HỌ PASTEURELLACEAE VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1 Đặc điểm vi sinh vật học của các Pasteurella

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 31 - 34)

1. Đặc điểm vi sinh vật học của các Pasteurella

Thuộc chi này có ít nhất 11 loài khác nhau bên cạnh một số chủng chưa xác định chi (bảng I-16). Bên cạnh đó, loài trước đây từng được gọi là

"Pasteurella anatipestifer" nay đã được sắp xếp lại và thuộc chi mới thiết lập

Riemerella, tức là loài này có tên mới là R. anatipestifer, thuộc nhóm vi khuẩn thường gọi là "tổ hợp Flavobacterium-Cytophaga" (Flavobacterium-Cytophaga

complex) không phải là đối tượng của phần này (xem phần "Trực khuẩn Gram âm yếm khí tùy tiện khác").

a. Hình thái

Pasteurella là những vi khuẩn nhỏ bất thường (0,3 - 1 × 1 - 2 μm), hình cầu, hình trứng hoặc hình que, Gram âm, không di động, không hình thành nha bào, phân bố riêng lẻ hoặc chuỗi ngắn, đôi khi đa hình thái, thường biểu hiện tính bắt màu lưỡng cực (hai màu nhuộm màu rõ hơn). Đại đa số các vi khuẩn mới phân lập có giáp mô.

Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc có đường kính 1 - 4 mm, hình tròn, hơi đục, màu trắng xám, đôi khi xuất hiện các khuẩn lạc ly giải. Những vi khuẩn hình thành giáp mô thường rất nhầy, nếu chiếu xiên góc khuẩn lạc và quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ thì thường thấy sự phát màu huỳnh quang (hiện tượng dung quang).

b. Tính trạng sinh hóa

Các Pasteurella phát triển tốt ở điều kiện yếm khí tùy tiện trên các môi trường có thêm máu hoặc các sản phẩm protein phân giải. Chúng phân giải các

đường nhờ lên men, hình thành acid nhưng không sinh hơi. Phản ứng hoàn nguyên nitrate dương tính, oxidase và catalase dương tính, tùy loài có thể sinh indol và phân giải urea. Gelatinase âm tính. Hàm lượng G+C (mol%) là 37 - 45.

Pasteurella multocida có 5 loại kháng nguyên giáp mô ký hiệu A, B, D, E và F (theo phân loại của Carter, 1957) và 16 loại kháng nguyên thân, ký hiệu từ

1 đến 16 (theo phân loại của Heddleston et. al, 1972), kết hợp các loại kháng nguyên này có thể phân các vi khuẩn này thành các dạng huyết thanh học khác nhau. P. hemolytica do các đại diện có tính trạng sinh hóa và sinh vật học xa nhau nên được phân thành hai nhóm (A và T), có đến 16 loại kháng nguyên giáp mô, 4 loại kháng nguyên thân (A, B, C, D) tồn tại, có thể phân thành các nhóm huyết thanh học khác nhau tương tự như trên. Gần đây, dạng sinh học (biovar) T của P. hemolyticađược phân loại lại thành loài mới độc lập của chi này: loài P. trehalosi.

Bảng I-17. Các loài Pasteurella ký sinh và ký chủ chủ yếu

Loài Loài phụ Động vật ký chủ chủ yếu

P. multocida multocida Động vật có vú, người, chim

septica Động vật có vú, người, chim

gallicida Chim

P. dagmatis Người, chó, mèo

P. gallinarum

P. volantium Gà, người

P. species A Gia cầm

P. species B Chó, mèo,người

P. canis Chó, người, bê, nghé

P. stomatis Chó, mèo, người

P. avium

P. langa

P. anatis Vịt

P. pneumotropica Chuột nhắt, chuột cống

P. haemolytica Bò, trâu, cừu, dê

P. trehalosi Cừu, trâu, bò

c. Tính gây bệnh

Các Pasteurella gây bệnh cảm nhiễm ở các loài động vật, chim và cá khác nhau với những thể bệnh khác nhau. P. multocida P. trehalosi là những vi khuẩn gây bệnh nguyên phát, gây các chứng bại huyết xuất huyết (bệnh tụ

huyết trùng) ở các loài động vật khác nhau, gây bệnh teo mũi truyền nhiễm (atrophic rhinitis - AR) ở lợn, viêm phổi, các bệnh đường hô hấp và bại huyết như là những yếu tố gây bệnh nguyên phát hoặc thứ phát. Các loài Pasteurella

khác thường phân lập được như những yếu tố gây bệnh thứ phát. Tính gây bệnh của các Pasteurella liên quan đến dạng huyết thanh học cũng như dạng sinh học. Các chủng có giáp mô có độc tính cao hơn các chủng không có giáp mô, do khả năng đề kháng bổ thể khác nhau. Nội độc tố do vi khuẩn sản sinh liên quan đến tỷ lệ chết do chứng bại huyết. Độc tố (gây) hoại tử da (dermonecrotic toxin - DNT) do P. multocida sản sinh ra là độc tố không chịu nhiệt gây ra chứng teo mũi ở lợn. Còn P. hemolytica lại được biết là sinh ra cytotoxin (độc tố độc tế bào) và ngoại độc tố này cũng liên quan đến tính gây bệnh.

2. Bệnh cảm nhiễm Pasteurella

a. Bệnh tụ huyết trùng (pasteurellosis, hemorrhagic septisemia - bại huyết xuất huyết)BKD26 xuất huyết)BKD26

Do các vi khuẩn P. multocida có kháng nguyên giáp mô B và E cảm nhiễm trâu bò ở các nước nhiệt đới là bệnh truyền nhiễm bại huyết cấp tính, hàm dưới sưng to do phù thũng, tuyến lympho sưng to, xuất huyết, dưới da, nội tạng bề mặt các tương mạc toàn thân thường xuất huyết điểm.

Bảng I-18. Các bệnh động vật tiêu biểu do cảm nhiễm Pasteurella

Tên bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm nhiễm Bệnh trạng

Tụ huyết trùng trâu bò P. multocida Bò, trâu Sưng hầu, bại huyết xuất huyết

Bò, trâu Viêm phổi

Viêm phổi ở trâu bò

(sốt chuyên chở) P. multocida P. haemolytica Bò, trâu Viêm phổi

Dê, cừu Viêm phổi, bại huyết Bệnh do pasteurella ở

dê cừu P. haemolytica P. trehalosi Cừu non Bại huyết

Bệnh tụ huyết trùng lợn P. multocida Lợn Viêm phổi, viêm mũi teo dần Bệnh tụ huyết trùng gia

cầm P. multocida Chim Tiêu hoặc không xuchảy, bại huyất huyết xuết ất huyết

Bệnh ngạt mũi ở thỏ P. multocida Thỏ Viêm mũi, viêm phổi Bệnh do pasteurella ở động vật thí nghiệm P. multocida P. pneumotropica Chuột lang Chuột nhắt, chuột cống Viêm phổi Ổ nung mủ Bệnh giả lao ở cá "P. piscida"* Cá nục, cá biển khác Điểm trắng nhỏở nội tạng

b. Viêm phổi ở trâu bò (pneumonia in bovine)BKD26

P. hemolytica độc lập hoặc phối hợp các vi khuẩn khác gây ra. Thông thường, đây là bệnh cảm nhiễm hỗn hợp gây ra bởi Pasteurella, virus và

Mycoplasma, thường được gọi là "sốt chuyên chở (shipping fever)" phổ biến ở

c. Bệnh do Pasteurella ở dê cừu (pasteurellosis in sheep and goat)BKD26

Cũng còn gọi là bệnh tụ huyết trùng ở dê cừu, thường là chứng viêm phổi do P. hemolytica và chứng bại huyết do P. trehalosiở dê cừu non.

d. Bệnh do Pasteurella ở lợn (pasteurellosis in swine)BKD26,40

Viêm phổi và teo mũi hoại tử truyền nhiễm ở lợn do là những bệnh trọng yếu, còn gọi là (các thể) bệnh tụ huyết trùng lợn. Chứng viêm phổi thường do P. multocida đơn độc hoặc phối hợp các loại vi khuẩn. Chứng teo mũi hoại tử

truyền nhiễm (atrophic rhinitis of swine) chủ yếu là do các vi khuẩn P. multocida

dạng D huyết thanh học (serotype D) sản sinh độc tố hoại tử da gây ra một cách

đơn độc hoặc phối hợp với vi khuẩn Bordetella bronchiseptica là bệnh tiến triển mãn tính làm teo dần xương xoang mũi của lợn bị cảm nhiễm.

e. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (fowl cholera)BKD26

Là bệnh truyền nhiễm do P. multocida gây ra ở hầu hết tất cả các loài chim khác nhau. Trong trường hợp cấp tính, gia cầm thường chết do chứng bại huyết xuất huyết.

Mặc dù đây là một trong những đối tượng chế vaccine phòng bệnh đầu tiên nhưng cho đến nay việc chế vaccine hiệu quả phòng bệnh này vẫn còn là một trong những vấn đề nan giải nhất của miễn dịch học hiện đại.

f. Bệnh do Pasteurella ở động vật thí nghiệm (pasteurellosis in experimental animals)BKD26 experimental animals)BKD26

Gây ra bởi P. multocida ở thỏ bệnh ngạt mũi (snuffles) và P. pneumotropica ở chuột nhắt, chuột cống chứng nung mủ. Bệnh ngạt mũi ở thỏ

thường kèm theo viêm tai, viêm kết mạc, viêm phổi, đôi khi chết do chứng bại huyết.

g. Bệnh giả lao ở cá nục (pseudotuberculosis in yellowtail, pasteurellosis in yellowtail) in yellowtail)

Là bệnh đặc trưng bởi những đốm trắng nhỏ (hạch lao giả) xuất hiện nhiều ở lách và thận. Yếu tố gây bệnh là "Pasteurella piscicida" hiện nay không còn xếp vào chi Pasteurella nữa. (Dấu ngoặc kép của tên khoa học trong chỉ

rằng tên đó chưa được công nhận chính thức, tức là chưa đăng ký ở tạp chí "International Journal of Systematic Bacteriology", trước 1/2000, nay đổi thành "International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology", từ 1/2000 của Hội Vi sinh vật học Quốc tế).

Một phần của tài liệu TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)