Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.7 Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

Hiện nay nền công nghiệp thế giới đã phát triển đến một trình độ kỹ thuật cao và xã hội đã có một vốn tích lũy lớn, con người cũng đã ý thức được một sự phát triển mang tính cộng đồng lâu dài, “ một sự phát triển lâu bền của xã hội ”. Đó chính là cơ sở cho sự hình thành chiến lược bảo vệ môi trường và tiến tới hình thành khái niệm về nền sản xuất

40

sạch mà hướng tới trọng điểm của nó là nền sản xuất công nghiệp. Sự chuyển nền công nghiệp từ vị trí “người gây ô nhiễm” thành vị trí

“người làm sạch và bảo vệ môi trường” là một bước tiến mang tính chất cách mạng của thời đại. Nhiều công nghê, nhiều giải pháp kỹ thuật, nhiều luật lệ mới đã được ban hành trong mấy năm gần đây về việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường cuả công nghiệp, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại gây ra.

Xuất phát từ chiến lược tổng quát nói trên, việc nghiên cứu và việc kiểm kê chất thải rắn nguy hại về tổng lượng cũng như về bản chất của chúng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Phương thức quản lý chất thải nguy hại ở các nước tập trung vào việc xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy.

Quản lý chất thải nguy hại bao gồm từ việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy là những vấn đề quan trọng trong công tác xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Các công việc phân loại các chất thải nguy hại tại nguồn, thu gom, xử lý và tiêu hủy chất thải ở hầu hết các nước phát triển đã được tổ chức đồng bộ từ chính sách pháp luật, công cụ kinh tế và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong xã hội.

Ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản… trình độ quản lý chất thải nguy hại đã đạt ở trình độ cao, từ đó họ cũng đã xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn nguy hại, áp dụng các công nghệ thích hợp để xử lý chất thải rắn nguy hại và ban hành nhiều điều luật thuộc lĩnh vực này.

Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada,Pháp… là những nước đã tiến hành nghiên cứu và đã giải quyết tương đối tốt về vấn đề này. Hoạt động của công ty tư vấn ERM ở Anh là một ví dụ điển hình để minh họa cho lĩnh vực này trên phạm vi thế giới.

Tại châu Âu: Cộng đồng châu Âu đã áp dụng hướng dẫn về chất thải nguy hại ( Hazardouus Waste Driective – 91/689/EEC). Theo văn bản

41

này, chất thải được phân loại thành chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.

Các loại bãi chôn lấp cũng được phân loại theo quy chuẩn ( Eropean Waste Catalogue Code - EWC) vào năm 2002 ( thuộc phần Landfilln Regualation). Theo quy chuẩn EWC các bãi chôn lấp được phân thành:

- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: Chỉ chấp nhận chôn lấp chất thải

theo danh mục nguy hại như đã được định nghĩa theo chuẩn cử của EWC.

- Bãi chôn lấp chất thải không nguy hại: Chỉ chấp nhận chôn lấp chất thải theo danh mục chất thải không nguy hại như đã được định nghĩa theo chuẩn cử của EWC

- Các ngăn đặc biệt: Được xây đựng trong các bãi chôn lấp chất thải chung của đô thị. Các ngăn này chỉ chấp nhận chôn lấp chất thải nguy hại bền vững, không gây phản ứng ( Presistent hazardous waste; non – reactive hazardous waste).

Trên cơ sở phân cấp bãi chôn lấp được ấn định, chất thải nguy hại được phân loại theo các tiêu chuẩn đã quy định phù hợp với tính năng tiếp nhận của từng loại bãi chôn lấp.

Châu Âu cũng ban hành Tiêu chuẩn chất thải được chấp nhận chôn lấp (Waste Acceptance Criteria – WAC) năm 2002. Mục đích của WAC là nhằm giảm thiểu khối lượng và tính chất nguy hại của chất thải khi đưa đến bãi chôn lấp. Các tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở cho các chủ thải xác định được tình trạng và mức độ nguy hại của chất thải trước khi vận chuyển và lưu giữ. Ở Hoa Kỳ, các văn bản quy định quản lý các chất thải nguy hại nằm trong phần 40: Bảo vệ môi trường

của Luật bảo tồn và tái tạo tài nguyên ( Resour Conservation and Recovery Act – RCRA). Trong đó có các điều quy định sau:

+ Quy định về làm sạch chất thải nguy hại (Clean – up Hazrdous Waste)

42

+ Quy định về tái chế chất thải nguy hại ( Recycling of Hazardous Waste)

+ Quy định về xử lí chất thải nguy hại ( Treatment of Hazardous Waste)

+ Quy định về nhận dạng chất thải nguy hại ( Identification of Hazardous Waste).

Để phân định chất thải nguy hại, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ( US EPA) đã áp dụng các tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn lập danh mục chất thải nguy hại

+ tiêu chuẩn phân định các dặc tính của chất thải nguy hại + Tiêu chuẩn xử lí chất thải nguy hại

+ Tiêu chuẩn xử lí chung.

Ỏ Nhật Bản, cơ quan quản lí Nhật Bản chia lĩnh vực quản lí chất thải nguy hại thành các loại:

+ Chất thải quản lí đặc biệt ( chất ăn mòn, chất dễ cháy, chất lây nhiễm, chất độc)

+ Chất thải phóng xạ.

Hệ thống văn bản pháp luật dùng để quản lí chất thải nguy hại ở Nhật Bản bao gồm:

+ Luật về quản lí chất thải và vệ sinh công cộng + Luật kiểm soát các chất độc

+Luật phòng ngừa thảm họa hàng hải và ô nhiễm biển + Luật kiểm soát đối với dioxin

+ Luật kiểm soát ô nhiễm không khí + Luật kiểm soát ô nhiễm nước

Nhiều nước trong khu vực ( Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hồng Kong…) cũng đã tiến hành các công trình nghiên cứu về chất thải rắn nguy hại, đồng thời đã đề xuất được các kế hoạch và biện pháp quản lí chất thải rắn nguy hại

43

và việc xử lí các chất thải rắn nguy hại tránh được việc ô nhiễm môi trường sống.

Trung Quốc đã đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn (1995), trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng kí việc phát sinh chất thải, nước thải… đồng thời phải đang kí việc chứa đựng, việc xử lí và tiêu hủy chất thải, việc liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp đặc biệt là từ ngành công nghiệp hóa chất.

Tại Hồng Kông, người ta đã tiến hành nghiên cứu về đề xuất quy chế chung về sự tiêu hủy chất thải, đặc biệt là chất thải hóa học. Hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ thống kiểm soát việc phủ lấp, kiểm soát nơi lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lí và tiêu hủy các chất thải, nhất là chất thải rắn đã được đề cập đến một cách tỉ mỉ trong quy chế này. “Chất thải hóa học” đặc trưng cho các loại hóa chất độc hại, axit, kiềm, các chất ăn mòn đã được chú ý một cách đặc biệt…

Thái Lan quản lí chất thải nguy hại theo Pháp lệnh về các chất nguy hại ban hành năm 1992 (Hazardous Substances Atc. B.E. 2535). Theo pháp lệnh này, chất thải nguy hại bao gồm chất nổ, chất dễ cháy, chất chứa các tác nhân ooxxi hóa và peroxyd, các chất gây bệnh, chất phóng xạ, chất gây đột biến, chất ăn mòn, chất kích thích gây ngứa, các chất gây tổn thương cho người, động vật hoặc môi trường.

Bảng 2.1. Hệ thống quản lý và các hoạt động trong quản lý chất thải nguy hại của các nƣớc trong khu vực

Trung Quốc

Hồng Kông

Ấn

Độ Malaysia Philippines Singapore

Hàn Quốc

Thái Lan

44 Hệ thống phân hạng Đăng ký hộ phát thải Liệt kê chất thải Đăng ký phương tiện vận chuyển Biểu kê vận tải Đăng ký vị trí tiêu hủy C* C C K* K K C C K K C C C C C C C C C C C C C C C K C C C K C C C C C C C C C C C C K K K K K C *C: Có; K: Không

Trên cơ sở phân loại này, Bộ Công nghiệp ban hành các thông báo quy định các đặc tính và danh mục các chất thải nguy hại, cùng với danh mục các phương pháp xử lí / khử độc tính cho chất thải cũng như các phương pháp ổn định/ hóa gắn các chất thỉa nguy hại, yêu cầu chôn lấp và tiêu hủy các chất thải nguy hại khác nhau.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

45

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)