a. Khái niệm.
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
b. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Để tính toán chi phí sản xuất dở dang, có thể tính dựa trên chi phí sản xuất định mức hoặc dựa trên chi phí sản xuất thực tế.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Có thể áp dụng một trong các cách đánh giá sản phẩm dở dang sau:
• Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Điều kiện áp dụng.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (70 – 80%), khối lượng sản phẩm dở dang ít (<10%) và tương đối ổn định giữa các kỳ.
Nội dung.
- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
Phương pháp tính.
- Theo phương pháp bình quân:
Trong đó: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc CPNVLTT) phát sinh trong kỳ.
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Trong đó: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. như công thức trên.
Ưu, nhược điểm.
- Ưu điểm: phương pháp này cho phép xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách nhanh chóng, đơn giản.
- Nhược điểm: giá trị sản phẩm dở xác định được kém chính xác; tỷ trọng chi phí sản xuất khác ngoài chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất càng bộc lộ rõ nhược điểm này.
• Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Điều kiện áp dụng.
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang. Nội dung.
Phương pháp này tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Phương pháp tính
- Theo phương pháp bình quân:
Chi phí dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ và chi phí đơn vị bình quân:
Trong đó: như các công thức trên.
Mức độ chế biến thành phẩm của SP dở dang cuối kỳ. - Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Trong đó: như các công thức trên
Mức độ chế biến thành phẩm sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Ưu, nhược điểm.
- Ưu điểm: Kết quả tính chính xác, khoa học.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, phức tạp.