảnh hư ng của thời vụ gieo sạ ến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa MT18cs

Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của thời vụ sạ đối với các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa MT18cs thể hiện ở Bảng 3.34.

Bảng 3.34. Ảnh hư ng của thời vụ gieo trồng ến các yếu tố cấu thành

năng suất của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Thời vụ sạ Số bông/m2 Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) KL1000 hạt (g) ĐX 2013 HT 2012 ĐX 2013 HT 2012 ĐX 2013 HT 2012 ĐX 2013 HT 2012 CT 1 325,0a 368,3ab 114,4a 100,8b 6,9e 21,8a 22,1 20,5 CT 2 326,7a 346,7b 118,5a 113,3a 15,7c 13,1b 22,2 20,7 CT 3 339,3a 376,7a 119,4a 113,4a 9,2d 11,6b 22,2 20,9 CT 4 332,0a 378,3ab 113,8a 115,5a 18,3b 11,5b 22,1 20,5 CT 5 344,3a 370,0b 95,3b 98,1b 21,7a 20,5a 22,1 20,6

CV(%) 4,50 3,71 3,33 5,08 3,59 5,48 - -

LSD0,05 28,27 25,48 7,03 10,36 0,97 1,62 - -

- Số bông/m2: Là một trong những yếu tố quyết định lớn đến năng suất của cây lúa. Số bông/m2 phụ thuộc vào vào khả năng đẻ nhánh của giống, số nhánh hữu hiệu trên cây và đặc biệt là các yếu tố tác động bên ngoài như các biện pháp kỹ thuật, khí hậu thời tiết… Do vậy, để đạt số bông cao nhất thì cần tác động những biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để cây lúa đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất. Kết quả đánh giá cho thấy, ở vụ Đông Xuân số bông/m2 của các công thức thí nghiệm thời vụ dao động từ 325,0- 344,3 bông, các thời vụ gieo về sau có xu hướng đạt số bông/m2 cao hơn do yếu tố thời tiết tương đối thuận lợi; số bông/m2 đạt cao nhất là CT5 và thấp nhất là CT1. Vụ Hè Thu số bông/m2 ở các trà lúa biến

động từ 346,7 -378,3 bông, cao hơn vụ Đông Xuân khoảng 21,7 - 34 bông và cao nhất là CT 4 đạt 378,3 bông, thấp nhất là CT 2 chỉ đạt 346,7 bông.

- Số hạt chắc trên bông: Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh ánh sáng, nhiệt độ, chế độ phân bón… nhất là thời kỳ từ trỗ đến vào chắc, nếu bố trí thời vụ hợp lý để cây lúa trỗ bông thuận lợi, bón phân đón đòng đúng lúc, duy trì lá đòng xanh vào thời kỳ cuối và phòng trừ sâu bệnh,… là những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tỷ lệ lép và nâng cao số hạt chắc/bông. Vụ Đông Xuân, số hạt chắc trên bông biến động từ 95,3 -119,4 hạt; trong đó CT2, CT 3 đạt số hạt chắc trên bông cao nhất (118,5 và 119,4 hạt), thấp nhất là CT 5 (95,3 hạt). Vụ Hè Thu, số hạt chắc trên bông biến động từ 98,1 - 115,5 hạt, trong đó thời vụ đạt số hạt chắc trên bông cao nhất là CT 4 (115,5 hạt ) và thấp nhất là CT 5 và CT 1 (98,1 và 100,8 hạt).

- Tỷ lệ lép: Cũng như hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt lép là yếu tố phản ánh khả năng thụ phấn, thụ tinh và tích lũy chất dinh dưỡng của cây lúa vào giai đoạn cuối; trong đó thời vụ gieo sạ là một trong những biện pháp kỹ thuật khá quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ hạt lép trên bông.

Qua kết quả ở các công thức thí nghiệm vụ của vụ Đông Xuân cho thấy tỷ lệ hạt lép trên bông biến động từ 6,9 - 21,7%, thời vụ có tỷ lệ hạt lép thấp nhất là CT 1 (6,9%), tiếp đến là CT3 (9,2%) và cao nhất là CT5 (21,7%). Vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt lép biến động từ 11,5 - 21,8%; trong đó CT 1 có tỷ lệ lép đạt cao nhất (21,8%); và thấp nhất là CT 3, CT 4 (11,6 và 11,5%).

- Khối lượng 1000 hạt: các trà lúa thí nghiệm có sự khác nhau nhưng không đáng kể, yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống.

- Năng suất lý thuyết: Phản ánh tiềm năng năng suất của một giống cây trồng nào đó có thể đạt được trong điều kiện tối ưu. Qua nghiên cứu về năng suất lý thuyết giữa các thời vụ thí nghiệm ở vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu cho thấy: Vụ Đông Xuân, CT3 có năng suất lý thuyết đạt cao nhất (89,9 tạ/ha), tiếp đến là CT2 (85,9 tạ/ha) và thấp nhất là CT5 (72,5 tạ/ha); vụ Hè Thu, năng

suất lý thuyết biến động từ 74,8 - 89,6 tạ/ha, đạt cao nhất là CT4 (89,6 tạ/ha), tiếp đến là CT3 (89,3 tạ/ha) và thấp nhất là CT5 (74,8 tạ/ha).

Bảng 3.35. Ảnh hư ng của thời vụ gieo ến năng suất của giống lúa

MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Thời vụ

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

ĐX HT ĐX HT

CT 1 82,4a 76,1b 56,3b 57,1bc

CT 2 85,9a 81,3ab 63,8a 60,3abc

CT 3 89,9a 89,3a 62,5a 62,7ab

CT 4 83,5a 89,6a 51,3b 63,6a

CT 5 72,5b 74,8b 47,5c 56,5c CV (%) 5,52 5,39 5,00 5,21 LSD0,05 8,61 8,35 5,30 5,89 0 10 20 30 40 50 60 70 N ăn g s u ất ( tạ /h a) ĐX HT CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5

Hình 3.11. Biểu ồ so sánh năng suất thực thu của giống lúa MT18cs các

- Năng suất thực thu: Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất của giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời vụ khác nhau thì năng suất thực thu giữa các thời vụ gieo có sự chênh lệch nhau rõ rệt và sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, năng suất thực thu đạt cao nhất ở vụ Đông Xuân là CT 2 (63,8 tạ/ha), tiếp đến là CT 3 (62,5 tạ/ha) và thấp nhất là CT 5 (47,5 tạ/ha); Vụ Hè Thu, năng suất thực thu đạt cao nhất đó là CT 4 (63,6), tiếp đến là CT 3 (62,7 tạ/ha) và thấp nhất là CT 5 (56,5 tạ/ha).

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng thời vụ gieo sạ đối với sinh

trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa MT18cs tại Quảng Ngãi cho thấy: đối với vụ Đông Xuân, thời vụ gieo sạ thích hợp nhất đảm bảo giống sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao là từ 27/12- 03/01 (CT2 và CT3), để lúa trỗ vào trong khoảng đầu tháng 3 (ở tiết Kinh trập), thu hoạch vào khoảng 05/4- 10/4; ở vụ Hè Thu, thời vụ gieo sạ giống MT18cs thích hợp, cho năng suất cao nhất từ 03/6 - 10/6 (CT3, CT4) để lúa trỗ vào khoảng 28/7- 05/8 (trước tiết lập Thu), thu hoạch vào khoảng từ 25/8- 30/8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 118)