Nhân viên kiểm tra nguyên phụ liệu

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 30)

3. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu

3.2.1 Nhân viên kiểm tra nguyên phụ liệu

- Nhân viên kiểm tra phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra nguyên liệu đã được phê duyệt.

- Khi kiểm tra, luôn kiểm tra trên mặt phải vải.

- Có đầy đủ dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi kiểm tra.

- Phải vệ sinh máy, khu vực kiểm tra, thiết bị, dụng cụ trước khi kiểm tra. Các thanh cuốn phải sạch và không sắc cạnh.

- Căn chỉnh hệ thống chiếu sáng, tốc độ máy,...cho phù hợp với quá trình kiểm. 3.2.2 Dụng cụ, thiết bị kiểm tra nguyên phụ liệu.

- Khu vực kiểm tra: phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng. Thông thường, để kiểm tra vải, người ta đặt nguồn sáng trên cao. Mức độ chiếu sáng bề mặt nên được tối thiểu là 1075 lux. - Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh dấu lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán....) 3.2.3 Các thông tin, tài liệu cần thiết cho kiểm tra nguyên phụ liệu: do phòng kinh doanh cung cấp:

- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận.

- Tổng số vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot)

- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhuộm- nếu có thể) từ nhà cung cấp hay các mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng đẻ so sánh màu sắc, cảm quan và thẩm tra bề mặt.

- Số lượng tối đa/ tối thiểu của một cây vải ( nếu có yêu cầu). - Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp.

3.3.1 Kiểm tra về số lượng

- Đối với vải xếp tập: dùng thước đo chiều dài của 1 lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải, rồi nhân số lớp này với chiều dài của 1 lá vải ( cộng thêm lá lẻ, nếu có), để có tổng chiều dài toàn bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ỏ đầu cây vải hay không. - Đối vơi vải cuộn tròn: nếu có máy kiểm vải, ta sẽ kiểm tra độ dài cây vải theo đồng hồ gắn trên máy. Trong điều kiện ta chưa có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số lượng ghi trên phiếu ở đầu cây vải là chính, trong đó có nhận xét, phân tích theo cảm tính, nếu thấy có hiện tượng nghi vaansthif phải xổ cây vải ra, đo lại toàn bộ. Cũng có thể dùng 1 trong 2 cách sau:

+ Dùng phương pháp đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài của cây vải ( 1 cách tương đối). Phương pháp này không chính xác, đòi hỏi người thủ kho phải có nhiều kinh nghiệm, đã có quá trình kiểm tra vải bằng cách đo nhiều lần cùng chủng loại với nhiều cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra bán kính cây vải bình quân.

+ Dùng trọng lượng để xác định chiều dài ( cân vải): để sử dụng phương pháp này, cây vải cần có trọng lượng riêng sai biệt không đáng kể và chiếc cân phải có độ chính xác cao. Ta tiến hành cần 1 m vải, sau đó cân khối lượng của cả cây để tính ra tổng số lượng m vải của toàn bộ cây vải.

3.3.2 Kiểm tra về khổ vải.

- Khổ vải: là khoảng cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa hai điểm nằm trên hai biên vải. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vải, dù sợi vải đã được ổn định nhiệt để bền hình dạng, nghĩa là giảm độ co xuống tối thiểu, thế nhưng, khi dệt trên máy, sợi vẫn bị căng ra ở các mức độ khác nhau (phụ thuộc vào kiểu dệt), nên vải thành phẩm vẫn bị co giãn không đều nhau. Vì thế , biên vải thường không song song với nhau mà có dạng gợn sóng.

- Trong sản xuất may công nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là yếu tố rất quan trọng giúp nhà sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu và tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó, người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rồi lấy trị số trung bình.

- Để tiến hành đo, ta sử dụng thước cây để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

+ Có độ chính xác cao, chữ số rõ ràng.

+ Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo. + Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đảm bảo độ chính xác.

- Cách đo khổ vải: đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5 m đo 1 lần. Tùy theo từng loại mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về kích thước biên cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ.

+ Đối với vải in bông: phần vải được in bông, in màu là phần thực tế.

+ Đối với vải trơn: phần khổ vải thực tế giới hạn trong 2 biên có lỗ kim hoặc keo. + Đối với vải lưới hoặc ren: khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính ( trừ biên dệt không giống ren và lưới).

+ Đối với các loại vải in sọc, dệt sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này.

- Nếu không có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không có khác biệt đáng kể về kích thước của khổ vải, cũng có thể lấy số đo như sau:

+ Với vải xếp tập: đo lần một ở đầu cây, lần hai ở giữa cây, lần ba ở cuối cây. + Với vải cuộn tròn: đo lần một ở đầu cây, lần hai lùi vào 3m, lần ba lùi vào 5m.

+ Ta cũng có thể kiểm tra khổ vải ngay trong quá trình kiểm tra trên máy kiểm tra vải.

- Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều, phải báo cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.

3.3.3 Kiểm tra về chất lượng vải.

Trong quá trình kiểm tra vải, người ta cầm xem xét, phân biệt các dạng lỗi khác nhau, để kịp thời phát hiện những chi tiết cần thay thân đổi màu sau quá trình cắt. Với mỗi loại

3.3.3.1 Phân biệt dạng lỗi.- Lỗi do quá trình dệt: - Lỗi do quá trình dệt:

+ Sợi ngang không săn, không đều màu. + Khổ vải không đều hay bị rách.

+ Tạp chất bẩn trong sợi.

+ Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ tấm vải. + Các mối gút chỉ, vết bẩn hay lỗ thủng. + Nhảy sợi, dạt sợi, chập sợi, mất sợi... - Lỗi do quá trình nhuộm, in:

+ Lệch hoa, sai màu hay lệch màu trên toàn bộ cây vải. + Những đường nhuộm song song quá to.

+ Lệch trục hoa, không đồng màu hay quá nhạt. - Lỗi trong quá trình vận chuyển, bảo quản:

+ Có lỗ thủng hay rách vải. + Mặt vải bị bẩn.

+ Mặt vải bị co rút. + Gián, chuột gặm nhấm.

3.3.3.2 Các phương pháp đánh dấu lỗi: có thể dùng các phương pháp sau- Dùng phấn phản màu đánh dấu trực tiếp vào chỗ có lỗi. - Dùng phấn phản màu đánh dấu trực tiếp vào chỗ có lỗi.

- Dùng kim khâu khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi vải, cắt chừa đầu chỉ từ 1-2 cm để làm dấu. Tuy nhiên, ở các loại vải cao cấp, nếu dùng chỉ khâu trực tiếp vào lỗi vải, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt các lớp vải liên tiếp nhau. Do đó, người ta thường khâu ở ngoài mép biên, ngang với vị trí có lỗi.

- Dùng decal giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi.

3.3.3.3 Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu

- Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập về để nắm rõ số lượng nhập về, số lượng cảu từng màu, từng mẻ nhuộm.

- Lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 10% số lượng cảu mỗi mẻ nhuộm, từng màu. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lỗi cao, cần kiểm tra 15%. Nếu vẫn thấy, chất lượng không đạt, cần kiểm tra 100% lô vải.

- Khi lấy mẫu, số cuộn vải sẽ được làm tròn lên. Ví dụ: nếu số lượng một màu nhập về là 24 cuộn, ta sẽ lấy 10% là 3 cuộn.

- Để kiểm tra kỹ về màu sắc, người ta thường lấy mẫu khoảng 2 yards (1.8m) ngang khổ ở đầu cây vải, rồi cắt ra nhiều mẫu nhỏ hơn để so sánh màu sắc ở 2 biên và giữa cây vải. Lưu ý: các đầu cây vải này cần được ghi chú thật kỹ các thông tin như: số cây, số màu, số mẻ nhuộm...để tiện đối chiếu.

- Sau đó, tiến hành lập bảng so sánh đối chiếu mẫu vải trước và sau thử nghiệm, làm minh chứng cho các quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau này.

3.3.3.4 Triển khai công tác kiểm tra chất lượng vải- Kiểm tra vải cuộn tròn: - Kiểm tra vải cuộn tròn:

+Đối với vải cuộn tròn, ta có thể sử dụng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vào 1 trục và cuốn đều vải sang trục thứ 2 để kiểm tra.

+ Cũng có thể dùng máy soi vải có hệ thống đèn chiếu sáng từ dưới lên (kiểm lỗi vải) và từ trên xuống (kiểm màu sắc), cuốn vải từ trục này sang trục kia để kiểm tra. Máy cần có bộ phận biến tốc (dễ dàng thay đổi tốc độ kiểm tra) và có hệ thống kiểm tra độ dài cây vải bằng yard hoặc mét. Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra phải đứng cách máy từ 2 đến 4 feet (60-120cm) để đảm bảo vị trí xem tốt nhất và có được tầm nhìn đầy đủ về chiều rộng cây vải. Tốc độ kiểm tra: máy soi có khả năng chạy lên đến 30 yards/phút (27 m/phút) và có thể điều khiển cuốn về phía trước và ngược lại. Tuy nhiên, cần chọn tốc độ kiểm vừa với khả năng của người kiểm nhưng không chậm quá 10 m/phút. Mức độ bề mặt chiếu sáng nên tối thiểu là 1.075 lux.

- Đối với vải xếp tập: có thể dùng giá cao 2m tương tự như kết cấu của máy kiểm tra vải ở trên để kiểm tra hoặc để tập vải lên bàn phẳng, hai người ngồi hai bên, lật từng lá vải để kiểm tra.

- Đối với vải loang màu: khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó phải dùng đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên trên bàn có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn 2m lại để so màu. - Riêng đối với vải ca-rô bị lệch sọc ngang: lệch sọc 4% xem như không đủ điều kiện để vào sản xuất được nữa.

3.3.3.5 Triển khai thực tập các thử nghiệm về chất lượng nguyên liệu Với một số loại nguyên phụ liệu đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm về độ co giãn, về sự thay đổi thông số trước và sau wash, về thông số ép keo... Lúc này, nhân viên phòng kỹ thuật kết hợp cùng kho nguyên phụ liệu, tiến hành lấy mẫu để cùng nhau tiến hành các thực nghiệm (test) về chất lượng vải. Việc triển khai các thử nghiệm có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của doanh nghiệp, các xưởng có sẵn thiết bị hay bắt buộc phải đi kiểm nghiệm bên ngoài.

Đặc biệt, với các lô hàng FOB, để có được nguồn nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, nhân viên quản lý đơn hàng đã trải qua giai đoạn duyệt nguyên phụ liệu hết sức gắt gao của khách hàng. Mặc dù thế, khi nguyên phụ liệu được nhập về kho, thủ kho vẫn phải tiến hành một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, để đảm bảo: mọi nguyên phụ liệu đạt yêu cầu, mới được đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra về màu sắc cấu trúc:

+ Ở một số trường hợp, khách hàng yêu cầu phải kiểm tra, so sánh ánh màu rất kỹ (đặc biệt đối với vải denim có wash) dựa trên các mẫu màu tham khảo, các bảng so sánh ánh màu,... Việc so sánh màu trên vải có thể kiểm tra dưới ánh sánh mặt trời, dươi ánh đèn huỳnh quang hay trong những điều kiện đặc biệt.

+ Lập bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc: cắt từ mỗi mẻ nhuộm ra những miếng vải nhỏ 5x5 cm, dán vào bảng, để theo dõi sự biến thiên màu sắc giũa các mẻ nhuộm.

+ Cắt những miếng vải gốc có kích thước 15x15 cm dán nhãn để so sánh đối chiếu cấu trúc vải.

+ Khi kiểm tra, ta tiến hành so sánh mẫu vải gốc và mẫu cắt ra bằng cách sờ, nắn, co kéo để cảm nhận sự khác biệt về tính chất vải, kết cấu sợi, sự co giãn.

+ Nếu nhận thấy màu sắc, thẩm mỹ cảu vải nhập về không phù hợp với mẫu, nhân viên kiểm tra cần ghi nhận tất cả sự khác biệt này và báo cho phòng kinh doanh để nơi này làm việc lại với khách hàng.

- Kiểm tra độ co giãn: Việc triển khai độ co giãn vải được thực hiện qua các quá trình gia công thử nghiệm (giặt, vắt, may,...) theo các yêu cầu của đơn hàng. Sau đó, càn hoàn tất biên bản khử độ co rút vải. Những thông tin này sẽ giúp quá trình thiết kế sản phẩm sau này được dễ dàng và đảm bảo thông số hơn.

- Kiểm tra thông số ép dán: Sau quá trình kiểm tra thông số ép dán theo các yêu cầu của khách hàng, cần soạn thảo Phiếu thông số ép dán, làm cơ sở cho triển khai quá trình ủi ép ở phân xưởng cắt.

3.3.3.6 Lập báo cáo sau kiểm tra nguyên liệu.

Sau khi kho đã tiến hành kiểm tra nguyên liệu hoàn tất, nhân viên kho phải tiến hành lập các báo cáo cần thiết để thông báo tình hình nguyên phụ liệu cho trưởng phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật để nơi này chuẩn bị sãn sàng các bước tiếp theo của quá trình sản xuất sản phẩm.

Với những nguyên liệu đạt yêu cầu, cần làm bảng thống kê nguyên liệu đạt, điền vào bảng. Bảng thống kê này sễ giúp các bộ phận liên quan nắm rõ thông tin về lượng nguyên liệu đã sẵn sàng đưa vào sản xuất.

Công ty may... Xí nghiệp may... Số.../BBNL

BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐẠT YÊU CẦU SẢN XUẤT Nhà cung cấp:...

Mã hàng:... Ngày nhập hàng:...

Mã kiện

vải Mã câyvải Khổ vải(đã trừ biên) Chiều dài Đơnvị tính Đánh giá tình trạng thực tế Ghi chú Khổ vải Sốlượn g Màu sắc Chấtlượn g Ngày...tháng...năm... Thủ kho Bộ phận KCS

Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu, nếu phát hiện có sai sót, cần lập Bảng thống kê nguyên liệu sai hỏng. Tróng đó, ghi rõ các dạng lỗi phát sinh để khách hàng xem xét lại khi làm việc với xí nghiệp.

Công ty may... Xí nghiệp may... Số.../BBNL

BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU SAI HỎNG Nhà cung cấp:...

Mã hàng:... Ngày nhập hàng:...

kiện vải cây vải Đơn vị tính

Kết quả kiểm tra Đánh

giá Ý kiếnkhách hàng Khổ vải Số lượng Màu sắc Chất

lượng Số

ghi Thực tế Sốghi Thực tế Mô tảdạng lỗi Mô tảdạng lỗi

Ngày...tháng...năm Thủ kho

Bộ phận KCS

Lưu ý: Mỗi mã hàng/khách hàng, ta tiến hành lập một bảng thống kê riêng. Bảng này được photo thêm ba bản, gửi cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và bộ phận KCS để có cơ sở theo dõi đơn hàng.

3.4 Kiểm tra, đo đếm phụ liệu.

3.4.1 Kiểm tra khổ.

- Đối với phụ liệu dạng tấm (mex, gòn, vải lót, vải lưới, vải đệm...): cách kiểm tra tương tự như nguyên liệu.

- Đối với phụ liệu dạng cuộn (thun, ruban, ren, bo thun, dây viền trang trí...): cần đo chiều rộng của từng cuộn để tiện phân loại và sử dụng.

3.4.2 Kiểm tra số lượng.

- Với các phụ liệu dạng tấm: cách kiểm tra tượng tự như nguyên liệu.

- Với những phụ liệu có thể đo đếm dẽ dàng (dây kéo, đệm vai, bo cổ, cuộn nhãn trang trí,....): ta tiến hành kiểm nghiệm mẫu khoảng 20% nếu thấy các hộp mẫu hay cuộn mẫu đủ số lượng, có nghĩa là các cuộn khác và hộp khác cũng đủ số lượng. Sau đó, nhân tổng số lượng hay số cuộn mẫu để có số lượng hàng nhập về.

- Với những phụ liệu khó đếm do quá nhỏ (nút, kim ghim, nút chận, mắt cáo,...): thường dùng phương pháp cân 200g rồi đếm lại số lượng trong 200g đó để tính được số lượng phụ liệu nhập về theo phương pháp tính tỷ lệ thuận.

3.4.3 Kiểm tra chất lượng.

- Với các phụ liệu dạng tấm tương tự như nguyên liệu: cách kiểm tra tương tụ nguyên liệu.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w