Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 61)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.1. Thí nghiệm 1: Tuyển chọn giống lúa mới có thời gian sinh trư ng ngắn, năng suất và chất lượng khá, thích nghi với iều kiện sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ

- Thí nghiệm có 10 công thức, mỗi công thức là 1 giống lúa, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại; Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m) [49].

- Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu là: Cấy 1 dảnh với mật độ 50 khóm/m2; Lượng phân bón sử dụng tính cho 01ha là 5 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O; Thời vụ cấy được áp dụng chung theo khung thời vụ của địa phương nơi bố trí thí nghiệm [49].

- Thí nghiệm được thực hiện liên tục trong 4 vụ (Đông Xuân 2011-2012, Hè Thu 2012; Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013); được bố trí tại 3 địa điểm (Trại Giống cây trồng Nam Phước, tỉnh Quảng Nam; Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Trại Giống cây Nông nghiệp Hòa An, tỉnh Phú Yên) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2.3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hư ng các liều lượng bón ạm và lượng giống gieo sạ trên nền phân chuồng, lân và kali, ến sinh trư ng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại và cho năng suất của giống lúa MT18cs mới ược tuyển chọn

- Thí nghiệm nghiên cứu 2 yếu tố, bao gồm liều lượng bón đạm và lượng giống gieo sạ trên nền phân chuồng, lân và kali, gồm có 16 công thức được thiết kế như ở Bảng 2.2.

- Thí nghiệm được thiết kế, bố trí theo kiểu ô chính ô phụ (Split – Plot Design), 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 10m2 (2m x 5m). Liều lượng đạm được bố trí trên ô chính, lượng giống gieo sạ được bố trí trên ô phụ [56].

- Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm là: Mật độ sạ với lượng hạt giống gieo 80 kg/ha; Thời vụ sạ được áp dụng theo khung thời vụ chỉ đạo của địa phương (tỉnh Quảng Ngãi) nơi bố trí thí nghiệm.

- Thí nghiệm được thực hiện liên tục 2 vụ (Đông Xuân 2012 -2013 và Hè Thu 2013), trên đất phù sa không được bồi hàng năm, có độ phì trung bình tại Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm liều lượng phân ạm và lượng giống gieo sạ

Công thức Lượng đạm

(Kg N/ha)

Lượng giống gieo (Kg thóc giống/ha) CT1 N80M70 N80: Bón 80 kg N M70: Sạ 70 kg giống CT2 N80M90 M90: Sạ 90 kg giống CT3 N80M110 M110: Sạ 110 kg giống CT4 N80 M130 M130: Sạ 130 kg giống CT5 N100M70 N100: Bón 100 kg N M70: Sạ 70 kg giống CT6 N100M90 M90: Sạ 90 kg giống CT7 N100M110 M110: Sạ 110 kg giống CT8 N100M130 M130: Sạ 130 kg giống CT9 N120M70 N120: Bón 120 kg N M70: Sạ 70 kg giống CT10 N120M90 M90: Sạ 90 kg giống CT11 N120M110 M110: Sạ 110 kg giống CT12 N120M130 M130: Sạ 130 kg giống CT13 N140M70 N140: Bón 140 kg N M70: Sạ 70 kg giống CT14 N140M90 M90: Sạ 90 kg giống CT15 N140M110 M110: Sạ 110 kg giống CT16 N140 M130 M130: Sạ 130 kg giống

(Nền phân bón: 5 tấn phân chuồng + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O và 300 kg vôi bột)

2.2.1.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác ịnh thời vụ gieo sạ thích hợp ối với giống lúa MT18cs ược tuyển chọn

- Thí nghiệm gồm 5 công thức (5 thời vụ) khác nhau, mỗi công thức cách nhau 07 ngày, trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Các công thức thí nghiệm thời vụ gồm:

+ Vụ Đông Xuân: CT1 (gieo ngày 20/12); CT2 (gieo ngày 27/12); CT3 (gieo ngày 03/01); CT4 (gieo ngày 10/01); CT5 (gieo ngày 17/01).

+ Vụ Hè Thu: CT1 (gieo ngày 20/5); CT2 (gieo ngày 27/5); CT3 đ/c (gieo ngày 03/6); CT4 (gieo ngày 10/6); CT5 (gieo ngày 17/6).

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần lặp lại; diện tích ô thí nghiệm 20m2 (4m x 5 m) [56].

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Mật độ sạ với lượng giống gieo 80 kg hạt giống/ha; Lượng phân bón sử dụng tính cho 01ha là 5 tấn P/c + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O và 300 kg vôi bột.

- Thí nghiệm được thực hiện liên tục 2 vụ (Đông Xuân 2012 -2013 và Hè Thu 2013), trên đất phù sa không được bồi hàng năm, có độ phì trung bình tại Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

2.2.1.4. Thí nghiệm 4: Xây dựng mô hình thực nghiệm hoàn thiện quy trình kỹ thu t thâm canh giống lúa mới MT18cs ược tuyển chọn

- Mô hình áp dụng kết quả nghiên nghiên cứu của đề đề xuất: Giống lúa mới MT18cs có thời gian sinh trưởng cực ngắn và biện pháp kỹ thuật mới; Biện pháp kỹ thuật mới gồm: Thời vụ gieo sạ, lượng hạt giống gieo sạ và công thức phân bón.

- Xây dựng mô hình thực nghiệm được áp dụng theo phương pháp có sự tham gia của nông dân (FPR) trồng lúa; bố trí theo kiểu ô lớn không lặp lại, có đối chứng.

- Quy mô mỗi mô hình 05 ha, được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013- 2014 và Hè Thu 2014 tại 6 Trạm Giống cây trồng của các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 61)