Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 63)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3.2.Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

- Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và thu thập số liệu được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa, QCVN 01- 55:2011/ BNNPTNT [49].

- Điều tra, đánh giá phản ứng của các công thức thí nghiệm với một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên thí nghiệm đồng ruộng được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [48]. Các thí nghiệm nghiên cứu sau khi đã điều tra, thu thập số liệu đánh giá tình hình nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh hại khi đến ngưỡng phòng trừ.

- Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng lúa, gạo: Xác định tỷ lệ gạo lật áp dụng theo TCVN 8370-2010; Xác định tỷ lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo và tỷ lệ gạo xát trắng áp dụng theo TCVN 8371:2010; Xác định tỷ lệ hạt trắng trong, tỷ lệ trắng bạc và độ trắng bạc áp dụng theo TCVN 8372: 2010; Phân tích amylose áp dụng theo TCVN 5716-1993; Phân tích độ bền gel theo TCVN 8369:2010; Xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm theo TCVN 5715:1993; Phương pháp xác định hàm lương protein theo Bradford; Phương pháp đánh giá chất lượng cơm cảm quan theo TCVN 8373:2010 [58], [59], [60], [61], [62]..

2.3.2.1. Các thời kỳ sinh trư ng và phát triển:

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đầu tiên. - Thời gian từ gieo đến trỗ: Xác định từ khi gieo đến khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá dòng khoảng 5cm.

- Độ dài giai đoạn trỗ: Số ngày từ bắt đầu trỗ đến khi kết thúc trỗ bông (được xác định từ khi có 10% số cây có bông khi có 80% số cây trỗ bông). Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9: Điểm 1: có thời gian trỗ tập trung không quá 3 ngày; điểm 5: có thời gian trỗ trung bình, từ 4-7 ngày; điểm 9: có thời gian trỗ dài hơn 7 ngày.

- Thời gian sinh trưởng (TGST): Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trư ng:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến lá hoặc bông cao nhất (không tính râu).

- Khả năng đẻ nhánh:

Tổng số nhánh: Đếm tổng số nhánh hiện có ở trên cây; Số nhánh hữu hiệu: Đếm những nhánh thành bông; Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Số nhánh thành bông x 100/tổng số nhánh hiện có trên cây.

- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá và đếm số lá còn tươi trên cây khi lúa đã chín.

- Kính thước lá: Chiều dài lá đo từ cổ lá đến đầu mút; chiều rộng được đo ở chổ lớn nhất và diện tích được tính S= dài x rộng x 0,8

- Hàm lượng chất khô: Tiến hành nhổ cây ở mỗi thời kỳ theo dõi (5 cây/lần nhắc lại), rửa sạch đất ở rễ và cân trọng lượng tươi của cây. Sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng không đổi, tiến hành cân để tính hàm lượng chất khô.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá xanh/m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/m2.

- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể. Đánh giá theo thang điểm 1, 3, 5, 7, 9: Điểm 1: Thoát tốt; Điểm 3: Thoát trung bình; Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông; Điểm 7: Thoát một phần; Điểm 9: Không thoát được.

- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây khi có gió lớn và trước khi thu hoạch. Đánh giá điểm 1: Cứng. Cây không bị đổ; điểm 3: Cứng vừa. Hầu hết cây nghiêng nhẹ; điểm 5: Trung bình. Hầu hết cây bị nghiêng; điểm 7: Yếu. Hầu hết cây bị đổ rạp; điểm 9: Rất yếu, tất cả các cây bị đổ rạp.

- Số bông hữu hiệu/m2 (bông): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây trên diện tích 1 m2 của các ô thí nghiệm.

- Số hạt/bông (hạt): Đếm tổng số hạt có trên bông của 5 cây/lần nhắc lại rồi lấy giá trị trung bình.

- Tỷ lệ hạt lép (%) = (Số hạt lép/bông)/(tổng số hạt/bông) x 100.

- Khối lượng 1.000 hạt (g): Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt ở độ ẩm 13%, sai số giữa hai lần cân không vượt quá 2%.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = Số bông/m2 x Tổng số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x Khối lượng 1.000 hạt (g) x 10- 4.

- Năng suất thực thu (NSTT): Gặt từng ô thí nghiệm của 3 lần nhắc lại, phơi khô đạt đến độ ẩm 14%, quạt sạch, sau đó tính năng suất (đơn vị tính tạ/ha). Thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín. Trước khi thu hoạch, mỗi giống lấy mẫu 10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng.

2.3.2.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại

- Sâu hại:

Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống. Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: không bị hại; điểm 1: 1-10% cây bị hại; điểm 3: 11-20% cây bị hại; điểm 5: 21-35% cây bị hại; điểm 7: 36-51% cây bị hại; điểm 9: trên 51% cây bị hại.

Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc. Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: không bị hại; điểm 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc; điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc; điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc; điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc; điểm 9: trên 51% số dảnh chết hoặc bông bạc.

Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết. Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: Không bị hại; điểm 1: lá hơi biến vàng trên một số cây; điểm 3: lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy; điểm 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng; điểm 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng; điểm 9: tất cả cây bị chết.

- Bệnh hại:

Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá. Đánh giá theo thang điểm 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9: Điểm 0: không có vết bệnh; điểm 1: vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử; điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh; điểm 3: dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên; điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá; điểm 5: vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá; điểm 6: vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá; điểm 7: vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá; điểm 8: vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá; điểm 9: hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.

Bệnh đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông. Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: không có vết bệnh; điểm 1: vết

bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2; điểm 3: vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông; điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông; điểm 7: vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc; điểm 9: vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%.

Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây). Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: không có triệu chứng; điểm 1: vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây; điểm 3: vết bệnh 20-30% chiều cao cây; điểm 5: vết bệnh 31- 45% chiều cao cây; điểm 7: vết bệnh 46-65% chiều cao cây; điểm 9: vết bệnh > 65% chiều cao cây.

Bệnh đốm nâu: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá. Đánh giá theo thang điểm 0,1,3,5,7,9: Điểm 0: không có vết bệnh; điểm 1: <4% diện tích vết bệnh trên lá; điểm 3: 4-10% diện tích vết bệnh trên lá; điểm 5: 11-25% diện tích vết bệnh trên lá; điểm 7: 26-75% diện tích vết bệnh trên lá; điểm 9: >76% diện tích vết bệnh trên lá.

2.3.2.4. Phân tích chỉ số thích nghi và ộ ổn ịnh năng suất của các giống các môi trường thí nghiệm

- Phân tích theo mô hình ổn định, thích nghi của Eberhard và Russell (1966): Yij = µi + biIj + δij . Trong đó: Yij: năng suất biểu hiện kiểu gen thứ i (ith) ở môi trường thứ j (jth); µ: năng suất trung bình của tất cả các kiểu gen trên tất cả môi trường; bi: hệ số hồi qui của kiểu gen ith theo chỉ số môi trường; δij: độ lệch từ hồi quy kiểu gen ith ở môi trường jth; Ij: chỉ số môi trường.

Hệ số hồi qui bi đo lường phản ứng của kiểu gen theo sự thay đổi môi trường. Sự thích nghi, ổn định của từng kiểu gen qua các môi trường được mô phỏng bằng phương trình hồi qui: Yij = Xi + bi Ij.

Từ đó, năng suất của các giống có thể dự đoán theo phương trình hồi quy: Y = Xi + bi Ij + S2di. Trong đó: Xi: năng suất trung bình của giống qua các môi trường.

Hệ số hồi quy bi được tính theo công thức: bi = 2 ij j j

( Y I ) / I

 

Trong đó:Ij = Y /Gij Y /GLij

G: Số giống; L: Số điểm thí nghiệm

Chỉ số ổn định được xác định theo công thức: S2di = 2   2

ij

[ / L 2 ] Se /r;

Trong đó:  2ij [Yij2Yi2/ ] [L  Y Iij 2 2j] /Ij2

Se2: trung bình phương sai của kiểu gen trên tất cả môi trường r: số lần lặp lại của một kiểu gen trên một môi trường.

Chỉ số thích nghi (bi) của giống: Nếu bi = 1 biểu thị tính thích nghi rộng của giống; Nếu bi <1 biểu thị giống thích nghi theo điều kiện môi trường bất lợi; Nếu bi >1 biểu thị tính thích nghi của giống theo điều kiện môi trường thuận lợi.

Chỉ số ổn định S2di của giống: Chỉ số ổn định này có xu hướng tiến đến 0, nếu: S2di = 0 được xem là ổn định; S2di ≠ 0 thì không ổn định; S2di >0 có ý nghĩa, giống sẽ có năng suất không ổn định. Không chấp giả thuyết về tương tác G x E tuyến tính.

2.3.2.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính ất

Mẫu đất được lấy ở tầng 0- 20 cm trước và sau thí nghiệm (3 điểm/ lần nhắc lại), phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu sau:

OM (mùn): Phương pháp Tiurin; pH: Đo bằng pH metter; Đạm tổng số: Phương pháp Kjeldahl; Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế; Lân dễ tiêu: Phương pháp Oniani; Kali tổng số và dễ tiêu: Phương pháp quang kế ngọn lửa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 63)