Nhận dạng và phân loại chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.6 Nhận dạng và phân loại chất thải nguy hại

1.6.1. Số và mã chất thải nguy hại

Cục bảo vệ môi trường Hoa Kì (US EPA) đã quy định số hiệu và mã tương ứng với tính chất chất thải và liệt kê cho từng chất thải được liệt kê. Mỗi chất thải nguy hại được liệt kê sẽ có 1 hoặc hơn 1 các mã liên quan đến nó. Các mã này có thể sử dụng như phương tiện để thiết lập cơ sở cho việc đưa một chất thải vào danh sách chất thải nguy hại.

Bảng 1.7. Số và mã chất thải nguy hại theo quy định của US EPA

Loại chất thải Số hiệu chất thải Mã độc hại

Gây cháy D001 (I)

Ăn mòn D002 (C)

Phản ứng D003 (R)

Đặc tính độc đặc trưng D004 – D005 (E)

Nguồn không đặc trưng Danh mục F, K và U (T)

Rất nguy hại Danh mục F và P (H)

27

Một điều quan trọng cần phải chú ý là nhiều chất thải nguy hại thông thường đáp ứng được các yêu cầu của hơn một loại chất thải. Trong quá trình xác định chất thải toàn bộ mã chất thải có thể áp dụng cần phải được xác định và lập tài liệu.

Danh mục chất thải nguy hại bao gồm:

+ Chất thải độc hại từ các nguồn không cụ thể ( danh mục F) + Chất thải độc hại từ các nguồn cụ thể ( danh mục K)

+ Sản phẩm hóa chất thương mại bị thải bỏ, các loại bị loại bỏ do lỗi hoặc không đúng quy cách, phần còn lại của dụng cụ chứa, chất loang (danh mục P và U).

- Chất thải độc hại từ các nguồn không cụ thể: chất thải thuộc loại

này là các chất thải do US EPA xác định là nguy hại nhưng không do một ngành công nghiệp hoặc một quá trình sản xuất cụ thể nào phát sinh ra. Các chất thải trong danh mục F hiện nay bao gồm: Các dung môi thải cụ thể, các chất thải mạ, chất thải xử lí kim loại, chất thải xử lí gỗ, bùn tách chất rắn/ nước/ dầu tinh lọc hoặc chất thải từ các cơ sở xử lí, chất thải từ quá trình sản xuất các hợp chất chứa clo bằng phương pháp nhiệt.

- Chất thải nguy hại từ các nguồn cụ thể: các chất thải này bao

gồm các chất thải từ các ngành công nghiệp cụ thể US EPA xác định là có độc hại. Chất thải trong danh mục K hiện nay bao gồm các chất thải cụ thể phát sinh từ các ngành xử lí gỗ, chất tạo màu vô cơ, hóa chất hữu cơ và vô cơ, thuốc trừ sâu, đồng, chì, kẽm, nhôm, hợp chất sắt, chi II, thuốc thú y, mực, các ngành công nghiệp nhiên liệu cacbon.

- Sản phẩm hóa chất thương mại bị thải bỏ, các loại bị loại bỏ do lỗi hoặc không đúng quuy cách, phần còn lại của dụng cụ chứa chất loang: Chất thải độc hại loại này bao gồm một số sản phẩm

28

nếu mà khi chúng bị loại bỏ ra hoặc thải ra có mục đích. Nhóm này không bao gồm các chất là các chất thải của quá trình sản xuất. US EPA đã chỉ ra rằng nếu một chất thải của quá trình sản xuất chứa các chất như trong danh mục P và U thì chất đó thuộc loại chất thải nguy hại, US EPA sẽ đưa chất đó vào danh mục F. Các chất trong danh mục P hoặc U bị coi là chất thải nguy hại nếu chúng bị thải bỏ như sau:

+ Bản thân chất này, bao gồm các chất được sản xuất ra với

mức độ thương mại và kĩ thuật thuần túy hoặc các chất thải được sử dụng với mục đích sản xuất hoặc thương mại, bị loại bỏ.

+ Một sản phẩm có chứa hóa chất là thành phần hoạt tính duy nhất

+ Các sản phẩm hóa chất thương mại không đạt yêu cầu kĩ thuật hoặc các sản phẩm truung gian nếu đạt tiêu chuẩn sẽ có tên loại chất đó nằm trong danh mục

+ Chất thải còn lại trong thùng chứa hoặc trên lớp lót của thùng chứa có thành phần là bất kì chất nào trong danh mục P hoặc U trừ khi thùng chứa được làm rỗng.

+ Các chất được liệt kê trong danh mục P hoặc U được trộn lẫn với dầu hoặc các chất khác để sử dụng đối với đất thay thế cho mục đích dự định ban đầu.

+ Các chất trong danh mục P hoặc U được sản xuất để sử dụng như là nhiên liệu hoặc đôt như nhiên liệu.

+ Chất thải loang trong danh mục P hoặc U bao gồm đất bị ô nhiễm, nước ô nhiễm và các chất thải khác từ quá trình làm sạch các vết loang của bất kì chất nào nằm trong danh mục P hoặc U. Các mẫu của chất thải nguy hại từ sản phẩm hoá chất thương mại bao gồm các sản phẩm với tên nhóm trong danh mục P và U thải ra

29

từ các bệnh viện ( ví dụ thuốc quá hạn, các chất hóa học kiểm định không sử dụng), từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu( các hóa chất quá hạn hoặc không sử dụng bị thải ra), các phòng thí nghiệm phim ảnh và các phòng thí nghiệm phân tích. Các chất này trở thành chất thải độc hại khi người ta quyết định hủy bỏ hoặc thải chúng. Thí dụ nếu một sản phẩm thương mại quá hạn, hoặc khi nó không còn cần đến thì nó sẽ trở thành chất thải độc hại.

Tuy nhiên, hạn sử dụng trên sản phẩm không nhất thiết là yếu tố chỉ ra tuổi thọ của nó. Hạn sử dụng cho một số sản phẩm có thể được kéo dài bang các kiểm nghiệm hoặc các cách thức khác. Một số sản phẩm có thể được kiểm tra để xác định xem hạn sử dụng của nó có thể kéo dài trong bao lâu. Nếu có thể sử dụng sản phẩm một cách ích lợi trong hoặc ngay tại nơi sản xuất ( ngoại trừ sử dụng làm nhiên liệu hoặc sử dụng đối với đất đai như được miêu tả ở trên), sản phẩm này có thể được lưu giữ hoặc sử dụng cho mục đích lợi ích này mà không bị liệt vào loại chất thải độc hại

Chất nằm trong danh mục P được phân loại thành chất thải nguy hại có độc tố cao và chất nằm trong danh mục U được phân loại là các chất thải độc hại.

Phụ lục III của công ước Basel, có 47 loại chất thải nguy hại được mã hóa theo số hiêu Y1 – Y47 trong danh mục các loại phế thải phải kiểm soát, và 13 đặc tính nguy hại của chất thải mã số từ H1 – H13

1.6.2. Phân loại chất thải nguy hại

Các hệ thông phân loại chất thải rắn nguy hại thường bao gồm một hoặc một số thành tố sau:

- Hệ thống phân loại theo nguồn chung: Nhằm xác định trách

30

Thí dụ: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động thương mại.

- Hệ thống phân loại theo quá trình của nguồn thải: Cho biết

nhiều về phế thải và phương thức để quản lý nó. Thí dụ: Cặn của quá trình trưng cất anilin ( nguồn cụ thể), chất thải từ việc sản xuất thuốc (nguồn không cụ thể).

- Hệ thống phân loại theo đặc trưng vật lý: Giúp xác định cách thu

gom và vận chuyển chất thải, và phương pháp xử lý chôn cất chất thải. Thí dụ: Chất thải rắn, nhão, lỏng, khí, hạt, khối chất rắn.

- Hệ thống phân loại theo đặc trưng tính chất: Để xác định những

phòng ngừa trong việc thu gom, mức độ kiểm soát theo chu kỳ cần áp dụng như: Chất thải dễ cháy, chất thải ăn mòn, độc, gây ung thư. Theo cách phân loại này, Việt Nam có bổ sung thêm hai loại chất là loại chất gây ung thư và loại chất gây dị hình.

- Hệ thống phân loại theo tính chất hóa học: Cho biết những chỉ

định tốt về yêu cầu đối với việc thu gom, xử lý, chôn lấp. Thí dụ: Chất thải nguy hại vô cơ, hữu cơ, axit, kiềm, dung môi…

- Hệ thống phân loại theo tỷ lệ thành phần hóa học: Cho biết

những chỉ thị tối ưu đối với việc thu gom, xử lý và chôn lấp, xác định mức độ nguy hiểm. Thí dụ: Chất thải kiềm nồng độ 20%, dung dịch ăn mòn sắt clorua thải…

- Hệ thống phân loại theo mức độ gây độc: Có các loại chất thải không gây hại, nguy hại và đặc biệt nguy hại. Thí đụ như dựa vào mức độ độc của muối kim loại tác động vào cơ thể động vật thủy sinh, mức độ gây độc được sắp xếp theo dãy sau:

Hg2+ > Pb2+ >| Cu 2+, Zn 2+, Cd2+ |>| Sn 2+, Al3+, Ni 2+, Fe 3 |>| Fe 2+, Ba2+, Mn2+, Ca2+ , Mg2+, K+ |> Na +

31

Hoặc dựa vào chỉ số lượng độc tố gây tử vong 50% động vật thí nghiệm sau 96 giờ nhiễm độc( TLm), chất thải nguy hại được phân thành các nhóm sau:

+ Nhóm độc tố cực mạnh: Những chất có TLm < 1mg/l. + Nhóm độc tố mạnh: Những chất có TLm = 1- 10mg/l.

+ Nhóm độc tố trung bình: Những chất có TLm khoảng 100mg/l. + Nhóm độc tố yếu : Những chất có TLm khoảng 1000mg/l.

Trong tất cả các hệ thống phân loại trên việc chọn hệ thống nào càng đơn giản càng tốt. Việc lựa chọn hệ thống phân loại có thể được xác đinh thông qua các thỏa thuận hay công ước quốc tế.

Để thuận tiện hơn cho các phần tra cứu, chất thải nguy hại có thể được phân loại theo các nhóm. Các nhóm này bao gồm:

1) Hỗn hợp chất thải nguy hại.

2) Chất thải phát sinh từ việc quản lý chất thải nguy hại

3) Chất thải nguy hại có trong các chất không phải là chất thải. 4) Chất thải hòa trộn kích hoạt phóng xạ ở mức độ thấp.

5) Chất thải nguy hại đã bị loại khỏi danh mục.

- Hỗn hợp chất thải nguy hại: Nếu một chất thải nguy hại đã nêu trong danh mục trộn với chất thải rắn ( không nguy hiểm) thì hỗn hợp tạo thành sẽ được phân loại là chất thải nguy hại. Nói cách khác không thể đưa chất thải ra khỏi quy định về chất thải nguy hại bằng cách giảm nồng độ của chất đó.

- Chất thải phát sinh từ việc quản lí chất thải nguy hại: Bất cứ chất

thải rắn nào phát sinh từ việc xử lý ( bao gồm cả việc tái chế), lưu trữ hay bỏ đi một chất thải nguy hại trong danh mục, bao gồm dư chất/ cặn kiểm soát ô nhiễm, cặn/dư chất tràn ra, tro, nước rác, hoặc bụi kiểm soát khí thải… vẫn thuộc chất thải nguy hại( và giữ lại mã của chất thải trong danh mục ban đầu) trừ khi nó đã được loại ra khỏi danh mục.

32

Chất thải rắn còn lại sinh ra trong việc xử lý, lưu trữ, hay bỏ đi một chất thải đặc tính vẫn được coi là nguy hại nếu cặn/dư chất có một đặc tính nguy hại.

- Chất thải nguy hại có trong chất không phải là chất thải: Quy tắc

hỗn hợp chất thải nguy hại đã nêu ở mục trên được áp dụng cho những trường hợp mà trong đó chất thải nguy hại được hòa trộn với chất thải rắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất thải nguy hại được hòa trộn với một vật chất không phải là chất thải rắn. Trong trường hợp này chất thải nguy hại được coi là được chứa trong một chất liệu khác và hỗn hợp vẫn được coi là một chất thải nguy hại. Ví dụ: nếu việc ngăn bề mặt làm rò rỉ một chất thải nguy hại trong danh mục và nước ngầm, nước ngầm đã bị nhiễm bẩn đó có chứa chất thải đã nêu trong danh mục được coi là một chất thải nguy hiểm, mặc dù bản thân nước ngầm không phải là một chất thải rắn, bởi vì nước ngầm không “bị thải đi”.

Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm bẩn, nước ngầm có chứa chất thải nguy hại có trong danh mục. Bản thân thành phần chất thải nguy hại vãn tiếp tục là nguy hại và phải được quản lý như là một chất thải nguy hại dù nó chỉ là nước ngầm.

- Chất thải hòa trộn kích hoạt phóng xạ ở múc độ thấp: một chất

thải hòa trộn kích hoạt phóng xạ ở múc độ thấp (LLRW) là vật liệu kích hoạt phóng xạ mà:

+ Không phải là một chất thải kích hoạt phóng xạ ở mức độ cao, nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng, hay vật liệu sản xuất phụ (urani).

+ Được phân loại bởi ủy ban điều chế hạt nhân (NRC) như là một vật liệu kích hạt phóng xạ ở mức độ thấp.

Nếu một chất liệ kích hoạt phóng xạ ở mức độ thấp (LLRW) chứa một chất thải nguy hiểm trong danh mục của RCRA hoặc nếu LLRW có một đặc tính của một chất thải nguy hiểm, vật liệu đó được phân loại

33

là một chất thải mức độ thấp và phải được quản lý và xử lý theo quy định của EPA.

Việc quản lý và xử lý hỗn hợp LLRW cũng cần phải tuân theo các yêu cầu của các bang mà EPA đại diện- ủy quyền đối với các thành phần nguy hại của chất thải.

- Chất thải nguy hiểm đã bị loại khỏi danh mục: việc loại khỏi

danh mục là một yêu cầu chính thức gửi tới EPA, bằng cách kiến nghị để phân loại một chất thải nguy hại đã được đưa vào danh mục thành một chất thải không nguy hại từ một điểm phát sinh cụ thể. Người kiến nghị phải trinh bày rằng các thành phần nguy hiểm là cho chất thải được đưa vào danh mục không có trong chất thải và chất thải đó không có một đặc tính nguy hiểm nào.

Ở Việt Nam, theo quyết định 23/2006/QĐ- BTNMT do Bộ tài nguyên môi trường ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại được áp dụng để nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, là, căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Danh mục các chất thải nguy hại này cập nhật danh mục các chất thải nguy hại trong quyết định 155 và TCVN 6707/2009. Theo quyết định 23/2006/QĐ- BTNMT, chất thải nguy hại dược phân loại theo các nhóm, nguồn hoặc dòng thải chính bao gồm 19 nhóm loại sau:

1) Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

2) Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ. 3) Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.

4) Chất thỉa từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác. 5) Chất thải từ ngành luyện kim.

34

7) Chất liệu từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

8) Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.

9) Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột.

10) Chất thải từ ngành chế biến da, lông, dệt, lụa

11) Chất thải xây dựng và phá vỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm.

12) Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thai, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

13) Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh ở ngành này) 14) Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

15) Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thỉa từ hoạt động phá rỡ, bảo dưỡng thiết bị phương tiện giao thông vận tải.

16) Chất thải hộ gia đình và chất thải từ các nguồn khác.

17) Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lọc, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellan).

18) Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

19) Các loại chất thải khác.

1.6.3. CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CHẤT THẢI NGUY HẠI

Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừ được sử dụng để báo trước cho người lam việc với chất thải nguy hại và cho cộng đồng chú ý tới mối nguy hại trực tiếp hoặc mối nguy hiểm có thể xảy ra từ chất thải nguy hại,

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)