TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN KHÁC

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 37 - 39)

Streptobacillus và bệnh chuột cắn (bệnh do Streptobacillus moniliformis)

Chi Streptobacillus là những trực khuẩn ngắn, Gram âm, yếm khí tùy tiện, nhưng vị trí của chúng trong hệ thống phân loại thì chưa được rõ. Chi này được biết chỉ có một loài là S. moniliformis.

Vi khuẩn này là trực khuẩn dài, lớn (0,3 - 0,7 × 1 - 5 μm), thường hình thành chuỗi dài, Gram âm, không kháng acid, không có giáp mô, không di động, không hình thành nha bào. Nếu cấy nhiều đời kéo dài sẽ hình thành dạng L không có vách tế bào, qua được lọc vi khuẩn.

Streptobacillus cần máu, huyết thanh hoặc nước báng để phát triển. Nuôi cấy khởi đầu thường yêu cầu khí quyển giàu CO2. Khi nuôi cấy trên môi trường máu sau 48 - 72 giờ hình thành khuẩn lạc tròn đều đến hơi thô đến trơn láng, màu tro, đục mờ, không dung huyết. Phân giải các đường hình thành acid nhưng không sinh hơi. Các phản ứng làm đông sữa bò, làm tan chảy gelatin, tiêu hóa casein và huyết thanh đông, phân giải urea, hoàn nguyên nitrate đều âm tính. Vi khuẩn, thủy phân arginine, ít thủy phân esculin, phản ứng phenylalanine deaminase và phản ứng phosphatase dương tính, không sản sinh indol các phản ứng oxidase, catalase và benzidine đều âm tính. Hàm lượng G+C

(mol%) là 24 - 26.

Phản ứng gelatinase có thể thực hiện bằng nhiều cách: nhúng tấm phim ảnh (phương pháp không quy chuẩn), hoặc đĩa gelatin - than (phương pháp chuẩn) vào canh khuẩn hoặc cấy vi khuẩn vào môi trường gelatin ở 22 - 25 °C (phương pháp chuẩn). Đĩa gelatin than được chế bằng cách hòa 48 g bột gelatin vào 340 ml nước máy, để gelatin hút nước kỹ, đun cách thủy trong nước sôi, thêm 14 g bột than và lắc trộn đều, làm nguội hỗn hợp xuống 37 °C, đổ ra đĩa thủy tinh có đáy đã tráng sẵn vaselin sao cho có lớp gelatin than khoảng 3 mm, làm lạnh nhanh bằng cách cho vào tủ lạnh tránh hiện tượng bột than bị tách riêng. Sau khi hỗn hợp cứng, phủ lên một lớp dày formalin pha loãng (1 lần formalin thương phẩm với 2 lần nước) và ngâm ở nhiệt độ phòng 24 giờ. Cắt lớp keo rắn bằng dao hoặc bấm đục lỗ

giấy, bọc vào vải màn và rửa dưới vòi nước máy trong 24 giờ để loại formalin thừa. Chia các đĩa giấy (mảnh giấy) vào các lọ nhỏ (20 - 30 mảnh), thêm nước đủ ngập và hấp trong hơi nước 100 °C trong 20 phút. Cất ở tủ

lạnh. Khi dùng thì dùng kẹp lấy một đĩa cho vào canh khuẩn và ủ đến 14 ngày. Phản ứng dương tính cho thấy bột than được tách rời và chìm xuống

đáy.

Môi trường thạch phenylalanine deaminase (phenylalanine deaminase) được chế bằng hòa 3 g cao men (yeast extract), 2 g DL- phenylalanine, 1 g Na2HPO4.2H2O, 5 g NaCl và 12 g agar vào 1 lít nước cất, đun cho tan đều, rót 3 ml mỗi ống, khử trùng ở 115 °C trong 20 phút, để

nguội ở tư thế nghiêng ống để có thạch nghiêng dài. Sau khi nuôi cấy qua

đêm thì nhỏ vào lứa cấy 3 - 4 giọt thuốc thử (chế bằng cách hòa 5 g FeCl2 vào 10 ml HCl 0,1 N rồi thêm nước cất cho đủ 100 ml). Kết quả dương tính là màu thuốc thử trên phần nghiêng và dịch đọng dưới ống trở nên xanh trong vòng 1 phút, trường hợp âm tính thuốc thử không phản ứng nên giữ

màu vàng nhạt.

Phản ứng phosphatase được phát hiện dựa trên khả năng giải phóng phenolphthalein chuyển sang màu đỏ trong môi trường kiềm từ

phenolphthalein diphosphate không màu đã được thêm vào môi trường. Môi trường này được chế bằng cách thêm 10 ml dung dịch phenolphthalein diphosphate 1% trong nước vào môi trường thạch thường được giữ ở 45 °C sau khi hấp cao áp khử trùng, đổ đĩa Petri, để rắn. Cấy vào mỗi đĩa một loại vi khuẩn, ủ 2 ngày (như Staphylococcus,...) hoặc 1 - 2 tuần (như

Mycoplasma,...). Nhỏ 0,1 ml nước ammoniac (NH4OH) vào nắp đĩa rồi đọc kết quả sau 20 - 30 giây. Nếu phản ứng phosphatase dương tính, khuẩn lạc có màu hồng, ngược lại, âm tính thì không màu.

Phản ứng thủy phân esculin (aesculin) hình thành esculetin và glucose. Esculetin nếu kết hợp với sắt thì tùy nồng độ mà tạo phức hợp màu nâu đậm hoặc đen. Để chế môi trường ta hòa 15 g peptone, 1 g esculin và 0,5 g citrate kép ammoni sắt II, hoặc citrate sắt II, vào 1 lít nước cất, chỉnh pH 7, rót vào ống nhỏ, hấp tiệt trùng ở 115 °C trong 20 phút. Cấy vi khuẩn rồi ủ đến 7 ngày. Vi khuẩn esculinase dương tính chuyển môi trường sang màu nâu đậm hoặc đen, âm tính không hóa đen môi trường.

Vi khuẩn này chỉ có tính gây bệnh đối với người. Người có thể do chuột hoặc động vật khác mang trùng cắn, do tiếp xúc với động vật bị ô nhiễm hoặc ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm nặng mà bị bệnh phát sốt cấp tính.

Bệnh chuột cắn (rat-bite fever, soudoku, "thử giảo nhiệt") ở người do vi khuẩn Streptobacillus moniliformis gây ra, thường sau 2 - 3 ngày (thời kỳ nung bệnh có thể từ 1 đến 22 ngày) đột nhiên phát bệnh, sốt cao, cảm hàn, đau đầu, da nổi mẩn đỏ dạng mày đay, đau bắp cơ và khớp xương, sưng các hạch lympho,... (Bệnh chuột cắn còn do Spirillum minus gây ra, xem phần "Xoắn thể...").

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)