3.1.1. Phương hướng của ngành y tế.
Quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, bộ y tế đề nghị Chính phủ ra quyết định số 153/2006/QĐ-TTG ngày 30/6/2006 phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó giải pháp chủ yếu về tài chính cho y tế đã xác định [18, tr6].
+ Tạo bước đột phá trong việc tăng tốc độ đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện. Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội. + Sửa đổi định mức chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước của lĩnh vực y tế theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
+ Từng bước chuyển đổi việc Nhà Nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám , chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua hính thức bảo hiểm y tế, với nguyên tắc thuận lợi cho người thụ hưởng dịch vụ y tế và dễ thực hiện. Xây dựng chính sách viện phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp cho người bệnh.
+ Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách thu phí, lệ phí dịch vụ y tế dự phòng đối với các dịch vụ nhà nước cho phép, trên nguyên tắc bù đắp một phần chi phí cơ bản để tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho y tế dự phòng.
+ Tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất thiết yếu và thuốc cung cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, sản xuất thuốc được hưởng các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định. Có chính sách ưu đãi
về vốn, đất, thuế và công nghệ với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc và trang thiết bị trong nước chưa sản xuất được.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.
+ Thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế theo nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Tăng cường tuyên truyền vận động để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác y tế.
+ Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở.
+ Tăng cường quản ly' và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
3.1.2. Phương hướng của tỉnh Bắc Ninh đối với ngành y tế về nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn phát triển ngành y tế. quả hoạt động và sử dụng vốn phát triển ngành y tế.
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm sâu sắc. Việc khám chữa bệnh và các hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, y tế cơ sở từng bước được củng cố hoàn thiện. Tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và đã đạt được những mục tiêu quan trọng. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17 đã xác định: thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế địa phương, trước hết là hệ thống khám chữa bệnh, y tế dự phòng,trước hết là hệ thống khám chữa bệnh, y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 các trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Triển khai thực hiện chính sách quốc gia về
thuốc, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng cao cho nhân dân trong tỉnh. Nâng cao y đức đội ngũ cán bộ y tế, thực hiện công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm, phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010 …[49, tr54].
3.1.3. Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế sự nghiệp Bắc Ninh đến năm 2015. 2015.
Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, thực trạng của ngành và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân daanm góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; công tác chăm sóc và vảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Ninh được phát triển theo tinh thần quyết định số 35/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên 5 quan điểm cơ bản sau:
- Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho mọi người đều chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời nhà nước có chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn.
- Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế. Bảo đảm môi trường sống lao động và học tập có lợi cho việc phòng và khám bệnh tăng cường sức khỏe, chủ động phòng chống các tác nhân có hai cho sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Phát triển nghiên cứu ứng dụng và máy móc hiện đại, nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền. Đồng thời, tăng cường quản ly' nhà nước về lĩnh vực y học cổ truyền tư nhân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm huy động các nguồn lực, động viên toàn xã hội tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Phát triển y tế chuyên sâu đồng thời với y tế phổ cập. Đa dạng hoác các hình thức chăm sóc sức khỏe, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Khuyến khích, hướng dẫn và quản ly' tốt hoạt động của các cơ sở y tế ngoài công lập nhằm phục vụ nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trên cơ sở định hướng phát triển, tỉnh đã đề ra các mục tiêu nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh đến năm 2020 như sau:
Về mục tiêu tổn quát: Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; nâng cao tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh; đảm bảo công bằng và mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phục vụ phát triển kiinh tế xã hội của tỉnh.
Về mục tiêu cơ bản:
+ Từng bước khống chế cơ bản các bệnh về nhiễm trùng và dinh dưỡng; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chủ động phòng chống các bệnh trong mô hình bệnh tật do phát triển kinh tế- xã hội, như: ung thư, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai nạn, ngộ độc, tâm thần, bệnh nghề nghiệp… đặc biệt chủ động phòn chống nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.
+ Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cả về số lượng và chất lượng, nhất là các dịch vụ về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của y học hiện đại trong cả nước. Ưu tiên phát triển mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo hướng gần dân; tiến tới đưa các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đến từng hộ dân, hộ gia đình.
+ Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và đưa dịch vụ y tế đến mọi người dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với nước, người trong diện chính sách. Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em kế hoạch hóa gia đình.
Mục tiêu cụ thể:
+ Cải thiện nhanh chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, giảm nhanh tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, đảm bảo dinh dưỡng và cơ cấu dinh dưỡng hợp ly'. Năm 2020, các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe của dân cư, nguồn nhân lực tiến dần tới tiêu chuẩn phát triển thể lực phù hợp với nền sản xuất công nghiệp, hiện đại.
-Tăng tuổi thọ trung bình ở mức 73-75 tuổi (2010) ; 75-76 (2015) và 76-77 (2020)
- Chủ động phòng chống dịch bệnh, tiến tới giải quyết căn bản các bệnh nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động,
- Ưu tiên củng cố và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cấp cơ sở, tiến tới đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến từng hộ gia đình; tăng cường chăm sóc sức khỏe bả mẹ, trẻ em và KHHGĐ, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Phát triển hệ thống y tế kĩ thuật cao trong mối tương quan với các trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phát huy ưu thế y học cổ truyền, kết hợp đông tây y.
- Tăng đầu tư để mua sắm, đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở y tế theo tuyến và một số trang thiết bị hiện đại, chuyên sâu.
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại nâng cao đội ngũ cán bộ y tế các tuyến cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu chuyên khoa; tăng số bác sĩ / 1 vạn dân từ 5 bác sĩ (2005) lên 7 bác sĩ (2015) và 8 bác sĩ (2020)
- Xã hội hóa công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe, tăng chi ngân sách cho các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, lồng ghép các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực ( dân số - KHHGĐ và y tế ) để nâng cao hiệu quả đầu tư.
3.2 Cân đối nhu cầu và khả năng sử dụng vốn cho ngành y tế Bắc Ninh. 3.2.1 Nhu cầu vốn cho y tế Bắc Ninh giai đoạn 2007-2015
Xuất phát từ thực trạng tình hình phát triển ngành y tế tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua, qui hoạch phát triển ngành trong giai đoạn tới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đưa kỹ thuật cao về gần dân, người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng thành quả phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt là để thực hiện quyết định 225/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa tỉnh; đề án xã hội hóa lĩnh vực y tế, nâng cấp hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện y tế Bắc Ninh. Vì vậy, một trong những việc làm hết sức cần thiết đó là tỉnh cũng như ngành y tế cần phả tăng cường huy động vốn để duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới khám, chữa bệnh, dự phòng. Sắp xếp hệ thống cơ sở tuyến tỉnh, huyện, xã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tuyến trung ương( bệnh viện vệ tinh). Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo cán bộ chuyên sâu nguồn nhân lực… cho ngành y tế tỉnh Bắc Ninh. Nếu làm tốt được các kế hoạch nói trên thì người dân sẽ được hưởng lợi ích khi thực hiện nhu cầu vốn cho ngành y tế tỉnh Bắc Ninh. Để thực hiện mục tiêu trên, nhu cầu vốn cho ngành y tế Bắc Ninh phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và tốc độ tăng chi hàng năm, cũng như các mục tiêu phát triển của ngành, có thế dự bảo nhu cầu vốn cho ngành y tế Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2015 như sau:
Một là, vốn ngân sách cho ngành y tế
Căn cứ vào kế hoạch ngân sách giao cho ngành y tế Bắc Ninh năm 2007 ( cả chương trình mục tiêu ) và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011-2015 là 12,5% của tỉnh Bắc Ninh, trong " Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020" dự bảo nhu cầu nguồn ngân sách cho ngành y tế Bắc Ninh hàng năm.
Bảng 3.1 : Dự bảo kế hoạch ngân sách thường xuyên y tế Bắc Ninh đến năm 2015
Đơn vị tính : Triệu đồng 2015 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 Chỉ tiêu 148.9 01 132.3 58 117.6 51 104.5 79 92.95 9 82.63 0 73.44 9 65.28 8 58.03 4 Ngân sách cấp 60.88 2 54.11 8 48.10 5 42.76 0 38.00 9 33.78 6 30.03 2 26.69 5 23.72 9 Thu BHY T 34.24 8 30.44 3 27.06 0 24.05 4 21.38 1 19.00 5 16.89 4 15.01 7 13.34 8 Thu viện phí 11.10 7 9.873 8.776 7.801 6.934 6.164 5.479 4.870 4.329 Viện trợ 11.46 4 10.19 0 9.058 8.051 7.157 6.362 5.625 5.027 4.468 Khác 266.6 02 236.9 82 210.6 50 187.2 45 166.4 40 147.9 47 131.5 09 116.8 97 103.9 08 Tổng
Nguồn: qui hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
Các nguồn tài chính theo định hướng phát triển ngành, tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp đạt 55-60%, ( riêng tỷ lệ ngân sách địa phương cấp tăng dần để thay thế phần ngân sách mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu); tăng tỷ lệ BHYT và viện phí đạt 30-35%; viện trợ và thu khác chiếm 5-10% là hợp ly'
Hai là, vốn đầu tư phát triển ngành y tế
Nhu cầu đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế Bắc Ninh đế năm 2015 là rất lớn khoảng 900,494 tỷ đồng trong đó nhu cầu phát triển hệ thống bệnh viện và phòng khám khu vực và phục vụ khám chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn ( 80,85%), hệ thống dự phòng ( 8,88%) , trạm y tế xã ( 5,55%) đào tạo ( 4,99%)
3.2.2 Khả năng huy động vốn cho y tế Bắc Ninh giai đoạn 2007-2015
Thứ nhất, vốn ngân sách cho ngành y tế
Theo dự báo nhu cầu vốn ngân sách cho y tế giai đoạn 2007-2015 là 1.568,182 tỷ đồng nhưng khả năng huy động chỉ có thể đạt được 80-90%. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định hàng năm, đảm bảo hoạt động cho ngành y tế. Do điều kiện một số đơn vị địa điểm chưa ổn định, trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thị xã và một số đơn vị mới được thành lập năm 2006. Vì vậy, tổng vốn đầu tư kinh phí và tỷ lệ sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế sẽ tăng lên để tạo điều kiện cho các đơn vị y