Hoạt động sử dụng vốn của các đơn vị y tế chịu tác động của nhiều yếu tố: cả bên trong và bên ngoài. Những nhân tố này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị y tế, vì vậy việc nghiên cứu những nhân tố này là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy các tác động tích cực (tận dụng lợi thế) và giảm thiểu các tác động tiêu cực
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh có qui mô về diện tích tự nhiên nhỏ, tổng diện tích đất các loại là 82.271ha trong đó đất mông nghiệp 47.017ha, đất lâm nghiệp 607ha, đất nuôi trồng thủy sản 4.981ha, đất chuyên dùng 13.836ha; được bao quanh bởi bốn con sông chính: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Ngũ Huyện Khê với tổng chiều dài bốn con sông là 151 km. Hệ thống giao thông thuận lợi với năm tuyến quốc lộ đi suốt chiều dài tỉnh, thuận lợi nhất là quốc lộ 1A, 1A mới và quốc
lộ 18 với hệ thống giao thông này Bắc Ninh nằm trong nhữg vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng; đường giao thông tỉnh lộ được kết nối với nhau bằng các tuyển tỉnh lộ đan xen thông suốt tạo điều kiện thông thương kinh tế xã hội giữa các huyện, thị nội tỉnh.
Với điều kiện tự nhiên như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức dịch vụ y tế địa bàn tỉnh, giúp người dân và các tổ chức y tế hoạt động thuận lợi, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác khám chữa bệnh.
2.1.3.2- Điều kiện dân số
Tính đến hết năm 2006, dân số Bắc Ninh là 1.009.600 người, trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm đến 62,6% tổng dân số, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Tỷ lệ dân số tự nhiên bình quân là 1,1% cao hơn so với cả nước là 0,9%. Mật độ dân số là 1.228 người/km2. Trình độ học vấn nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức bình quân chung cả nước, chỉ còn 1,12% nguồn nhân lực mù chữ, bình quân hàn năm giải quyết việc làm cho 14.000 lao động.Người dân Bắc Ninh có truyền thống cần cù lao động hiếu học, năng động, đây là tiềm năng lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế nói chung và huy động nguồn lực cho phát triển y tế nói riêng. Số hiệu được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.3 Dân số, mật độ dân số, tỷ lệ sinh thô,tỷ lệ tăng dân số năm 2002-2006
2006 2005 2004 2003 2002 Năm 1.009,6 1.250 15,2 10,6 998,5 1.236 15,4 10,8 989.456 1.225 15,3 10,8 976.776 1.209 15,7 11,2 969.587 1.200 16 11,6 Dân số TB(người) Mật độ dân số(người/Km2) Tỷ lệ sinh thô(‰)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên(‰)
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2006
Bắc Ninh là tỉnh có quy mô về diện tích tự nhiên và dân số tuy nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng thời kỳ khá cao so với các tỉnh liền kề. Đây cũng là nhân tố tác động đến việc huy động vốn cho phát triển y tế trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong tương lai và sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của vùng Bắc Bộ
2.1.3.3- Điều kiện kinh tế -xã hội
Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng sông Hồng, gồm 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, có hệ thống giao thông khá thuận lợi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên. Là tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống( giấy Phong Khê, thép Đa Hội, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái…) một số khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong…) đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. Song những yếu tố không thuận lợi cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe nhân dân như biến động về lao động, trình độ ô nhiễm môi trường tăng nhanh (ô nhiêm môi trường đô thị, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn…).
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nền kinh tế Bắc Ninh phát triển khá ổn định trong 5 năm (2004-2008) GDP tăng bình quân 13,9 %/năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân chung của cả nước và phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Quy mô nền kinh tế đã có bước phát triển khá, GDP năm 2007 là 5.484,5 tỷ đồng, tăng 15,25% so với năm 2006. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2007 đạt 7,62triệu đồng/người. Cơ cấu GDP theo ngành là: nông- lâm nghiệp chiếm 23,6%, công nghiệp xây dựng chiếm 47,79% và dịch vụ chiếm 28,61%. Số lao động được giải quyết việc làm 19000 người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13,02%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2007 đạt 1.270 tỷ đồng vượt kế hoạch năm 6,35%, tăng 6,36% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 là 5.786,9 tỷ đồng [ Niên giám thống kê BN,tr 14].
Mặt khác, cơ cầu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh từ 24,1% năm 2001 lên 47,79% năm 2007. Nông nghiệp giảm mạnh từ 46% năm 2001 xuống 23,6% năm 2007, và dịch vụ tăng không đáng kể năm 2007 là 26,3% tăng lên 28,6% năm 2007. Tăng trưởng
kinh tế nhanh tạo ra thặng dư cho đầu tư phát triển nói chung đồng thời cũng đã tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và y tế nói riêng.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc xóa bỏ chế độ bao cấp trong việc cung cấp vốn cho ngành y tế và mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như chế độ giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập; công tác xã hội hóa y tế cho phép thành lập những bệnh viện, phòng khám, quầy thuốc tư nhân, liên doanh liên kết… Từ đó, các dịch vụ y tế đã phát triển nhanh chóng và huy động được nhiều nguồn vốn ở tất cả các thành phần kinh tế vào sự nghiệp phát triển y tế.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường làm cho các chủ doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu quan tâm đến tăng trưởng, lợi nhuận mà chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe cho người lao động. Việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động xử ly' những chất thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vẫn bị xem nhẹ. Khi giải quyết vấn đề trên các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này hầu như các chủ doanh nghiệp không muốn đã đẩy gành nặng cho xã hội mà nghành y tế phải trực tiếp giải quyết. Đặc biệt khi kinh tế ngày một phát triển thì cũng sẽ xuất hiện nhiều các vấn đề xã hội phức tạp do lối sống không lành mạnh như các bệnh xã hội (HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, lao, lạm dụng rượu…) đã nảy sinh khiến vốn cho y tế phải gồng mình lên để phục vụ công tác chữa trị và phòng ngừa.
Như vậy, sự phát triển kinh tế- xã hội một mặt tạo ra điều kiện để tăng cường nguồn vốn cho y tế, mặt khác lại phát sinh những nhu cầu mới đòi hỏi chi tiêu một nguồn vốn lớn để duy trì ổn định xã hội. Vấn đề cân đối thu chi vốn cho ngành y tể trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất linh hoạt để giữ ổn định chung góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3.4 – Vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch
Trong cuộc sống, nước là một nhu cầu tối quan trọng, cùng với nước là điều kiện sống ( môi trường xung quanh). Nếu có đủ nước sẽ góp phần tạo nên môi trường sống trong sạch, hạn chế các bệnh tật lây lan và giảm tỷ lệ ốm đau. Theo
thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh của người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các nước đang phát triển rất cao, phần lớn do thiếu chất dinh dưỡng và do ăn uống, sinh hoạt không hợp vệ sinh. Ở nước ta tình trạng bệnh tật ở các vùng nông thôn có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày rất phổ biến. Điều này do nền kinh tế của ta còn gặp nhiều khó khăn và cũng do nhận thức của người dân về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cao.
Trong thời gian qua, Bắc Ninh đã tham gia hưởng ứng tích cực thực hiện chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường trên phạm vi quốc gia do UNICEF tổ chức, nhưng việc thực hiện chương trình gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, tập quán và trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, là một số khu vực nông thôn trong tỉnh nhân dân trước đây có tập quán lạc hậu không có công trình vệ sinh mà thường xuyên phóng uế bừa bãi ra ruộng ao… Ngày nay, khi kinh tế đã phát triển, công tác giáo dục tuyên truyền đã được tăng cường nhưng tập quán đó ít nhiều vẫn tồn tại ở một số địa phương. Và trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện nay lại càng làm cho nguồn nước và vệ sinh môi trường bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng như việc sử dụng ồ ạt phân hóa học, thuốc trừ sâu, chăn nuôi chuồng trại không đảm bảo tiêu chuẩn, ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và các làng nghề… Tất cả những điều này đã làm nảy sinh các bệnh về mắt ( đau mắt hột, mắt đỏ), về hô hấp và đặc biệt là các bệnh phụ khoa và đường tiêu hóa. Theo số liệu thống kê điều tra ở các địa phương của Bắc Ninh cho thấy năm 2000 toàn tỉnh có khoảng gần 30000 lượt người bị tiêu chảy, 57000 lượt người mắc bệnh giun sán, gần 90000 lượt người mắc bệnh phụ khoa… Qua đó cho ta thấy, các bệnh này không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và kinh tế của địa phương. Hiện nay, một vấn đề đang được đặt ra cho Bắc Ninh nói riêng và các địa phương khác nói chung là tình trạng người dân trồng rau các loại vẫn có tập quán dùng các loại phân tươi, thậm chí cả phân bắc và nước thải chăn nuôi tưới thẳng cho rau màu mà không qua xử ly'. Theo kết luận của các chuyên môn thì việc dùng phân bắc tưới bón rau màu là môi trường truyền lan các loại giun sán vào con người
thông qua các loại rau gia vị đóng vai trò chính. Vì vậy, cần phải tuyên truyền vận động người sản xuất bỏ tập quán dùng phân tươi bón thẳng cho các loại cây trồng nhằm hạn chế tối đa tác động của các bệnh lây lan qua đường ăn uống.
Một trong những vấn đề đang đặt ra hết sức bức thiết đó là số hộ dân được dùng nước sạch đang còn hạn chế nhất là ở các vùng nông thôn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Hằng năm chỉ riêng vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường gây dịch bệnh cho người dân y tế Bắc Ninh phải chi ra khoảng 2 tỷ đồng diệt dịch và ngăn chặn. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế phát triển thì vấn đề chăm lo bảo vệ sức khỏe đều được mọi người quan tâm, chính vì thế mà trong những năm tới tỉnh cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh giúp ngành y tế phòng bệnh và hạn chế những vấn đề nói trên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn. Phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp thì đây lại là điều kiện hết sức cần thiết cho mục tiêu phát triển đó.