Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hạ

LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.4.1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu xây dựng và ban hành một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải.

83

Mặc dù quản lý chất thải là một lĩnh vực mới mẻ và nhiều khó khăn phức tạp nhưng trong thời gian qua, Nhà nước và các cơ quan quản lý các cấp cũng đã nỗ lực phối hợp để xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải. Có thể điểm qua một số văn bản như sau:

Chỉ thị 199/ TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

Thông tư liên tịch số 1590/1997 TTLB – BKHCNMT-BXD.

Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010.

Tuy nhiên, như đã đề cập trên để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chất thải, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy tập trung vào một số việc như sau:

- Xây dựng các tiêu chuẩn thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho việc lựa chọn, thiết kế xây dựng các bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

- Xây dựng cách tính phí quản lý chất thải.

3.4.2 Tìm các giải pháp và nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải nguy hại.

- Việc thiết kế, xây dựng một bãi chô lấp chất thải hợp vệ sinh đòi hỏi số vốn đầu tư không nhỏ. Ví dụ Bãi chôn lấp chất thải tại Hải Phòng có số vốn đầu tư giai đoạn I là 24,786 triệu USD, từ đó có thể nhận thấy số vốn đầu tư cần thiết cho việc xây dựng các bãi chôn lấp chất thải trên

84

toàn quốc là một con số rất đáng để các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm sâu sắc.

Để giải quyết vấn đề này, một trong những hướng cần giải quyết là phải đa dạng hoá các nguồn vốn. Chúng tôi cho rằng có thể có một số giải pháp về cơ chế vốn như sau:

+ Vốn đầu tư lấy từ ngân sách địa phương + Vốn đầu tư lấy từ ngân sách Trung ương

+ Vốn đầu tư từ nguồn đóng góp của các chủ thải có khối lượng chất thải sản sinh lớn.

+ Vốn đầu tư từ nguồn trợ cấp nước ngoài thông qua các dự án + Hoặc kết hợp các nguồn trên.

- Quỹ đất dành cho việc quy hoạch bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh là một vấn đề khó khăn của nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, đông dân cư, ít đất canh tác.

- Việc tuyên truyền vận động để nhân dân, đặc biệt là nhân dân sinh sống quanh vùng quy hoạch hoặc dự kiến quy hoạch các công trình xử lý chất thải hiểu biết đầy đủ, đúng mức về công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như vấn đề quản lý chất thải nói riêng để nhân dân ủng hộ việc xây dựng các công trình này là một vấn đề rất cần thiết.

- Việc xây dựng một số trung tâm (hoặc cơ sở) xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Trước mắt có thể xây dựng một trung tâm xử lý chất thải nguy hại cho các tỉnh phía Bắc và một trung tâm cho các tỉnh phía Nam.

- Cần khẩn trương xây dựng và triển khai dự án “Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế” theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ trong công văn số 1153/VPCP-KG ngày 22/3/1999.

- Năm 2005 ngân sách cấp cho chi phí hoạt động của công tác quản lý chất thải rắn đô thị là 250-300 tỷ đồng. Nếu phí vệ sinh được tính đúng theo chi phí thực và tỷ lệ thu phí đạt 80-90% thì quản lý chất thải

85

rắn có thể tự chuyển đổi được 50-60% tổng chi phí hoạt động. Đối với các nguồn thu vệ sinh trong phạm vi phân cấp phải tìm được biện pháp thu đúng, thu đủ trong phạm vi, nhiệm vụ được giao.

- Với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần thiết phải tính đủ các chi phí ngoại lai dưới dạng phí như phí ô nhiễm môi trường.

3.4.3. Thiết lập hệ thống quy tắc, phân tích môi trường

- Sở KHCN&MT Hà Nội cần thiết lập một hệ thống quy tắc chất thải rắn.

- Xây dựng hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin tự động hoá bao gồm tất cả các trạm của mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh.

3.4.4. Ban hành các chế độ ưu đãi cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn đồng thời đảm bảo công bằng trong các chế độ phúc lợi xã hội đối với người lao động hoạt động trong lĩnh vực này.

- Công nhân trực tiếp làm việc trong các hố sâu thu gom,vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải được xếp vào ngành lao động nặng và độc hại., từ đó chế độ tiền thưởng, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xác định cho phù hợp.

- Tổ chức kiểm tra điều kiện lao động, vệ sinh lao động khám sức khoẻ định kỳ cho lao động khu vực tái chế để có biện pháp bảo đảm điều kiện an toàn cho người lao động khu vực này.

3.4.5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn được quy định trong luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “ tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xanh - sạch - đẹp, tuần lễ nước

86

sạch, vệ sinh môi trường, phong trào phụ nữ không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua các đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân ở đô thị và các khu công nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng, các phương tiện nghe, nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân… và địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, cho phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương.

3.4.6. Giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức.

Giáo dục theo 4 vấn đề lớn:

- Giáo dục nâng cao nhận thưc cho cộng đồng.

- Giáo dục môi trường ở các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và sau đại học.

- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý chất thải rắn. - Các hoạt động phong trào mang tính tuyền truyền giáo dục.

Quản lý chất thải rắn phải là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường đang được kiến nghị đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành. Những chương trình như vậy đang là xu thế ở nhiều nước dưới khẩu hiệu “môi trường sẽ phải được an toàn hơn trong tay của thế hệ tương lai”.

87

Việc năng cao kiến thức trong lĩnh vực cấp bách này, phụ thuộc phần lớn vào việc đào tạo tại chức các cán bộ thông qua:

- Đào tạo chuyên sâu về quản lý bằng các khoá học trong nước. - Đào tạo ở nước ngoài thông qua học bổng, tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế… để nắm bắt kiến thức và kỹ thuật từ các nước.

- Trao đổi chuyên gia để học tập kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ.

Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế trao đổi thông tin trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, tìm kiếm sự trợ giúp trong việc thu nhập, xử lý, phân tích, lưu giữ các số liệu (ngân hàng dữ liệu) làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn của từng đô thị.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, dịch vụ là nguyên nhân phát sinh ngày càng lớn lượng chất thải. Cùng với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất của các loại chất thải. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực

88

tế đặt ra, công tác quản lý chất thải nguy hại đã từng bước được thay đổi, từ thể chế, chính sách, hệ thống tổ chức quản lý cho đến các vấn đề về quy hoạch, xã hội hóa công tác quản lý, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như các vấn đề về đầu tư tài chính... nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.

1.Thể chế, chính sách về chất thải nguy hại đã được xây dựng cơ bản và đi vào cuộc sống, tuy nhiên, vẫn chưa hoàn thiện cũng như chưa được thực thi triệt để

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý chất thải nguy hại đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý chất thải nguy hại đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Gần đây nhất là Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải nguy hại tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050. Theo đó, các chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3T (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế), chính sách xã hội hóa công tác quản lý chất thải sinh hoạt, phát triển công nghiệp, công nghệ xử lý chất thải nguy hại, chính sách về túi ni lông thân thiện môi trường... đã được khuyến khích phát triển. Các chiến lược, chính sách này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho công tác quản lý chất thải nguy hại hiện nay.

Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của Chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý chất thải nguy hại đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu. Nguyên nhân là do một số chính sách được ban hành nhưng thiếu cơ chế triển khai cũng như văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể phù hợp với thực tế. Thêm vào đó, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề then chốt đối với quản lý chất thải nguy hại như nhân lực, bộ máy tổ

89

chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật... vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động khó triển khai, đặc biệt đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.

2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm về chất thải nguy hại đang được kiện toàn và phân công tương đối cụ thể từ Trung ương đến địa phương nhưng vẫn còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng

Ở cấp Trung ương, công tác quản lý chất thải nguy hại đã được phân công cho 5 Bộ có liên quan gồm: Bộ Xây dựng quản lý chất thải nguy hại đô thị, Bộ Công Thương quản lý chất thải nguy hại công nghiệp, Bộ Y tế quản lý chất thải nguy hại y tế, Bộ NN&PTNT quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp và Bộ TN&MT quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, cũng chính từ sự phân công cùng với việc thiếu đơn vị đầu mối quản lý chung đã dẫn đến những chồng chéo trong việc triển khai các chương trình quản lý chất thải nguy hại ở cấp quốc gia và tương tự ở cấp địa phương. Ngoài ra, hiện nay việc chất thải sinh hoạt ở vùng nông thôn, làng nghề vẫn chưa xác định được đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đã cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý.

Ở cấp địa phương, tùy theo quy định của mỗi địa phương, công tác quản lý chất thải được giao cho Sở Xây dựng (Hà Nội, Hải Phòng, Huế...) hoặc UBND thành phố trực tiếp quản lý (Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh). Chính do mô hình quản lý hiện nay mang tính riêng biệt đối với từng đô thị dẫn đến sự thiếu gắn kết, hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng, liên tỉnh, công tác quản lý chất thải khó tìm được tiếng nói chung.

3. Quy hoạch chất thải nguy hại theo vùng đã được xây dựng nhưng thiếu quy hoạch ở cấp địa phương

Từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành quy hoạch 8 khu xử lý chất thải nguy hại liên vùng, liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại. Nhưng thực tế cho thấy, việc xây dựng mô hình xử lý chất thải nguy hại liên vùng/liên tỉnh là không

90

phù hợp với công tác quản lý chất thải rắn đô thị mà chỉ phù hợp với công tác quản lý chất thải nguy hại. Chính vì vậy, việc xem xét, điều chỉnh các quy hoạch, khoanh vi lại việc xây dựng các khu xử lý chất thải liên vùng/liên tỉnh đối với chất thải nguy hại là thực sự cần thiết.

Ở cấp địa phương, một vấn đề không thể không nhắc tới đó là, mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý chất thải nguy hại cho các đô thị nhưng hầu hết các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý chất thải nguy hại của địa phương dẫn đến thiếu căn cứ để triển khai các chương trình, dự án cụ thể. Hiện nay, mới chỉ có một vài địa phương lập quy hoạch quản lý chất thải nguy hại như TP Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Ninh..., một vài địa phương khác mới dừng ở quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải nguy hại như Thừa Thiên - Huế.

Một vấn đề khác cần quan tâm, đó là các quy hoạch quản lý chất thải nguy hại hiện nay chưa đề cập tới các bãi chôn lấp chất thải nguy hại đã đóng cửa, trong khi phần lớn các bãi rác này vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do trước đây, các bãi rác này đều không được chôn lấp hợp vệ sinh, sau khi đóng cửa lại được giao cho cơ quan hành chính quản lý. Đơn vị này không đủ chức năng cũng như năng lực để giám sát, kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Chính vì vậy, đây vẫn là những điểm nóng về môi trường.

4. Sự tham gia của cộng đồng đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, công tác xã hội hóa quản lý chất thải nguy hại còn yếu

Ở hầu hết các địa phương, Công ty Môi trường đô thị (doanh nghiệp nhà nước) là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong công tác thu gom, vận

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)