Thái Lan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 37)

Từ khi bùng nổ kinh tế, việc chăm sóc sức khỏe ở Thái Lan đã thay đổi từ một hệ thống chủ yếu do Chính phủ hỗ trợ chuyển sang một hệ thống thị trường cạnh tranh. Hầu hết các cơ sở y tế và bác sĩ tập trung tại khu vực thàh thị, chi phí cho y tế tăng 3,8% GDP năm 1980 lên 6,2% năm 1998 không tương xứng với việc tiếp cận dịch vụ y tế. Năm 1998, 30% dân số vẫn phải bỏ tiền hoặc không được chăm sóc sức khỏe.

Thái lan là nước thực hiện nhiều phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh nhất ở Đông Nam Á. Mỗi chương trình bảo hiểm hoặc quỹ chính phủ sử dụng một phương pháp chi trả khác nhau.

Việc chi trả từ các quỹ tài chính không đồng đều và thay đổi rất nhiều, ví dụ một công chức có thể được cấp 1781 baht nhưng một nông dân sức khỏe chỉ nhận 190 baht. Giá thành trung bình của dịch vụ chăm sóc nội trú và ngoại trú thay đổi khác nhau giữa hệ thống bảo hiểm y tế và giữa bệnh viện công và tư, chi phí y tế trung bình cho một lần nhập viện của công chức gấp tới 6 lần so với người có thẻ khám chữa bệnh (Supachutikul 1996)

Chương trình chăm sóc y tế cho công chức chính phủ (CSMBS) dọ bộ tài chính quản lí, được chính phủ cung cấp kinh phí, đảm bảo thanh toán mọi chi phí điều trị ngoại trú và nội trú tại các cơ sở y tế công cho toàn bộ công chức, viên chức đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu và những người phụ thuộc của họ. CSMBS sử dụng phương thức bồi hoàn theo phí dịch vụ, phương thức được cho là không kiểm soát được gia tăng chi phí và là chương trinhg có chi phí y tế cao nhất ở Thái Lan, trong thời gian từ 1990- 1997, chí phí của CSMBS tăng 14% mỗi năm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính vào thời gian này, CSMBS sử dụng một số giải pháp nhằm kiểm soát chi phí như cùng chi trả và không bồi hoàn những chi phí lhám chữa bệnh tại

các cơ sở y tế tư, hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc thiết yếu, hạn chế ngày nằm viện. Bên cạch đó cũng đưa ra các hình thức thanh toàn mời là thanh toàn theo định xuất đối với ngoại trú , khoán tổng ngân sach và thanh toán theo nhóm chẩn đoán đối với khu vực nội trú.

Chương trình y tes cho người có thu nhập thấp (LICS) với mục tiêu giảm bớt sự bất công trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo, được thực hiện từ năm 1975 và thay thế bằng chương trình mới vào năm 2001. Có 5 nhóm được LICS bao phủ ( người già, trẻ em dưới 13 tuổi, cựu chiến binh, lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo, người khuyết tật). Nhà nước hỗ trợ 50% phí thông qua bộ y tế. Mỗi thẻ y tế được bộ y tế cấp 500baht. Người có thẻ y tế được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và phải đi khám bệnh theo tuyến. Tới năm 1988, sau 5 năm, toàn quốc có 2.1 triệu người ; tới năm 1996 được 6 triệu người trong tổng số 60 triệu dân của Thái Lan. Với 18 năm làm liên tục, được nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí rất lớn, tỉ lện tham gia mới đạt 9-10% dân số. LICS thanh toàn thực chi các chi phí khám chữa bệnh đã được cung cấp. Chương trình đã không đạt được mục tiêu khi bao phủ cả những người không thuộc diện có thu nhập thấp, không cần có sự hỗ trợ về tài chính.

Năm 1990, Thái Lan thông qua luật BHXH, hợp đồng KCB với các cơ sở y tế theo phương thức khoán định xuất nhằm nâng cao hiệu quả và kiềm chế chi phí. Với mức 700 baht ($28) người/năm đã bao gồm toàn bộ chi phí cho những người ốm. Những bằng chứng ban đầu cho thấy hệ thống thanh toán này làm tăng dịch vụ khám bệnh và giảm điều trị nội trú. Hơn thế, hệ thống bệnh viện tập trung vào việc đáp ứng các chăm sóc y tế theo nhu cầu và tận dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Mặc dù chính phủ đã có rất nhiều những nỗ lực nhưng đến cuối năm 2001 vẫn có khoảng 15 triệu người phải tự trả tiền khi sử dụng dịch vụ y tế. Tháng 10/2001, chính phủ của thủ tướng Thaksin Shinnawat đã đưa ra chương trình trợ cấp y tế toàn dân cho những người nghèo, người già, trẻ em và ngườ đang được cấp thẻ khám chữa bệnh còn được biết với tên "Thẻ vàng 30baht". Năm 2001, Thái lan đưa ra

chương trình "Thẻ vàng 30 baht" dành cho những người chưa có bảo hiểm y tế dưới bất kỳ hình thức nào. Năm 2005 có khoảng 43 triệu người tham gia vào quỹ này. Chính phủ cấp cho cơ sở khám chữa bệnh ban đầu nơi người dân đăng ký 1.396 baht/năm, người dân khi đi khám chữa bệnh chỉ phải nộp 30 baht (0.75USD). Hầu hết các dịch vụ đều được bảo hiểm trừ một số dịch vụ như phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị vô sinh và một số dịch vụ kỹ thuật cao ( chạy thận nhân tạo, sử dụng thuốc chống thải phép). Dịch vụ y tế được thanh toán qua hợp đồng theo phương thức khoán định suất đối với các phòng khám ban đầu và theo trường hợp bệnh đối với các bệnh viện. Mức chi trả giữa các bệnh viện khác nhau theo hệ số điều chỉnh cho mỗi nhóm bệnh tùy thuộc loại bệnh viện.

Năm 2001, Thái Lan công bố hoàn thành mục tiêu đặt ra 25 năm trước, đảm bỏa cho mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế, thông qua sự kết hợp giữa thực hiện chính sách bảo hiểm y tế xã hội và hệ thống các quỹ của chính phủ. Hệ thống tài chính y tế áp dụng nguyên tắc chi trả trước thông qua các chương trình:

+ Bảo hiểm y tế xã hội

+ Trợ cấp y tế toàn dân thông qua bảo hiểm y tế tự nguyện + Quỹ bồi thương lao động

+ Bảo hiểm y tế tư nhân

Chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc dầu tiên được thực hiện Luật bảo hiểm xã hội năm 1990, bảo hiểm y tế cho người lao động tại các doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên do tổ chức an sinh xã hội Thái Lan (SSO) quản lí. Năm 1994, SSO mở rộng tới doanh nghiệp có từ 10 lao động và năm 2002 thực hiệm bảo hiểm y tế bắt buộc tại các doanh nghiệp nhỏ có trên 1 lao động. Nguồn quỹ dựa trên mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp là 4.5% lương trong đó Nhà nước đóng 1,5% chủ sử dụng lao động đóng 1,5 % và người lao động phải trả 1.5%; nhưng có trần tối đa là 600USD. Các cơ sở y tế công

và tư đều có thể kí hợp đồng dịch vụ y tế cho người tham gia SSO nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn do Hội đồng y tế đề ra.

SSO kí các hợp đồng thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mô hình hợp đồng thanh toán theo định suất không áp dụng cùng chi trả. Phương pháp này mang lại khả năng thực hiện hiệu quả bằng cách phối hợp hình thức cạnh tranh người sử dụng dịch vụ, khuyến khích việc khám bệnh và kê đơn hợp lí. SSO cố định số người đăng kí khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư theo số giường bệnh sẵn có và số nhân viên y tế, đồng thời sử dụng kết quả thẩm định của Ban tư vấn y tá và y tế đánh giá năng lực hàng năm của bệnh viện.

Phương thức thanh toán khoán định suất theo 1 mức được áp dụng để chi trả cho các dịch vụ KCB BHYT. Mức thanh toán được tính dựa trên mức sử dụng dịch vụ dự kiến cho một người trong một năm và đơn vị giá của các dịch vụ khám chữa bệnh nội,ngoài trú cộng thêm số tiền khuyến khích cơ sở y tế áp dụng phương thức thanh toán này. Đơn vị giá chỉ bao gồm chi phí thực hiện dịch vụ( tính cả chi phí nhân viên các hoạt động khác). Mức phí đuợc áp dụng chung cho tất cả các cơ sở y tế công và tư năm 1991 là 700 baht/người/năm ($28), năm 2002 là 1100 baht/người/năm cộng thêm y tế; khám chữa bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, nha khoa và các dịch vụ sản khoa. Những trường hợp chi phí cap được thanh toán ngoài hợp đồng khoán định suất để đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ cung cấp. Gần đây, các trường hợp chạy thận nhân tạo chu kỳ cũng đã được BHYT chi trả

Bệnh viện hợp đồng với SSO cung cấp mọi dịch vụ điều trị ngoại trú và nội trú từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến điều trị tuyến 2. Điều đó có thể là động lực thúc đẩy bệnh viện tăng các biện pháp phòng bệnh và chăm sóc sưc khỏe ban đầu đối với bệnh nhân của họ và giảm các dịch vụ không cần thiết hoặc đắt tiền.

Mặc dù thanh toán theo phương thức khoán định suất tại Thái Lan có khả năng kiểm soát chi phí và cân bằng giữa chi phí – chất lượng nhưng việc xác định quỹ những năm sau đó cũng có một số vấn đề đáng chú y' đặc biệt khi người lao động không sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế họ đăng ký. Người lao động có quyền

thay đổi nơi đăng kí hàng năm và cơ sở y tế chỉ bị giới hạn số người đăng kí trong năm đầu tiên.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NSNN TẠI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ BẮC NINH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w