Kết quả nghiên cứu liều lượng bón đạm và lượng giống gieo sạ thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 87)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.1. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón đạm và lượng giống gieo sạ thích hợp

hợp đối với giống lúa MT18cs trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Ngãi

Trong những biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng và hiệu quả sản xuất, ngoài sử dụng giống lúa mới năng suất cao, thì mật độ quần thể và cách bón phân ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất của cây lúa. Vì vậy, việc xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đặc biệt là nghiên cứu lượng giống gieo sạ và lượng phân bón cho cây lúa nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón là rất cần thiết.

Nghiên cứu về ảnh hưởng các mức bón đạm và lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa MT18cs trong vụ Đông Xuân 2012- 2013 và Hè Thu năm 2013 , thu được một số kết quả như sau:

3.2.1.1. Ảnh hư ng của lượng giống gieo sạ và lượng ạm bón ến một số ặc iểm sinh trư ng, phát triển của giống lúa MT18cs

Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây lúa ở các mức mật độ và phân bón khác nhau là cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Đồng thời giúp bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa.

Bảng 3.12. Thời gian qua các giai oạn sinh trư ng của giống lúa MT18cs

trong vụ ĐX 2012- 2013 tại Quảng Ngãi

Công thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày) 3-4 lá Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Kết thúc trỗ Chín CT1 14 25 35 63 66 87 CT2 14 24 35 61 65 87 CT3 14 23 37 62 65 88 CT4 14 22 38 62 66 88 CT5 14 25 35 63 66 88 CT6 14 24 35 62 65 88 CT7 14 23 35 61 64 88 CT8 14 22 37 62 67 88 CT9 14 25 36 62 65 88 CT10 14 23 35 61 65 88 CT11 14 23 36 61 65 88 CT12 14 21 37 62 66 88 CT13 14 24 36 62 65 90 CT14 14 23 34 62 65 90 CT15 14 22 37 62 65 88 CT16 14 21 36 62 66 89

Bảng 3.13. Thời gian qua các giai oạn sinh trư ng của giống lúa MT18cs

trong vụ Hè Thu 2013 tại Quảng Ngãi

Công thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày) 3-4 lá Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Kết thúc trỗ Chín CT1 11 19 29 53 56 76 CT2 11 18 30 50 55 76 CT3 11 17 30 52 56 76 CT4 11 17 27 52 56 75 CT5 11 19 30 53 56 76 CT6 11 18 30 50 55 76 CT7 11 17 30 50 54 76 CT8 11 17 27 52 56 75 CT9 11 19 30 53 56 77 CT10 11 18 30 51 55 76 CT11 11 17 31 52 55 77 CT12 11 17 28 52 55 76 CT13 11 19 31 52 55 78 CT14 11 18 31 52 56 78 CT15 11 17 31 52 56 77 CT16 11 17 28 52 55 77

Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm về lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống MT18cs số liệu thể hiện ở bảng 3.12 và Bảng 3.13 cho thấy:

Thời kỳ lúa 3 - 4 lá: Thời gian từ gieo đến khi cây lúa được 3 - 4 lá trong vụ ĐX là 14 ngày, vụ HT là 11 ngày. Ở giai đoạn này, cây lúa đang còn nhỏ sinh khối thấp, cây lúa sống chủ yếu bằng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, do vậy lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa.

Thời kỳ lúa 3 - 4 lá đến bắt đầu đẻ nhánh: Giai đoạn này bộ rễ lúa phát triển mạnh, các quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đất bắt đầu diễn ra, vì vậy cần bón thúc đợt 1 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung. Thời gian sinh trưởng giai đoạn này trong vụ ĐX dao động từ 21 - 25 ngày, vụ HT từ 17 - 19 ngày. Nhìn chung ở cả 2 vụ, giai đoạn này yếu tố mật độ và liều lượng bón phân đạm ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống.

Thời kỳ đẻ nhánh: là giai đoạn quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, quyết định số bông trên đơn vị diện tích. Đối với cây lúa đây là giai đoạn khủng khoảng đạm lớn nhất, tiếp đến là lân và kali, tốc độ hút các yếu tố dinh dưỡng này là rất lớn. Vì vậy lượng dinh dưỡng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian đẻ nhánh của cây lúa.

Kết quả đánh giá qua vụ ĐX 2012-2013 và HT 2013 cho thấy những công thức có hàm lượng phân đạm bón từ 100-120 kgN/ha thì thời gian đẻ nhánh ngắn và tập trung hơn những công thức có hàm lượng bón đạm thấp (80 kgN/ha) hoặc quá cao (140 kgN/ha). Như vậy với mức phân bón hợp lý kết hợp với lượng giống gieo sạ thích hợp sẽ rút ngắn thời gian đẻ nhánh của giống, giống đẻ nhánh tập trung và tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn.

Thời kỳ trỗ: được tính từ khi cây lúa bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ; đây là giai đoạn liên quan đến quá trình vào chắc của hạt, quyết định năng suất của giống; thời kỳ này cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, trong đó tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt chịu tác động nhiều nhất. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thời tiết quá nóng hay rét đậm thì quá trình thụ phấn, thụ tinh, kết hạt khó khăn, dẫn đến tỷ lệ lép cao, ảnh hưởng lớn tới năng suất.

Kết quả đánh giá ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu cho thấy ở các công thức giống MT18cs có thời gian trỗ tương đối tập trung, dao động từ 3 - 4 ngày. Những công thức có lượng giống gieo cao (mật độ sạ cao) có thời gian trổ kéo dài hơn những công thức còn lại.

Thời gian sinh trưởng: Trong vụ Đông Xuân, ở các công thức thí nghiệm giống lúa MT18cs có thời gian sinh trưởng dao động từ 87 - 90 ngày, vụ Hè Thu dao động từ 75 - 78 ngày.

Nhìn chung, cả hai yếu tố lượng giống gieo sạ và mức phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng của giống MT18cs. Ở giai đoạn 3 - 4 lá, cây lúa sống chủ yếu bằng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, mật độ sạ và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Giai đoạn 3 - 4 lá đến bắt đầu đẻ nhánh, các công thức có lượng giống gieo sạ càng lớn (mật độ sạ càng cao) thì sinh trưởng nhanh hơn những công thức có lượng giống gieo sạ ít hơn (mật độ sạ thấp hơn). Từ kết thúc đẻ nhánh đến chín cây lúa phát triển mạnh, các công thức có lượng giống gieo cao (130 kg/ha) sẽ có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với các công thức sạ với lượng giống gieo thấp (70 kg/ha) và lượng đạm bón cao (140 kg/ha) sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng từ 1 - 3 ngày so với các công thức bón đạm thấp (80 -100 kg/ha).

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác như mật độ và chế độ dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến số nhánh đẻ, số nhánh hữu hiệu.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu thể hiện đặc trưng, đặc tính của mỗi giống, tuy nhiên do hệ số di truyền thấp nên chiều cao cây còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Chiều cao cây phản ánh tình hình sinh trưởng phát triển của cây lúa, là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi nẩy mầm đến lúc hình thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ và phân bón đến chiều cao cây của giống lúa MT18cs thể hiện ở bảng 3.14; kết quả cho thấy: Vụ Đông Xuân, lượng giống gieo 70 kg/ha và mức bón đạm 100 kg N/ha cho số nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu cao nhất (2,0 nhánh hữu hiệu/khóm); tuy nhiên lượng giống gieo sạ 90 kg/ha và mức bón 120 kg N/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao

nhất, đạt 90,5%. Lượng giống gieo 130 kg/ha và mức bón 100 kg N/ha cho số nhánh hữu hiệu thấp nhất (1,1 nhánh/khóm), lượng giống gieo 110 kg/ha và mức bón 100 kg N/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất (56,3 %).

Bảng 3.14. Ảnh hư ng lượng giống gieo sạ và lượng ạm bón ến

khả năng ẻ nhánh và chiều cao cây của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Công thức Số nhánh tối đa (nhánh/khóm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

Chiều cao cây cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

CT1 2,0f 2,4cde 1,4fg 1,9d 70,0 79,2 86,7ab 104,3fg

CT2 2,2cd 2,5bcd 1,7c 2,0d 77,3 80,0 88,1ab 109,8b-e

CT3 2,2bc 2,3de 1,3hi 1,4f 56,7 63,6 85,7b 105,3efg

CT4 1,5j 1,5g 1,2i 1,1h 80,0 64,7 88,7ab 111,8abc

CT5 2,4a 2,4cd 2,0a 2,0d 84,7 83,3 91,5ab 111,3a-d

CT6 1,7h 2,6ab 1,5ef 2,1c 86,3 80,8 88,5ab 112,3abc

CT7 2,1de 2,1ef 1,2hi 1,5e 56,3 71,4 86,0b 96,0h

CT8 1,7hi 1,7g 1,1j 1,2g 66,0 70,6 88,8ab 106,3ef

CT9 2,3b 2,7ab 1,6cd 2,2b 69,6 81,5 90,2ab 109,8b-e

CT10 2,1e 2,8a 1,9b 2,3a 90,5 82,1 90,1ab 108,5c-f

CT11 1,9fg 2,0f 1,3hi 1,4f 67,2 70,0 89,3ab 100,8g

CT12 1,6i 1,6g 1,3gh 1,0i 81,3 62,5 87,9ab 106,0ef

CT13 2,4a 2,6abc 1,6cd 2,0d 66,7 76,9 91,0ab 113,0abc

CT14 1,9g 2,6a-d 1,3ghi 2,0d 68,4 76,9 90,5ab 114,8a

CT15 1,9g 1,6g 1,5de 1,1h 80,7 68,8 91,7a 107,0def

CT16 1,9g 1,5g 1,3ghi 1,0hi 68,4 66,7 89,0ab 114,3ab

CV (%) 1,87 6,24 4,66 2,53 - - 3,65 2,61

LSD0,05

(m*n) 0,06 0,23 0,11 0,07 - - 5,47 4,76

Ghi chú:a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Vụ Hè Thu, lượng giống gieo 90 kg/ha và mức bón đạm 120 kg N/ha cho số nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu cao nhất (2,3 nhánh hữu hiệu/khóm); tuy nhiên lượng giống gieo 70 kg/ha và mức bón 100 kg N/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất, đạt 83,3%. Lượng giống gieo 130 kg/ha và mức bón 120 - 140 kg N/ha cho số nhánh hữu hiệu thấp nhất (1,0 nhánh/khóm); Lượng giống gieo 130 kg/ha và mức bón 120 kg N/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất (62,5 %). Như vậy, tương tác giữa lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón có ảnh hưởng rõ đến khả năng đẻ nhánh và hình thành nhánh hữu hiệu.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ và mức bón đạm đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng, cho thấy các công thức có chiều cao cây khác nhau, dao động từ 85,7 - 91,7 cm ở vụ Đông Xuân và từ 96,0 - 114,8 cm ở vụ Hè Thu.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố thí nghiệm đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng được thể hiện ở Bảng 3.15 và Bảng 3.16.

Bảng 3.15. Ảnh hư ng của lượng giống gieo sạ ến khả năng ẻ nhánh và

chiều cao cây của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Lượng giống sạ (kg/ha) Số nhánh tối đa (nhánh/khóm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

Chiều cao cây cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

70 2,3a 2,5a 1,7a 2,0b 72,8 80,2 89,9a 109,6a 90 2,0c 2,6a 1,6b 2,1a 80,6 80,0 89,3a 111,4a 110 2,0b 2,0b 1,3c 1,4c 65,2 68,5 88,2a 102,3b 130 1,7d 1,6c 1,2d 1,1d 73,9 66,1 88,6a 109,6a

LSD0,05 0,03 0,11 0,06 0,04 - - 3,99 2,38

Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả đánh giá cho thấy: Lượng giống gieo sạ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đẻ nhánh nhưng ảnh hưởng không nhiều đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng, lượng giống gieo sạ thấp, mật độ cây thưa (70 - 90kg/ha) cho số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu cao hơn lượng giống gieo sạ nhiều, mật độ cây cao (110 -130 kg/ha).

Xét ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng đẻ nhánh cho thấy bón đạm ở mức 120 kgN/ha cho số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu cao hơn so với các mức bón đạm còn lại, có ý nghĩa về mặt thống kê. Lượng đạm bón 140 kgN/ha có chiều cao cây cuối cùng cao nhất, cao hơn hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức đạm còn lại, chiều cao cây dao động từ 90,6 - 112,3 cm.

Bảng 3.16. Ảnh hư ng của lượng ạm bón ến khả năng ẻ nhánh và

chiều cao cây của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Lượng đạm (kg N/ha) Số nhánh tối đa (nhánh/khóm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

Chiều cao cây cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

80 2,0ab 2,2ab 1,4b 1,6b 71,0 71,9 87,3b 107,8b 100 2,0b 2,2ab 1,5b 1,7a 73,3 76,5 88,7ab 106,5b 120 2,0ab 2,3a 1,5a 1,7a 77,2 74,0 89,4ab 106,3b 140 2,0a 2,1b 1,4b 1,5c 71,1 72,3 90,6a 112,3a LSD0,05 0,05 0,13 0,06 0,04 - - 2,74 2,21

Ghi chú: a, b chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

3.2.1.2. Ảnh hư ng liều lượng ạm và lượng giống gieo sạ ến chỉ số diện tích lá, diện tích lá òng và ộ tàn lá lúc chín

Bảng 3.17. Ảnh hư ng của lượng giống gieo sạ và lượng ạm bón ến

chỉ số diện tích lá, diện tích lá òng và ộ tàn lá của giống MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi

Công thức Chỉ số diện tích lá lúc... (m2 lá xanh/m2 đất) Diện tích lá đòng (cm2) Độ tàn lá (lá) BĐ đẻ nhánh KT đẻ nhánh BĐ trổ Chín ĐX HT ĐX HT

CT1 1,5i 2,3h 4,4h 2,8g 32,2abc 33,2ab 2,7e 2,7cd CT2 1,7gh 2,6fg 5,5fg 3,8c-f 32,4abc 33,1ab 2,7de 2,7cd CT3 2,3e 3,0de 6,1cde 3,6def 30,7bc 31,3b 1,9j 1,9fg CT4 3,0bc 3,5c 6,8ab 3,9cde 29,9c 30,5b 2,1h 2,1fg CT5 1,7hi 2,4gh 5,0g 3,4f 33,0abc 33,5ab 4,5a 4,5a CT6 2,3e 2,6fg 5,6ef 3,9cde 32,4abc 33,4ab 2,5f 2,5de CT7 2,7d 3,2d 6,2cd 3,7def 31,4bc 31,8ab 2,0i 2,0fg

CT8 3,2a 3,6c 7,1a 4,2bc 30,2c 30,9b 1,9ij 1,9fg

CT9 1,7gh 2,5fgh 5,0g 3,5ef 33,5abc 34,7ab 3,1c 3,1b CT10 2,5e 3,2d 5,8def 3,9cde 34,6ab 34,6ab 2,8d 2,8cd CT11 2,7d 3,3cd 6,4bc 4,3bc 32,2abc 32,2ab 2,7e 2,7cd CT12 3,2a 4,6b 7,1a 4,4b 32,3abc 32,6ab 1,9j 1,9g CT13 1,9fg 2,8ef 4,3h 3,5ef 35,6a 35,8a 3,2b 3,2b CT14 2,0f 3,0de 5,8def 4,1bcd 33,1abc 34,2ab 2,5f 2,5de CT15 3,0c 3,3cd 6,0cde 4,5b 32,4abc 32,6ab 2,7e 2,9bc CT16 3,2ab 5,1a 7,0a 5,3a 32,7abc 32,8ab 2,3g 2,3ef

CV (%) 3,85 5,74 5,04 6,95 6,65 8,66 2,05 7,43 LSD0,05(m*n) 0,16 0,31 0,49 0,46 3,63 4,74 0,09 0,33

Ghi chú: BĐ: bắt ầu; KT: kết thúc

Các chữ a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Chỉ số diện tích lá là số m2 lá/m2 đất (LAI) là một chỉ tiêu phản ánh khả năng phát triển bộ lá trong quần thể ruộng lúa. LAI có liên quan chặt chẽ đến khả năng quang hợp và tích lũy chất khô, tuy nhiên cũng phụ thuộc nhiều vào cấu trúc quần thể của cây trồng. Nếu LAI lớn, nhưng cấu trúc quần thể không hợp lí, các lá che bóng lẫn nhau thì quang hợp giảm, trong khi hô hấp tăng và kết quả là sinh khối quang hợp sẽ giảm.

Tăng LAI là một trong những biện pháp quan trọng để tăng năng suất, do vậy, trong nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh lúa, chúng ta cần quan tâm đến chỉ tiêu này để có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý giúp cây có chỉ số diện tích lá thích hợp. Nhưng tăng LAI như thế nào cho hợp lý là vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố. Nếu tăng LAI quá cao khiến cho quang hợp tổng số trên ruộng cây bị giảm, hô hấp tăng làm giảm hệ số hiệu suất quang hợp (Kf) và cuối cùng là năng suất giảm. Nhưng để LAI quá thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)