Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam và ở một số nước có cùng trình độ phát triển và nhận thức trong khu vực và trên thế giới, sự hiểu biết về vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng còn nhiều hạn chế và không hợp lý.

Chất thải rắn nguy hại có nguồn phát sinh rất đa dạng và số lượng không ngừng tăng lên theo tốc độ phat triển công nghiệp cũng như tăng dân số và đô thị.Quản lý chất thải rắn nguy hại hiện đang là một vấn đề bức xúc trong xã hội.

+ Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung chất thải nguy hại theo quy mô cấp vùng, trừ một số cơ sở phân tán, nhỏ tại cac tỉnh thành phố như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… Một số cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hạị đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử lý.

+ Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm, vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước.

+ Chưa có mức phí chuẩn chung cho hoạt động thu gom và xử lý chất thải nguy hại trong khi ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tự trang trải cho các hoạt động quản lý chất thải của đơn vị, điều này đẫn đến sự bất cập trong trong kiểm soát và quản lý.

+ Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại nhưng còn thiếu khá nhiều các tiêu chuẩn thải đối với các chất thải nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và thiết bị phù hợp để xử lý chất thải nguy hại.

63

+ Việc đầu tư, xây dựng các trung tâm xử lý chất thải cấp vùng là chủ trương đúng đắn cuả chính phủ nhằm giảm tối đa chi phí đầu tư tiết kiệm đất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại. Chủ trương này cần được tiến hành triển khai tích cực trong thời gian tới .

Cơ quan nhà nước quản lý môi trường ở Việt Nam là các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Công thương và các bộ khác đều có những liên đới trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại, cụ thể:

- Bộ tài nguyên và môi trường ( MONRE): Cơ quan chịu trách

nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Vai trò của bộ về quản lý chất thải là phối hợp với các bộ khác ban hành và hướng dẫn, quy định, tiêu chuẩn về quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án xử lý chất thải và phê duyệt, phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA). Ba đơn vị hành chính được giao quyền quản lý nhà nước về chất thải, trong đó bao gồm Cục Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường (WEPA), Tổng cục Môi trường Việt Nam (VEA).

- Bộ xây dựng (MOC): Cơ quan trung ương phụ trách trực tiếp về

vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị và các khu xử lý chất thải. Trách nhiệm và thẩm quyền của bộ về quản lý chất thải rắn như sau: + Xây dựng chính sách và thể chế, quy hoạch và xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn .

+ Xây dựng và quản lý kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về chất thải cấp quốc gia và tỉnh.

- Bộ y tế (MOH): MOH tham gia quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm

64

rắn đối với sức khỏe con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh viện.

- Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI): Cơ quan ban hành chính sách có

ảnh hưởng nhất ở cấp bộ vì nhiệm vụ của bộ là đề xuất Chính Phủ phê duyệt phân bổ ngân sách nhà nước nói chung. Về quản lý chất thải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính xem xét cấp vốn và tài chính cho các bộ, cơ quan của Chính phủ và địa phương để thực hiện kế hoạch quản lý chất thải dài hạn. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải, như là ưu đãi thuế, khấu hao tài sản cố định và ưu đãi sử dụng đất.

- Bộ Tài chính (MOF): Cùng với Bộ Kế hoạch và đầu tư phân bổ

ngân sách cho các hoạt động quản lý chất thải. Tuy nhiên, cơ quan này tập trung vào các vấn đề tài chính và giá cả.

- Bộ Thông tin Truyền thông (MOIT): Hướng dẫn tuyên truyền,

phổ cập tài liệu pháp luật về quản lý chất thải để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn bắt đầu. Hành lang pháp lý cũng đang được dần hoàn thiện, cụ thể: + Luật bảo vệ môi trường 2005, trong đó Mục 2 của Luật tập trung các vấn đề về Quản lý chất thải nguy hại.

+ Các văn bản dưới Luật là Nghị định số 80/2006/NĐ – CP của Chính phủ hướng đẫn thi hành luật Bảo vệ môt trường.

+ Quyết định số 23/2006/QĐ – BNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Danh mục chất thải nguy hại

+ Thông tư 12/2006/TT – BTNMT Hướng dẫn về điều kiện năng lực, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (thay cho Quy chế quản lý Chất thải gây hại, ban hành kèm theo

65

Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Nghị định 59/2007/NĐ – CP về Quản lý chất thải rắn ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ.

+ Quyết định của bộ trưởng bộ KH CN& MT số 60/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

+ Thông tư số 12/2006/TT- BCH ban hành ngày 22 tháng 2 năm 2006 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ- CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về An toàn hóa chất.

+ Quy chuẩn Việt Nam 07/2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại.

+ Hoạt động liên quan đến quản lý chất thải nguy hại đã được quy định trong Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT: “Thông tư hướng dẫn điều kiện năng lực, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại” do Bộ TNMT ban hành ngày 26-12-2006. Thông tư số 12-2006/TT – BTNMT quy định trách nhiệm cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải:

- Thực hiện phân loại và phân lập chất thải nguy hại; - Bố trí nơi lưu trữ chất thải nguy hại an toàn;

- Đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo từng chủng loại vào trong các dụng cụ như bồn chứa, bao bì chuyên dụng sao cho đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, đảm bảo chất thải nguy hại không bị rò rỉ, phát tán ra môi trường;

- Sử dụng các nhãn cảnh báo các chất thải nguy hại theo quy đinh của TCVN 6707 – 2000 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa.

Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ban hành theo “ quyết định của Thủ tướng chính phủ số 2149/QĐ- TTg về việc phê duyệt chến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới

66

năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược về quản lý chất thải rắn) được xây dựng bởi Bộ xây dựng và Bộ tài nguyên và môi trường trong năm 2009. chiến lược về quản lý chất thải rắn đưa ra mục tiêu quản lý chất thải rắn, bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế trong các năm 2015, 2020 và 2025.

Mục tiêu năm 2020 được nêu ra trong chiến lược về quản lý chất thải rắn như sau:

- 90% chất thải rắn từ hộ gia đình và đô thị được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường, trong đó 85% sẽ được tái chế, tái sử sụng, tái tạo năng lượng hoặc sản xuất phân bón hữu cơ.

- 80% tổng chất thải rắn trong xây dựng xả thải từ các thành phố sẽ được thu gom, trong đó 50% được thu gom để tái sử dụng hoặc tái chế.

- 50% phân bùn bể phốt từ các đô thị loại 2 trở lên và 30% các đô thị còn lại sẽ được thu gom và xử lý an toàn với môi trường.

- Giảm sử dụng 65% túi nilon tại siêu thị và các trung tâm thương mại so với năm 2010.

- 80% các thành phố có điểm riêng để tái chế chất thải rắn được phân loại từ từng hộ gia đình.

- 90% tổng lượng chất rắn công nghiệp không nguy hại sẽ được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường, trong đó 75% được thu gom để tái sử dụng và tái chế.

- 70% tổng lượng chất rắn nguy hại từ khu công nghiệp được xử lý để bảo vệ môi trường.

- 100% chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại từ ngành y tế được thu gôm và xủ lý để bảo vệ môi trường.

70% tổng lượng chất rắn từ nông thôn và 80% từ làng nghề được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường.

67

2.4 Các tác động của chất thải nguy hại tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng

2.4.1. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP VÀ HÓA CHẤT

Theo luật hiện hành của một số nước thì sự phân bố chất thải nguy hại ở mức độ thấp nhất và bảo quản chất thải không được phát sinh thêm. Dù đã đưa ra nhiều quy định về vấn đề đổ chất thải, nhưng sự vứt bỏ chất thải trên đất, song và biển vẫn phổ biến . Điều này đã gây ra các tác động đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát sinh nhiều loại bệnh tật, giảm tuổi họ…dẫn đến ảnh hưởng cuộc sống, mặc dù mức sống của người dân với thu nhập cao có thể tăng lên. Có những ảnh hưởng lâu dài do ô nhiễm môi trường bởi các loại chất thải công nghiệp chưa được biết và hậu quả có thể kéo dài cả vài chục năm đến vài thế kỉ thậm chí cả đến nay. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển như Thái lan, Indonexia…và ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản…sẽ là những bài học quý giá về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Ở Nhật Bản: Vào những năm 1950 – 1960, nhằm thực hiện kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập trong vòng 10 năm, dọc theo bờ biển của nước này đã quy hoạch xây dựng nhiều tổ hợp công nghiệp hóa học và khu công nghiệp tập trung trong đó các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học được chú trọng đặc biệt. Thực tế cho thấy, với kế hoạch công nghiệp hóa nói trên và ưu tiên số một trong việc xây dựng nhà máy, Nhật Bản đã tăng thu nhập quốc dân gấp đôi chỉ trong vòng 7 năm. Đến năm 1968 thu nhập của người đân Nhât Bản đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng kinh tế càng phát triển thì sự tàn phá môi trường ở nước này càng tồi tệ, với việc khai thác mỏ than Kamioka và công nghệ luyện chì thứ phẩm là axit sulfuric, chất thỉa công nghiệp đã làm ô nhiễm toàn bộ nước sông Jinzu chảy từ trung tâm vùng núi ra biển, là nguồn tưới tiêu và cấp

68

nước uống cho cả vùng canh tác lúa đã có lịch sử hơn 200 năm. Lượng cadmium có trong nước thải đã gây nên chứng bệnh đau nhức Itai- Itai (tức là đau quá, đau quá) ở phụ nữ, kết quả làm gẫy xương dẫn đến tử vong. Nguyên nhân của bệnh này là suy dinh dưỡng kết hợp với Cadimium có trong thức ăn.

Nhà mấy chế biến phân đạm Chisso Minamata đã thải ra vịnh Minamata hang chục tấn thủy ngân hữu cơ trong quá trình hoạt động. Loại thủy ngân hữu cơ này đã tích tụ trong các loại thủy sản cả vùng vịnh Minamata và gây ra hội chứng cho người dân. Hội chứng Minamata là hội chứng gây hỗn loạn hệ thần kinh, thủy ngân hữu cơ phá hoại chức năng cân bằng của hệ thần kinh dẫn đến co giật và chết. Trẻ sơ sinh bị nhiễm thủy ngân hữu cơ bị bại não và cơ thể bất lực.

Tổ hợp công nghiệp hóa dầu được xây dựng từ năm những 1995 và đưa vào hoạt động năm 1960 đã gây nên bệnh suyễn cho dân cư quanh vùng do khí SO2 và các chất khác sinh ra từ công nghiệp lọc hóa dầu.

Ngoài ba trường hợp điển hình trên, còn hàng ngàn trường hợp ô nhiễm môi trường khác mà cho đến nay nhiều nhà máy hoạt động chỉ để bồi thường cho nạn nhân ô nhiễm.

Năm 1992, Nhật Bản thải ra khoảng 403 triệu tấn chất thải công nghiệp, chỉ riêng thủ đô Tokyo thải ra khoảng 24.788.000 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 13.114.000 tấn ( 52,9%) bùn từ nhà máy xử lý nước cấp và nước thải, 11.501.000 tấn ( 46,4%) chất thải từ các công trình xây dựng do quá thình bùn nổ tại Tokyo và chỉ có 173.000 tấn (0,7%) chất thải từ các nguồn khác.

Năm 1980 nhiễm độc khí ở bãi chôn lấp do những người điều hành thiếu kiến thức. Do bị ảnh hưởng bởi đường lối quản lý trên, năm 1988 ở các nước công nghiệp đang phát triển bị phát hiện 10.000 thùng chứa chất thải nguy hại ở Koho trên Niger Delta. Sau sự kiện đó ban lãnh đạo quyết

69

định thay đổi khu vực hoạt động đối với chất thải nguy hại và thiết kế nền tảng Quy ước (Anon 1989)

Bảng 2.2. Một số vấn đề xảy ra liên quan đến việc thải bỏ chất thải công nghiệp “đặc biệt”

Năm Tai nạn xảy ra

1956 1968 1969 1970 1971 1972 1972/3

Nhiễm thủy ngân tại vịnh Minamata, Nhật Bản. Trước 1974 có khoảng 800 trường hợp nhiễm độc methyl thủy ngân đã được xác nhận. do đó, việc đánh bắt cá tại vịnh này đã bị cấm.

Rò rỉ polychlorinated biphenyls ( PCBs) vào dầu gạo tại Nhật Bản – sự kiện Yusho

Ô nhiễm nghiêm trọng sông Rhine do thải endo – sulphan

Polychlorinate biphenyls đổ vào biển Alien. Khoảng 10.000 chim biển chết

3.000 tấn chất thải chứa arsen và cyanua đổ vào biển Geman

Vụ Stella Maris – 600 tấn chlorinated hydrocacbon đã được lên kế hoạch đổ vào biển Đại Tây Đương (Atlantic) nhưng được quốc hội quốc tế đối lập ngăn lại Missouri, Mỹ - chất thải dầu nhiễm dioxin bị rải như chất ngăn bụi trên đường đua Mỹ.

Xảy ra vấn đề đổ chất thải cyanide gần Convery ở nước Anh

Việc đổ chất thải toluen di – isocyanate gần bờ biển Corwall, ở nước Anh.

Đổ chất thải sản xuất dioxide titanium vào Địa Trung Hải là lien quan đến những người đánh cá

70 1973 1975 1978 1983 1985 1988 1993 1997 1998

Ô nhiễm hai con song ở nước Anh do đổ chất thải cyanide

Công ty Finishing State Oil đổ xuống biển sâu chất thải arsen

Dầu ăn nhiễm polychlorinated biphenyls miền trung Đài Loan, kênh Love, Niagata falls – rò rỉ chất thải hóa học và bay hơi ảnh hưởng đến khu dân cư gần bãi chôn lấp

Các thùng phuy chứa chất thải nhiễm dioxin kết hợp với sự kiện nhà máy Seveco TCP biến mất trên đường vận chuyển từ Italy đến bãi chôn lấp

Ontario, Canade – xe vận tải chở chất thải bị lật và trên 200 lít

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)