1. Đặc điểm chung của Haemophilus
a. Phân loại
Haemophilus là những trực khuẩn Gram âm, đòi hỏi yếu tố V (hemin hoặc một porphyrin khác) hoặc yếu tố X (NAD: nicotinamide adenosine dinucleotide) hoặc cả hai yếu tố đó để phát triển. Nhờ các thí nghiệm tính tương đồng DNA mà loài này được tách ra riêng biệt. "Haemophilus somnus" là loài không cần hai yếu tố phát triển kể trên, đồng thời cũng nhờ các thí nghiệm về tính tương đồng DNA mà vi khuẩn đó được tách khỏi chi Haemophilus. Mặc dù vậy, để thuận tiện
người ta còn sử dụng tên cũ này.
b. Hình thái
Gram âm, hình cầu nhỏ hay hình que ngắn (0,2 - 0,5 × 0,5 - 1,5 μm), thường thường có tính đa hình thái và tính lưỡng cực, đôi khi biểu hiện dạng sợi. Đa số loài có giáp mô, không hình thành nha bào, không có tiêm mao. Khả
năng ngưng kết hồng cầu của các chủng H. influenzae là nhờ có các lông nhung (fimbria hay pili).
Trên môi trường thạch (có chứa yếu tố sinh trưởng cần thiết) hình thành khuẩn lạc sau 48 giờ nuôi cấy, có đường kính 0,5 - 2,0 mm, hơi dẹt hoặc tròn lồi. Sự phát triển càng được thúc tiến dưới điều kiện khí quyển có 5 - 10% CO2. Nhờ
sản sinh yếu tố V, khuẩn lạc tụ cầu vàng Staphylococcus aureus thường thúc
đẩy sự phát triển của khuẩn lạc Haemophilus ở vùng cận kề (hiện tượng vệ
tinh).
c. Tính trạng sinh hóa
Các Haemophilus là những trực khuẩn nhỏ không di động, không kháng acid, hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, đa số loài đòi hỏi một hoặc cả hai yếu tố
sinh trưởng V và X. Các Haemophilus phân giải các đường nhờ lên men. Các phản ứng oxidase và catalase khác nhau tùy thuộc loài và chủng. Phản ứng hoàn nguyên nitrate dương tính. Chúng có tính ký sinh động vật, kết bám niêm mạc và phát triển ở đó. Phụ thuộc vào cấu trúc kháng nguyên hợp chất đa
đường giáp mô và kháng nguyên thân cũng như các đặc tính sinh vật hóa học mà được phân thành các dạng huyết thanh học (serovar) hoặc các dạng sinh học (biovar). Hàm lượng G+C (mol%) là 37 - 44.
Để nuôi cấy các vi khuẩn yêu cầu yếu tố V và X, người ta thường dùng môi trường thạch máu đun (chocolate agar). Môi trường này được chế như sau. Sau khi hấp cao áp khử trùng ở 121 °C trong vòng 15 phút, người ta giữ môi trường thạch thường ở nhiệt độ 50 °C, thêm 5 - 10% máu (đã loại tơ huyết), trộn đều cẩn thận tránh tạo bọt, đun 75 - 80 °C cho đến khi có màu nâu đen, để nguội về 48 °C rồi thêm 30 ml Bacto Supplement A hoặc B, hoặc Isovitalex, cho mỗi 300 ml môi trường, đổ ra đĩa Petri đã khử
trùng, để yên cho thạch hóa rắn.
Ngoài ra, người ta còn dùng các đĩa giấy tẩm sẵn một trong hai hợp chất trên đặt lên đĩa thạch đã dàn đều vi khuẩn bị kiểm, các đĩa giấy có thể được đặt riêng rẽ hoặc sát bên nhau. Bằng cách đó, ta biết được vi khuẩn
đòi hỏi yếu tố nào trong hai yếu tốđó hay là cả hai yếu tốđó.
d. Tính gây bệnh
Trường hợp phân lập được vi khuẩn này như là yếu tố gây bệnh nguyên phát các bệnh hô hấp, bại huyết và viêm tương mạc là phổ biến. Người ta cho rằng chứng bại huyết liên quan đến nội độc tố. Giáp mô có vai trò trong việc đề
kháng hiện tượng thực bào và quá trình kết bám lên tế bào ký chủ, là một trong những yếu tố gây bệnh quan trọng.
2. Bệnh cảm nhiễm Haemophilus
in bovine)
"H. somnus" gây ở bò viêm não màng não, viêm phổi, viêm khớp,... với những đặc trưng chủ yếu là bại huyết cấp tính, cho đến nay vẫn gọi là bệnh viêm não - màng não huyết khối tiểu cầu truyền nhiễm (infectious thromboembolic meningoencephalitis).
b. Bệnh do Haemophilus ở lợn (haemophilosis in swine)
H. parasuis gây ra viêm tương mạc tơ huyết tố, đặc biệt nặng ở lợn nuôi vô nhiễm bệnh nguyên xác định (SPF: specific pathogen free). Dựa vào kết quả
phân tích điện di protein thân tế bào vi khuẩn trong gel polyacrylamide có dodecyl sulfate natri hay sodium dodecyl sulfate (SDS-PAGE) đa số các chủng gây bệnh phân lập được thuộc nhóm II.
c. Bệnh sưng mặt truyền nhiễm ở gà (infectious coryza)
Bệnh này do H. paragallinarum gây ra ở gà với những triệu chứng chủ
yếu là chảy nước mũi, mặt sưng, ngừng đẻ trứng,... Dựa vào ngưng kết tố, vi khuẩn này được chia thành ba dạng huyết thanh học là A, B và C, dựa vào ngưng kết tố hồng cầu thì được chia thành 7 dạng huyết thanh học từ HA-1 đến HA-7. Các kháng nguyên HA liên quan đến tính miễn dịch phòng bệnh.