1.1. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm tra vải.
- Nhân viên phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra vải đã được phê duyệt.
- Phải vệ sinh máy sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).
- Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động không.
- Tốc độ máy khi kiểm tra: tùy theo chất lượng của vải mà nhân viên kiểm vải cho máy chạy với tốc độ phù hợp để quan sát hết các lỗi. Tuy nhiên tốc độ tối đa cho phép trong quá trình kiểm tra là 25m/phút.
Công ty may:... Xí nghiệp may:... Số .../BBPLBG
BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHỤ LIỆU BAO GÓI Khách hàng:...Mã hàng:... STT Tên vật tư Tổng số nhập Tổng số kiểm Tỷ
lệ % Ký mãhiệu Kíchthước Chấtlượng Kết quả Môtả lỗi Ý kiến khác h hàng Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Ngày...tháng...năm Thủ kho Bộ phận KCS
- Để đảm bảo cho việc quan sát được toàn bộ bề mặt vải, khoảng cách từ mặt vải đến mắt của người kiểm đảm bảo trong khoảng từ 60 đến 120cm.
1.2. Các dụng cụ cần chuẩn bị.
- Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày) và TL84.
Hình 1.1: Máy kiểm tra vải.
- Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán.), máy tính, file hồ sơ.
1.3. Các thông tin, tài liệu cần có.
- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận.
- Tài liệu chi tiết tổng số lượng vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot).
Hình 1.3: List nguyên liệu của khách hàng Lucretia.
- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhộm nếu có thể) từ nhà cung cấp hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng để so sánh màu sắc, sự cảm nhận và thẩm tra bề mặt.
- Số lượng tối đa/tối thiểu của một cây vải (nếu có yêu cầu).
- Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp.
( các thông tin này do phòng KHTT-XNK, TTCU cung cấp)