ACTINOBACILLUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1 Đặc điểm chung của Actinobacillus

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 36 - 37)

1. Đặc điểm chung của Actinobacillus

a. Phân loại

Vi khuẩn này đầu tiên được phân loại riêng biệt bắt nguồn từ vi khuẩn

Actinobacillus lignieresii phân lập từ bò mắc bệnh tương tự như bệnh xạ khuẩn (actinomycosis). Loài này thường trú ở bề mặt niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục tiết niệu của nhiều loài động vật khác nhau kể cả người, nhưng lại

được phân lập từ nhiều bộ phận bệnh tích khác nhau. Về mặt phân loại, chi này rất gần gũi với chi PasteurellaHaemophilus. Vì vậy, người ta hay gọi chúng là các vi khuẩn nhóm HAP (từ các chữ cái đầu của Haemophilus, Actinobacillus

Pasteurella).

b. Hình thái

Actinobacillus là vi khuẩn Gram âm, rất nhỏ, thường hình cầu, hình trứng hoặc hình que ngắn (khoảng 0,4 - 1,0 μm). Các dạng hình thái dài thường là do các dạng hình cầu kết nối lại mà thành, không hình thành nha bào, không có lông nên không di động, bắt màu thường không đồng đều.

c. Tính trạng sinh hóa

Actinobacillus không di động, không kháng acid, yếm khí tùy tiện, khi phát triển thường nhầy. Trên môi trường thạch máu hoặc thạch máu đun (chocolate blood agar) dưới điều kiện khí quyển 5 - 10% CO2 thì phát triển tốt, ở 37 °C sau 48 giờ hình thành khuẩn lạc tròn màu tro trắng trong suốt, bóng láng. Phân giải các đường nhờ lên men sinh acid nhưng không sinh hơi. Hoàn nguyên nitrate, không sản sinh indol, hầu hết các chủng phát triển trên môi trường thạch MacConkey, sản sinh phosphatase, β-galactosidase, urease. Tồn tại các kháng nguyên thân polysaccharide chịu nhiệt và các kháng nguyên bề mặt không chịu

nhiệt, nhờ đó có thể phân biệt về mặt huyết thanh học. Hàm lượng G+C (mol%) là 40 - 43.

d. Tính gây bệnh

Các vi khuẩn này cũng ký sinh ở các động vật bình thường, có thể gây cảm nhiễm cơ hội. Vì vậy bệnh do vi khuẩn này thường có tính lẻ tẻ, tán phát, nhưng nhờ các yếu tố tác động ngoại lai đồng loạt mà có thể phát sinh có tính tập đoàn. Hơn nữa, bệnh này còn có thể cảm nhiễm theo chiều dọc (từ mẹ sang con), ở thai hoặc gia súc non thường gây tử vong. Yếu tố gây bệnh được biết là dung huyết tố, độc tố tế bào và nội độc tố của A. pleuropneumoniae.

2. Bệnh cảm nhiễm Actinobacillus

a. Bệnh actinobacillosis ở trâu bò (actinobacillosis in bovine)

Cảm nhiễm Actinobacillus lignieresii là bệnh mãn tính hình thành u thịt hóa mủ ở các tổ chức phần mềm của vùng đầu cổ và lưỡi. Thường thường vi khuẩn từ khoang miệng, niêm mạc dạ cỏ hoặc các vùng tổn thương của da xâm nhập vào các tuyến lympho và phát triển ở đó mà gây nên bệnh. Ít khi cảm nhiễm lan sang phổi, cơ hay hạch lympho nội tạng. Nhiều trường hợp bệnh ở bò trưởng thành.

b. Bệnh actinobacillosis ở lợn (actinobacillosis in swine)

A. pleuropneumoniae gây viêm phổi - màng phổi lợn với triệu chứng viêm phổi viêm màng phổi có tơ huyết và sẩy thai ở lợn và bại huyết ở lợn con do A. suis là những bệnh truyền nhiễm trọng yếu.

Trong số A. pleuropneumoniae có biovar 1 yêu cầu biovar 2 không yêu cầu yếu tố V, trong đó viêm phổi màng phổi lợn do biovar 1 gây ra. Có đến 12 dạng huyết thanh học đã được biết.

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)