Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố

thành phố Hà Nội

2.1.1 Thực trạng chất thải rắn

Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, năm 2004, trên cả nước đã phát sinh 15 triệu tấn chất thải rắn (CTR) trong đó khoảng 250.000 tấn chất thải nguy hại. CTR sinh hoạt (đô thị và nông thôn) chiếm khối lượng lớn với số lượng khoảng 13 triệu tấn, CTR công nghiệp phát sinh vào khoảng 2,8 triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn. Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng nhanh trung bình đạt 0,7-1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều 10-16% mỗi năm. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phát sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thị chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y tế và làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43 triệu tấn vào năm 2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với hiện nay.

Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và

53

hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.

2.2.2. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI Y TẾ

Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế tại Hà Nội chỉ chú ý đầu tư mua sắm trang thiết bị, mở rộng cơ sở, dịch vụ khám chữa bệnh mà quên xây dựng

54

hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, hạn chế nguy cơ lây lan để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thậm chí, một số bệnh viện, dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng lại “lơ là”, buông lỏng việc vận hành, bảo trì hệ thống dẫn đến quá tải, xuống cấp rồi ngừng hoạt động.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phạm Văn Khánh cho biết: Hà Nội hiện có 60 bệnh viện trực thuộc thành phố (bao gồm 40 bệnh viện công, 20 bệnh viện tư nhân) và 8 bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành. Ước tính, lượng chất thải từ các bệnh viện chiếm gần 1,8% tổng số chất thải của toàn thành phố. Trong đó, bình quân mỗi ngày một giường bệnh thải ra khoảng 2,27 kg rác, đặc biệt có tới 25% là rác thải nguy hại. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, nhất là kho chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu; tiếp đó là các chất thải hóa chất sinh ra độc hại và nước thải sinh hoạt. Qua các xét nghiệm cho thấy, mỗi một gram bệnh phẩm nếu không được xử lý thì sẽ truyền 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.

Theo ông Khánh, mặc dù xác định được mức độ rất nguy hại của chất thải y tế, nhưng đến thời điểm này, chỉ có 14/40 bệnh viện trên địa bàn có hệ thống xử lý chất thải rắn (đã xuống cấp), 15 đơn vị có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoàn chỉnh theo công nghệ lắng lọc. Đáng lưu ý là 8 bệnh viện của Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải, hiện vẫn đang cố gắng khắc phục bằng cách thu gom, đưa chất thải vào bể đựng, thực hiện xử lý bằng Cloramin B để khử khuẩn, làm sạch nước thải trước khi xả vào hệ thống nước thải chung của TP. Biện pháp này về cơ bản vẫn đảm bảo được vệ sinh nguồn nước và môi trường, song nếu quá trình xử lý nước thải chưa sạch, không được giám sát thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm, nhiều chất độc hại trong nước thải chưa được xử lý kỹ đã đổ vào môi trường, là nguồn lây truyền bệnh rất nguy hiểm.

55

Từ kết quả kiểm tra hơn 50 bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố vừa qua cho thấy, tổng khối lượng chất thải y tế, nguy hại phát sinh hàng tháng là 41,722 tấn. Trong đó, 92,5% số cơ sở y tế thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại với Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp (URENCO). Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, việc quản lý chất thải y tế ở một số cơ sở thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật; kinh phí cho các hoạt động xử lý chất thải y tế còn hạn hẹp dẫn đến xử lý chậm. Trong khi đó nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường của các bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết là kiêm nhiệm. Mặt khác, phương tiện thu gom chất thải rắn nói chung, chất thải y tế nguy hại nói riêng như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ. Ông Khánh cho biết, trong khi chờ các giải pháp hữu hiệu để xử lý và hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường từ chất thải y tế nguy hại, từ nay đến cuối năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn. Đồng thời lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND thành phố. Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ y tế và nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng.

2.2.3. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TRONG NÔNG NGHIỆP

Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước với 17,9 triệu con gia cầm, 1,52 triệu con lợn và hơn 200.000 con trâu, bò. Tính trung bình mỗi năm lĩnh vực chăn nuôi của Hà Nội thải ra môi trường gần 2,2 triệu tấn chất thải các loại.

Do chăn nuôi còn mang nặng tính tự phát, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chiếm tới trên 60% và thiếu sự quan tâm xử lý chất thải chăn

56

nuôi đúng mức nên chỉ một phần nhỏ số đó được ủ làm phân bón cho cây trồng, còn lại thải trực tiếp ra kênh mương, ao hồ và hệ thống cống rãnh thoát nước trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có nhiều công nghệ, trong đó hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Tuy nhiên, do sự hỗ trợ còn hạn chế và thiếu sự quan tâm nên việc áp dụng công nghệ khí sinh học ở nhiều địa phương hiệu quả thấp. Thống kê của Sở NN&PTNT, từ năm 2004 đến nay, các địa phương mới xây dựng được khoảng 12.126 hầm khí biogas - một số lượng quá thấp so với tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.Hà Nội còn có hơn 3.000 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công nằm len lỏi trong khu dân cư và 15 cơ sở giết mổ bán thủ công chưa có hệ thống xử lý chất thải mà xả thẳng ra khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế tình trạng này, ngoài 6 cơ sở giết mổ công nghiệp hiện có trên địa bàn, TP. đang triển khai 12 dự án, dự kiến đến năm 2013 có thêm 58 điểm giết mổ tập trung tại 17 huyện, thị xã. Từ nay đến năm 2020, TP. sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 cơ sở giết mổ công nghiệp tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ với diện tích 20 ha.

Trại chăn nuôi lợn của vợ chồng ông Trần Văn Chiến ở thôn Đồng Trạng, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây đang gây bức xúc lớn cho nhân dân vì đang gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Do đó, hơn 10 ngày qua, hàng chục hộ dân thuộc 2 thôn Trại Láng và Đồng Trạng đã dựng lều lán nhằm ngăn cản không cho xe chở thức ăn vào trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn...

Được biết, sau khi được HTX thôn Đồng Trạng giao khoán thầu hơn 10.500 m2

đất nông nghiệp ở xứ đồng Quán O (thời hạn 50 năm), năm 2004, vợ chồng ông Trần Văn Chiến ở đã xây dựng một trại chăn

57

nuôi lợn. Đến năm 2006, vợ chồng ông Chiến xây dựng thêm một trại chăn nuôi lợn nữa trên diện tích được giao khoán.

Giữa năm 2006, trước kiến nghị của nhân dân 2 thôn Đồng Trạng và Trại Láng, nhất là các hộ dân sinh sống gần khu chăn nuôi lợn của gia đình ông Chiến, UBND xã Cổ Đông đã ra thông báo đình chỉ xây dựng trại lợn đối với hộ ông Trần Văn Chiến. Tuy nhiên, gia đình ông Chiến không chấp hành mà vẫn tiếp tục xây dựng trại lợn thứ hai và đưa vào chăn nuôi. Trước tình trạng đó, chính quyền địa phương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Sơn Tây đã nhiều lần lập biên bản và đề nghị cấp thẩm quyền đình chỉ hoạt động chăn nuôi đối với trại lợn của gia đình ông Chiến; bản thân ông Chiến đã cam kết là không xả thải chất thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, gia đình ông Chiến đầu tư xây dựng thêm một trại chăn nuôi thứ ba.

Ngày 7/11/2012, Sở TN&MT Hà Nội có thông báo kết quả kiểm tra trang trại chăn nuôi của ông Chiến. Theo đó, kết quả kiểm tra cho thấy, chất thải chăn nuôi gây mùi khó chịu và có màu đục, có hàm lượng hữu cơ cao. Ở vị trí tiếp giáp xung quanh trang trại còn tồn tại một lượng chất thải chăn nuôi phát tán ra ngoài có nguy cơ gây ô nhiễm tới chất lượng nước mặt của khu vực liền kề.

Căn cứ theo kết quả khảo sát của đoàn kiểm tra cho thấy: Dòng nước thải chăn nuôi chảy ra khu vực trồng cây của người dân đã làm chết một số cây trồng tại khu vực, xung quanh còn tồn đọng bùn thải ở dọc tuyến kênh thoát nước; chất thải rắn gồm phân của vật nuôi, thức ăn thừa... còn để ở khu vực hàng rào cơ sở chăn nuôi; trang trại đã lắp đặt hệ thống thu gom xử lý chất thải chăn nuôi (Dự án của Bộ TN&MT tài trợ, đầu tư xây dựng) tuy nhiên qua kiểm tra thực tế cho thấy, hệ thống xử lý có sự cố nên hiệu quả xử lý chưa đáp ứng được quy chuẩn môi trường cho phép. Thông báo của Sở TN&MT Hà Nội cũng đề cập đến việc thực hiện các quy định pháp luật của trang trại. Theo đó, hoạt động trang trại chăn nuôi

58

của ông Chiến đã được cấp phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường với số lượng gia súc được nuôi là 1.600 con lợn hậu bị. Nhưng tại thời điểm kiểm tra, trang trại có tổng đàn lợn hậu bị là 1.900 con lợn hậu bị và 300 con cá sấu. Như vậy, hoạt động chăn nuôi của trang trại không tuân thủ theo đúng nội dung của Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt và chưa được cấp phép bổ sung cho hoạt động tăng số lượng đàn gia súc nuôi. Bên cạnh đó, nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của cơ sở ông Chiến xả ra bên ngoài môi trường chưa đạt quy chuẩn môi trường cho phép, vi phạm cam kết theo phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, chưa được cấp giấy phép xả thải ra môi trường. Ngoài ra, trang trại chưa thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường hàng năm theo quy định.

Trên cơ sở đó, Sở TN&MT Hà Nội đề nghị UBND thị xã Sơn Tây căn cứ quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với trang trại chăn nuôi của ông Trần Văn Chiến với tổng mức phạt từ 12-17 triệu đồng. Đồng thời, trong thời gian khắc phục các lỗi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, yêu cầu trang trại của ông Chiến thực hiện ngay một số hoạt động nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường: Thu gom triệt để chất thải chăn nuôi đổ bừa bãi xung quanh, vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải biogas, chỉ cho phép nước thải chăn nuôi đạt QCVN 14:2009/BTNMT mới được đổ vào nguồn tiếp nhận; phải thực hiện ngay hồ sơ cấp phép xả thải theo quy định tại Quyết định số 35/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội. Do hoạt động của cơ sở chăn nuôi chỉ được cấp phép cho số lượng đàn gia súc là 1.600 con lợn hậu bị nên yêu cầu cơ sở phải thực hiện công tác giảm đàn theo đúng số lượng gia súc đã được cấp phép xong trước ngày 30-11-2012. Nếu cơ sở đăng ký hoạt động với số lượng đàn hiện có 2.200 con thì yêu cầu phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường và phải lập đề án

59

bảo vệ môi trường chi tiết cho việc tăng số lượng đàn cho toàn bộ hoạt động của cơ sở. Cơ sở phải tiến hành các hoạt động quan trắc môi trường, định kỳ hàng năm báo cáo Sở TN&MT, Phòng TN&MT thị xã Sơn Tây.

2.2.4. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI TRONG SINH HOẠT

Hơn 300 m3/ngày bao gồmnước thải sinh hoạt và nước thải giặt là công nghiệp được khách sạn xả thẳng ra hồ Phương Mai gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)