Triển khai công tác kiểm tra chất lượng vải

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 32)

3. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu

3.3.3.4 Triển khai công tác kiểm tra chất lượng vải

- Kiểm tra vải cuộn tròn:

+Đối với vải cuộn tròn, ta có thể sử dụng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vào 1 trục và cuốn đều vải sang trục thứ 2 để kiểm tra.

+ Cũng có thể dùng máy soi vải có hệ thống đèn chiếu sáng từ dưới lên (kiểm lỗi vải) và từ trên xuống (kiểm màu sắc), cuốn vải từ trục này sang trục kia để kiểm tra. Máy cần có bộ phận biến tốc (dễ dàng thay đổi tốc độ kiểm tra) và có hệ thống kiểm tra độ dài cây vải bằng yard hoặc mét. Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra phải đứng cách máy từ 2 đến 4 feet (60-120cm) để đảm bảo vị trí xem tốt nhất và có được tầm nhìn đầy đủ về chiều rộng cây vải. Tốc độ kiểm tra: máy soi có khả năng chạy lên đến 30 yards/phút (27 m/phút) và có thể điều khiển cuốn về phía trước và ngược lại. Tuy nhiên, cần chọn tốc độ kiểm vừa với khả năng của người kiểm nhưng không chậm quá 10 m/phút. Mức độ bề mặt chiếu sáng nên tối thiểu là 1.075 lux.

- Đối với vải xếp tập: có thể dùng giá cao 2m tương tự như kết cấu của máy kiểm tra vải ở trên để kiểm tra hoặc để tập vải lên bàn phẳng, hai người ngồi hai bên, lật từng lá vải để kiểm tra.

- Đối với vải loang màu: khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó phải dùng đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên trên bàn có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn 2m lại để so màu. - Riêng đối với vải ca-rô bị lệch sọc ngang: lệch sọc 4% xem như không đủ điều kiện để vào sản xuất được nữa.

3.3.3.5 Triển khai thực tập các thử nghiệm về chất lượng nguyên liệu Với một số loại nguyên phụ liệu đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm về độ co giãn, về sự thay đổi thông số trước và sau wash, về thông số ép keo... Lúc này, nhân viên phòng kỹ thuật kết hợp cùng kho nguyên phụ liệu, tiến hành lấy mẫu để cùng nhau tiến hành các thực nghiệm (test) về chất lượng vải. Việc triển khai các thử nghiệm có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của doanh nghiệp, các xưởng có sẵn thiết bị hay bắt buộc phải đi kiểm nghiệm bên ngoài.

Đặc biệt, với các lô hàng FOB, để có được nguồn nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, nhân viên quản lý đơn hàng đã trải qua giai đoạn duyệt nguyên phụ liệu hết sức gắt gao của khách hàng. Mặc dù thế, khi nguyên phụ liệu được nhập về kho, thủ kho vẫn phải tiến hành một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, để đảm bảo: mọi nguyên phụ liệu đạt yêu cầu, mới được đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra về màu sắc cấu trúc:

+ Ở một số trường hợp, khách hàng yêu cầu phải kiểm tra, so sánh ánh màu rất kỹ (đặc biệt đối với vải denim có wash) dựa trên các mẫu màu tham khảo, các bảng so sánh ánh màu,... Việc so sánh màu trên vải có thể kiểm tra dưới ánh sánh mặt trời, dươi ánh đèn huỳnh quang hay trong những điều kiện đặc biệt.

+ Lập bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc: cắt từ mỗi mẻ nhuộm ra những miếng vải nhỏ 5x5 cm, dán vào bảng, để theo dõi sự biến thiên màu sắc giũa các mẻ nhuộm.

+ Cắt những miếng vải gốc có kích thước 15x15 cm dán nhãn để so sánh đối chiếu cấu trúc vải.

+ Khi kiểm tra, ta tiến hành so sánh mẫu vải gốc và mẫu cắt ra bằng cách sờ, nắn, co kéo để cảm nhận sự khác biệt về tính chất vải, kết cấu sợi, sự co giãn.

+ Nếu nhận thấy màu sắc, thẩm mỹ cảu vải nhập về không phù hợp với mẫu, nhân viên kiểm tra cần ghi nhận tất cả sự khác biệt này và báo cho phòng kinh doanh để nơi này làm việc lại với khách hàng.

- Kiểm tra độ co giãn: Việc triển khai độ co giãn vải được thực hiện qua các quá trình gia công thử nghiệm (giặt, vắt, may,...) theo các yêu cầu của đơn hàng. Sau đó, càn hoàn tất biên bản khử độ co rút vải. Những thông tin này sẽ giúp quá trình thiết kế sản phẩm sau này được dễ dàng và đảm bảo thông số hơn.

- Kiểm tra thông số ép dán: Sau quá trình kiểm tra thông số ép dán theo các yêu cầu của khách hàng, cần soạn thảo Phiếu thông số ép dán, làm cơ sở cho triển khai quá trình ủi ép ở phân xưởng cắt.

3.3.3.6 Lập báo cáo sau kiểm tra nguyên liệu.

Sau khi kho đã tiến hành kiểm tra nguyên liệu hoàn tất, nhân viên kho phải tiến hành lập các báo cáo cần thiết để thông báo tình hình nguyên phụ liệu cho trưởng phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật để nơi này chuẩn bị sãn sàng các bước tiếp theo của quá trình sản xuất sản phẩm.

Với những nguyên liệu đạt yêu cầu, cần làm bảng thống kê nguyên liệu đạt, điền vào bảng. Bảng thống kê này sễ giúp các bộ phận liên quan nắm rõ thông tin về lượng nguyên liệu đã sẵn sàng đưa vào sản xuất.

Công ty may... Xí nghiệp may... Số.../BBNL

BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐẠT YÊU CẦU SẢN XUẤT Nhà cung cấp:...

Mã hàng:... Ngày nhập hàng:...

Mã kiện

vải Mã câyvải Khổ vải(đã trừ biên) Chiều dài Đơnvị tính Đánh giá tình trạng thực tế Ghi chú Khổ vải Sốlượn g Màu sắc Chấtlượn g Ngày...tháng...năm... Thủ kho Bộ phận KCS

Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu, nếu phát hiện có sai sót, cần lập Bảng thống kê nguyên liệu sai hỏng. Tróng đó, ghi rõ các dạng lỗi phát sinh để khách hàng xem xét lại khi làm việc với xí nghiệp.

Công ty may... Xí nghiệp may... Số.../BBNL

BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU SAI HỎNG Nhà cung cấp:...

Mã hàng:... Ngày nhập hàng:...

kiện vải cây vải Đơn vị tính

Kết quả kiểm tra Đánh

giá Ý kiếnkhách hàng Khổ vải Số lượng Màu sắc Chất

lượng Số

ghi Thực tế Sốghi Thực tế Mô tảdạng lỗi Mô tảdạng lỗi

Ngày...tháng...năm Thủ kho

Bộ phận KCS

Lưu ý: Mỗi mã hàng/khách hàng, ta tiến hành lập một bảng thống kê riêng. Bảng này được photo thêm ba bản, gửi cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và bộ phận KCS để có cơ sở theo dõi đơn hàng.

3.4 Kiểm tra, đo đếm phụ liệu.

3.4.1 Kiểm tra khổ.

- Đối với phụ liệu dạng tấm (mex, gòn, vải lót, vải lưới, vải đệm...): cách kiểm tra tương tự như nguyên liệu.

- Đối với phụ liệu dạng cuộn (thun, ruban, ren, bo thun, dây viền trang trí...): cần đo chiều rộng của từng cuộn để tiện phân loại và sử dụng.

3.4.2 Kiểm tra số lượng.

- Với các phụ liệu dạng tấm: cách kiểm tra tượng tự như nguyên liệu.

- Với những phụ liệu có thể đo đếm dẽ dàng (dây kéo, đệm vai, bo cổ, cuộn nhãn trang trí,....): ta tiến hành kiểm nghiệm mẫu khoảng 20% nếu thấy các hộp mẫu hay cuộn mẫu đủ số lượng, có nghĩa là các cuộn khác và hộp khác cũng đủ số lượng. Sau đó, nhân tổng số lượng hay số cuộn mẫu để có số lượng hàng nhập về.

- Với những phụ liệu khó đếm do quá nhỏ (nút, kim ghim, nút chận, mắt cáo,...): thường dùng phương pháp cân 200g rồi đếm lại số lượng trong 200g đó để tính được số lượng phụ liệu nhập về theo phương pháp tính tỷ lệ thuận.

3.4.3 Kiểm tra chất lượng.

- Với các phụ liệu dạng tấm tương tự như nguyên liệu: cách kiểm tra tương tụ nguyên liệu. - Với các phụ liệu đơn giản, có thể kiểm tra bằng mắt thường (nhãn trang trí, nút, khoanh cổ, bướm cổ,...): kiểm nghiệm mẫu khoảng 20%, nếu thấy đạt chất lượng, có nghĩa là chất lượng của loại phụ liệu này đạt.

- Với các phụ liệu phải qua quá trình kiểm tra phức tạp (mex, dây keo, đay thun,....): cần làm các thử nghiệm như trong quá trình gia công và sử dụng, đồng thời kiểm tra độ bám dính, độ bền kéo,..thì mới có thể đánh giá được chất lượng của chúng.

3.4.4 Lập báo cáo sau kiểm tra phụ liệu.

Sau quá trình kiểm tra phụ liệu, đặc biệt phụ liệu dạng tấm, cần làm bảng thống kê phụ liệu đạt, phụ liệu sai hỏng tương tự như đối với nguyên liệu ở trên. Với những phụ liệu khác, cần lập Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu, gửi cho các bộ phận liên quan để tiện cho công tác triển khai đơn hàng sau này.

phụ

liệu hiệu Tổng số Sốlượng lỗi kháchhàng

kiểm

Đạt Không đạt

-Với phụ liệu bao gói, kho nguyên phụ liệu cũng chỉ tiến hành kiểm tra từ 10-20%. Sau đó tiến hành lập Biên bản kiểm tra phụ liệu bao gói theo mẫu sau:

CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU XÍ NGHIỆP MAY V_JEAN NHÀ BÈ.

PHẦN 1: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU.

1 Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải.

1.1. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm tra vải.

- Nhân viên phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra vải đã được phê duyệt.

- Phải vệ sinh máy sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).

- Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động không.

- Tốc độ máy khi kiểm tra: tùy theo chất lượng của vải mà nhân viên kiểm vải cho máy chạy với tốc độ phù hợp để quan sát hết các lỗi. Tuy nhiên tốc độ tối đa cho phép trong quá trình kiểm tra là 25m/phút.

Công ty may:... Xí nghiệp may:... Số .../BBPLBG

BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHỤ LIỆU BAO GÓI Khách hàng:...Mã hàng:... STT Tên vật Tổng số nhập Tổng số kiểm Tỷ

lệ % Ký mãhiệu Kíchthước Chấtlượng Kết quả Môtả lỗi Ý kiến khác h hàng Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Đ Ngày...tháng...năm Thủ kho Bộ phận KCS

- Để đảm bảo cho việc quan sát được toàn bộ bề mặt vải, khoảng cách từ mặt vải đến mắt của người kiểm đảm bảo trong khoảng từ 60 đến 120cm.

1.2. Các dụng cụ cần chuẩn bị.

- Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày) và TL84.

Hình 1.1: Máy kiểm tra vải.

- Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán.), máy tính, file hồ sơ.

1.3. Các thông tin, tài liệu cần có.

- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận.

- Tài liệu chi tiết tổng số lượng vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot).

Hình 1.3: List nguyên liệu của khách hàng Lucretia.

- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhộm nếu có thể) từ nhà cung cấp hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng để so sánh màu sắc, sự cảm nhận và thẩm tra bề mặt.

- Số lượng tối đa/tối thiểu của một cây vải (nếu có yêu cầu).

- Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp.

( các thông tin này do phòng KHTT-XNK, TTCU cung cấp)

2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra.

2.1. Phân theo cơ cấu.

- Về sợi: lỗi sợi, sợi không đều (dày, mỏng), sợi khác lẫn vào...

- Lỗi về cấu trúc: sót sợi, lỗ lủng, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn...

- Lỗi nhuộm: đốm nhuộm hoặc sọc nhuộm, tông màu, loang màu, các lỗi khác.

Hình 1.5: Sự khác màu trên cùng một cây vải.

- Lỗi hoàn tất: sợi xiên hoặc vòng cung, nếp gấp, nhăn, vết xước, rách...

- Lỗi vệ sinh: vết dầu mỡ, vết bẩn, loang do ẩm, các lỗi khác...

2.2. Phân theo tính chất.

- Lỗi chính: là các lỗi nếu phát hiện trên các sản phẩm cuối cùng (áo, quần..) thì các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ hoặc phải hạ loại.

- Lỗi phụ: là các lỗi nếu phát hiện trên thành phẩm không dẫn tới việc phải hạ loại hoặc loại bỏ sản phẩm đó.

- Phân loại lỗi chính, lỗi phụ:

Dạng lỗi Mô tả Lỗi chính Lỗi phụ

Dơ do dầu, vết dấu - Các điểm có thể phân biệt được từ

khoảng cách 1m x

- Các điểm có cỡ bằng đầu bút chì trở

lên và không thể tẩy được x

- Các chấm lặp đi lặp lại hoặc với nhiều hơn 3 chấm trên cùng một sản phẩm

x

- Các điểm nhỏ hơn 1/8” x

- Các điểm có thể tẩy sạch hoàn toàn mà không ảnh hưởng tới bề mặt sản phẩm

x

- Các điểm dơ rất nhỏ ở mặt sau và

không nằm trên bề mặt x

Lỗi vải dệt thoi - Điểm thắt nút do sọi bị thắt nút x

- Co giãn biên x

- Mất sợi x

ngắn)

- Lẫn trong sợi ( nhiều hoặc khác

màu) x

- Lẫn sợi khác ( gây khác màu hoặc

khác biệt cấu trúc) x

- Dầy sợi (dài và dầy) x

- Dầy sợi (ngắn và mỏng) x

- Giật biên (nếu co rút tới lòng vải) x

- Giật biên (nếu không ảnh hưởng tới

lòng vải) x - Gút sợi x - Sọc vải x - Thưa sợi x - Vỡ sợi x - Lủng lỗ x

Lỗi vải dệt kim - Sọc ngang x

- Mắt chim ( hai lỗ nhỏ cạnh nhau) x

- Lỗi dệt x - Mất sợi x - Lủng, lỗ x - Đứt sợi x - Lẫn sợi x - Sọc dọc x

- Dầy sợi ( dài và dầy) x

- Dầy sợi ( ngắn và mỏng) x

Lỗi nhuộm và hoàn tất

- Nếp gấp, nhăn ( ủi không ra) x

- Lệch canh (>3% so với khổ) x

- Khác màu ( từ độ 4 trở lên) x

- Khác màu (từ độ 4 trở xuống) x

- Đốm màu, vệt đốm x

- Sọc nhuộm x

- Lỗ ghim ( nằm sát 2 biên vải nếu

trong khổ) x

- Rách biên x

- x

3. Quy trình kiểm tra.

Tất cả nguyên liệu phải được kiểm tra trước khi cắt 100%. Đối với hàng gia công việc kiểm tra chất lượng được tiến hành tại xí nghiệp sản xuất, đối với hàng FOB để tránh rủi ro việc kiểm tra sẽ tiến hành với số lượng ít nhất là 10% tại kho và sẽ kiểm số lượng còn lại tại xí nghiệp sản xuất.

3.1. Lấy mẫu kiểm tra tại kho.

- Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập để xác định số lượng nhập về, số lượng từng màu, từng mẻ nhuộm. Lấy ngẫu nhiên ít nhất 10% số lượng của mỗi mẻ nhuộm, từng màu. Nếu kết quả lỗi cao cho màu hoặc mẻ nhuộm

nào đó kiểm thêm 15% số cây vải. Nếu kết quả vẫn lỗi cao phải tiến hành kiểm tra 100% màu, mẻ nhuộm đó.

- Khi lấy mẫu số cuộn vải sẽ được làm tròn tới cuộn kế tiếp. Ví dụ: nếu số lượng 1 màu nhập về là 15 cuộn, thì lấy mẫu 10% là 2 cuộn, nhân viên kiểm vải phải kiểm tra toàn bộ 2 cuộn.

3.2. Kiểm tra bằng mắt.

Khi cho vải vào máy, nhân viên kiểm tra phải đứng kiểm tra và đánh dấu các lỗi nếu thấy bằng phấn phản màu.

Hình 1.6: Kiểm tra vải bằng mắt

Các lỗi phải được nhân viên kiểm tra vải đánh dấu qui ra điểm (theo Hệ thống 4 điểm hoặc Hệ thống 10 điểm), kết luận về việc chấp nhận hay loại bỏ và ghi nhận vào biên bản kiểm tra.

Nhân viên kiểm tra phải xác định được mặt phải và trái của vải. Khi kiểm tra luôn luôn phải kiểm tra mặt phải của vải.

- Kiểm tra loang màu trong cuộn: kiểm tra độ khác màu giữa hai bên sườn ( từ biên vào), giữa sườn với trung tâm (giũa khổ vải) và giữa đầu này với đầu kia của cây vải. Nhân viên kiểm tra phải ghi và đính kèm vào miếng vải mẫu này các chi tiết sau: nhà cung cấp, tên xí nghiệp sản xuất, tên hay mã (code) màu, loại vải, số mẻ nhuộm, ngày nhận, ngày kiểm.

Hình 1.7: Bảng theo dõi độ biến thiên màu.

+ Kiểm tra độ khác màu giữa sườn với trung tâm và sườn với sườn. Mang miếng vải và tiến hành kiểm tra sự khác màu của vải trên hộp đèn.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w