Quy trình kiểm tra

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 40)

Tất cả nguyên liệu phải được kiểm tra trước khi cắt 100%. Đối với hàng gia công việc kiểm tra chất lượng được tiến hành tại xí nghiệp sản xuất, đối với hàng FOB để tránh rủi ro việc kiểm tra sẽ tiến hành với số lượng ít nhất là 10% tại kho và sẽ kiểm số lượng còn lại tại xí nghiệp sản xuất.

3.1. Lấy mẫu kiểm tra tại kho.

- Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập để xác định số lượng nhập về, số lượng từng màu, từng mẻ nhuộm. Lấy ngẫu nhiên ít nhất 10% số lượng của mỗi mẻ nhuộm, từng màu. Nếu kết quả lỗi cao cho màu hoặc mẻ nhuộm

nào đó kiểm thêm 15% số cây vải. Nếu kết quả vẫn lỗi cao phải tiến hành kiểm tra 100% màu, mẻ nhuộm đó.

- Khi lấy mẫu số cuộn vải sẽ được làm tròn tới cuộn kế tiếp. Ví dụ: nếu số lượng 1 màu nhập về là 15 cuộn, thì lấy mẫu 10% là 2 cuộn, nhân viên kiểm vải phải kiểm tra toàn bộ 2 cuộn.

3.2. Kiểm tra bằng mắt.

Khi cho vải vào máy, nhân viên kiểm tra phải đứng kiểm tra và đánh dấu các lỗi nếu thấy bằng phấn phản màu.

Hình 1.6: Kiểm tra vải bằng mắt

Các lỗi phải được nhân viên kiểm tra vải đánh dấu qui ra điểm (theo Hệ thống 4 điểm hoặc Hệ thống 10 điểm), kết luận về việc chấp nhận hay loại bỏ và ghi nhận vào biên bản kiểm tra.

Nhân viên kiểm tra phải xác định được mặt phải và trái của vải. Khi kiểm tra luôn luôn phải kiểm tra mặt phải của vải.

- Kiểm tra loang màu trong cuộn: kiểm tra độ khác màu giữa hai bên sườn ( từ biên vào), giữa sườn với trung tâm (giũa khổ vải) và giữa đầu này với đầu kia của cây vải. Nhân viên kiểm tra phải ghi và đính kèm vào miếng vải mẫu này các chi tiết sau: nhà cung cấp, tên xí nghiệp sản xuất, tên hay mã (code) màu, loại vải, số mẻ nhuộm, ngày nhận, ngày kiểm.

Hình 1.7: Bảng theo dõi độ biến thiên màu.

+ Kiểm tra độ khác màu giữa sườn với trung tâm và sườn với sườn. Mang miếng vải và tiến hành kiểm tra sự khác màu của vải trên hộp đèn.

+ Cây vải được ngừng để kiểm tra độ khác màu ít nhất 3 lần ( đầu cây, cuối cầy và giữa cây), giữa sườn này với sườn kia (từ 2 biên vào), giữa sườn với trung tâm (giữa khổ vải). Cách kiểm tra: cầm 2 biên vải đặt sat vào nhau và 2 biên vải so với giữa có gì khác biệt nào không. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn vải xem có sự khác biệt về màu sắc không.

+ Nếu phát hiện sự khác màu nhân viên kiểm tra vải phải tiến hành để riêng mẻ nhuộm (Dye lot) này sau đó tiến hành kiểm tra 100% số lượng của mẻ nhuộm đó.

- Kiểm tra khổ của cây vải: khổ thực tế của cây vải được tính từ rìa lỗ kim. Khổ vải phải được kiểm tra ít nhất 3 lần/cây, tại 3 vị trí: đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn. Phải để mặt phải bằng phẳng và căng khi đo tránh tình trạng bị nhăn. Ghi kết quả kiểm tra lần đo có khổ nhỏ nhất vào biên bản và báo cáo cho phòng KHTT-XNK, TTCU nếu khổ trực tiếp nhỏ hơn khổ tài liệu.

- Kiểm tra chiều dài cây vải: kiểm tra chiều dài cây vải theo đồng hồ gắn trên máy. Ghi nhận chiều dài cây vải theo tem và chiều dài thực tế đo được vào biên bản kiểm tra. So sánh số lượng thực tế đo được và số lượng trên tem, list; nếu số lượng vải thiếu hụt tren 3% phải tiến hành báo cáo cho phòng KHTT-XNK hoặc TTCU.

- Kiểm tra lỗi vải: nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ khoảng 25 đến 30 mét mỗi phút tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt vải. Đánh dấu tất cả lỗi được phát hiện bằng phấn, băng keo hoặc nhãn đánh dấu lỗi. Tất cả các lỗi vải được qui ra điểm trừ theo Hệ thống 4 điểm hoặc Hệ thống 10 điểm.

3.3. Thẩm tra màu sắc và cấu trúc.

Đầu mỗi cây vải cắt 1 yard (=95cm) ngang khổ từ một trong các cây đã lựa kiểm tra, miếng vải này dùng để thẩm tra màu sắc và tính thẩm mỹ.

+ Lấy mẫu vải gốc và các miếng vải cắt từ các cuộn đã lấy mẫu tiến hành so sánh màu trên hộp đèn dưới ít nhất 2 nguồn sáng D65 và TL84. Công việc này được thực hiện mỗi màu và mỗi mẻ nhuộm.

+ Lập bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc: cắt từ mỗi mẻ nhuộm (dye lot hay từ mỗi bảng Batch) một miếng vải khoảng 5 inchs x 5 inchs tiến hành dán vào Bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc để theo dõi sự khác biệt màu giữa các mẻ nhuộm.

- Kiểm tra đặc tính cấu trúc: Tiến hành so sánh mẫu vải gốc và mẫu cắt ra bằng tay xem có sự khác biệt vè tính chất vải, cơ cấu sợi hay không, tính chất co dãn (đàn hồi). Cách kiểm tra dùng 2 tay vò và kéo 2 miếng vải cảm nhận sự khác biệt giữa 2 miếng vải.

- Nếu phát hiện thấy màu sắc và thẩm mỹ của vải nhập về không phù hợp với mẫu, nhân viên kiểm tra phải ghi nhận tất cả sự khác biệt này và báo cho phòng KHTT- XNK, TTCU liên hệ với nhà cung cấp để giải quyết. Nhân viên kiểm tra tiếp tục kiểm tra các lỗi bằng mắt và ghi nhận vào biên bản kiểm tra.

4. Quy định đánh tính điểm.

4.1. Hệ thống 4 điểm.

- Tất cả các lỗi đều được quy ra điểm.

- Các lỗi sợi đùn lên (dù mỏng hay dày) đều phải đánh lỗi, trừ khi do tính chất cảu vải là như vậy.

- Lỗi tiếp diễn nhiều lần trên 1 Yard ( = 0.9144 m) được tính thành 4 điểm.

- Một lỗi thủng, rách hay đứt sợi dù lớn hay nhỏ đều bị coi là lỗi nặng và được tính thành 4 điểm.

- Hệ thống 4 điểm:

+ Các lỗi có chiều dài tới 3” (= 7.6 cm) được tính = 1 điểm. + Các lỗi có chiều dài tới 6” (= 15.2 cm) được tính = 2 điểm. + Các lỗi có chiều dài tới 9” (= 22.8 cm) được tính = 3 điểm. + Các lỗi có chiều dài trên 9” (= 22.8 cm) được tính = 4 điểm. Lưu ý: mỗi yard chiều dài không được tính quá 4 điểm. Lỗi ngang hay dọc đều cùng điểm.

Tất cả các lỗi đều phải được đánh dấu. Các lỗi khác ngoài các lỗi trên, mỗi lỗi đươc qui thành 1 điểm.

Chuẩn chấp nhận:

Mỗi cây vải không được quá 20 điểm / 100 yards vuông hoặc 24 điểm/ m2.

Điểm trung bình cho cả lô vải không quá 16 điểm/ 100 yards vuông hoặc 19 điểm/ m2.

+ Công thức tính điểm/ 100 yards vuông cho mỗi cây vải như sau:

+ Công thức tính điểm/ 100 yard vuông cho cả lô vải tương tự như công thức trên nhưng thay vào đó là bằng tổng số điểm đếm được cho cả lô vải và tổng số chiều dài của cả lô. + Trong trường hợp khách hàng yêu cầu áp dụng chuẩn chấp nhận hoặc áp dụng cho các loại vải đặc thù thì phải được sự phê duyệt của trưởng phòng quản trị chất lượng.

4.2. Hệ thống 10 điểm ( chỉ áp dụng cho vải dệt kim khi có yêu cầu).

- Qui định điểm cho các lỗi dọc: + Lỗi dưới 1 inch: 1 điểm.

+ Các lỗi từ 1 đến 5 inches: 3 điểm. + Các lỗi từ 5 đến 10 inches: 5 điểm. + Các lỗi từ 10 đến 36 inches: 10 điểm.

+ Các lỗi tiếp diễn trên 1 yard đều được tính thành 10 điểm.

- Qui định điểm cho các lỗi ngang: + Lỗi dưới 1 inch: 1 điểm.

+ Các lỗi từ 1 đến 5 inches: 3 điểm. + Các lỗi từ 5 đến ½ khổ: 5 điểm. + Từ ½ khổ đến ngang khổ: 10 điểm.

- Chuẩn chấp nhận:

+ Nếu số điểm đếm được trên cây vải không vượt quá số Yard (chiều dài) trong cây thì cây vải đó được chấp nhận (loại I).

+ Nếu số điểm đếm được trong cây vải vượt quá số Yard ( chiều dài) trong cây thì cây vải đó được chấp nhận (loại II).

+ Ví dụ: nếu chiều dài cây vải đo được là 150 Yards và tổng số điểm trong cây nhỏ hơn 150 điểm thì cây vải đạt loại I, còn nếu số điểm trong cây đếm được vượt quá 150 điểm thì cây vải không được chấp thuận.

Ghi chú: nếu đơn vị đo là cm, phải tiến hành quy đổi ra Yard và Inch. 1 Yard = 0.9144 m

1 Inch = 2.54 cm

Ghi nhận các lỗi phát hiện được trong quá trình kiểm tra vào Biên bản kiểm tra, tính tổng số điểm và kết luận cây vải và lô hàng. Biên bản kiểm tra theo mẫu.

5. Các lỗi không chấp nhận.

- Vải canh xéo (cong hình cung hay chữ S) đều không được chấp nhận nếu vượt quá dung sai cho phép:

+ Hàng dệt thoi: nhuộm piece dye tối đa cho phép 3% khổ vải, nhuộm sợi hay in tối đa cho phép 2% khổ vải.

+ Hàng dệt kim: nhuộm piece dye tối đa cho phép 5% khổ vải, nhuộm sợi hay in tối đa cho phép 4% khổ vải.

- Bề mặt vải khác biệt đều không được chấp nhận trừ khi mã hàng yêu cầu.

- Vị trí và mức độ thường xuyên của các lỗi chạy ngang khổ trong một cây vải do công ty (phòng Kinh doanh) và người cung cấp xác định để liệt vào vải loại II.

- Cuộn vải không được xem là chất lượng loại I khi 1 trong 2 biên hoặc dãn, hoặc co khiến cho vải không được trải thẳng trên bàn, hoặc có gợn sóng lăn tăn, nhăn, gẫy nếp trong lòng cây vải.

- Các cây vải có chiều dài dưới 33 Yards sẽ không được tính là vải có chất lượng loại I kể cả cây vải đó có đủ tiêu chuẩn loại I, trừ khi trong hợp đồng có qui định như vậy.

- Các cuộn có nhiều hơn 1 lần nối trong cây (nhiều hơn 2 đoạn) sẽ không được coi là chất lượng loại I.

- Vải có mùi lại.

PHẦN 2: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA PHỤ LIỆU, BAO GÓI.

Tất cả các loại phụ liệu bao gồm nút, nút bấm, nút chặn, dây kéo, các loại nhãn, mắt cáo, dây luồn, khóa nhám, các phụ liệu đóng gói... đều phải được kiểm tra chất lượng tại kho trước khi xuất cho sản xuất.

Quy trình kiểm tra:

1. Các tài liệu, dụng cụ cần có trước khi kiểm tra:

- Packing list chi tiết hoặc phiếu yêu cầu mua hàng.

- Bảng màu có đầy đủ sự xác nhận, phê duyệt.

- Các báo cáo kiểm tra, thử nghiệm của nhà cung cấp (nếu có).

- Các dụng cụ phục vụ cho kiểm tra bao gồm: thước dây, các dụng cụ để kiểm tra chức năng của phụ liệu.

- Điều kiện ánh sáng tại điểm kiểm tra phải đạt ít nhất 1000 lux ( 100 foot candles).

2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra.

Việc bốc mẫu kiểm tra được dựa vào mức AQL 1.5, người kiểm tra căn cứ vào tổng số lượng nhập về cho từng đợt (packing list, phiếu yêu cầu mua hàng) so sánh với bảng AQL bên dưới để xác định số mẫu cần bốc để kiểm tra:

Số lượng lô Số mẫu

kiểm tra AQL 1.5Chấp Số lượng lô Số mẫukiểm tra AQL 1.5

nhận Loạibỏ Chấpnhận Loạibỏ 0 đến 150 20 0 1 3 201-10 000 200 7 8 151-280 32 1 2 10 001-35 000 315 10 11 281-500 50 2 3 35 001-150 000 500 14 15 501-1 200 80 3 4 150 001-500 000 800 21 22 1 201-3 200 125 5 6 Trên 500 000 800 21 22 Ghi chú:

- Để việc kiểm tra đạt hiệu quả thì đối với các phụ liệu được đóng trong bao, thùng hoặc bó thành từng bó người kiểm tra phải lấy ít nhất 10% số lượng bao, thùng hoặc bó, sau đó mới dựa trên mức AQL bên trên để bốc ngẫu nhiên số lượng cần kiểm. Nếu có nhiều size, nhiều màu, chủng loại thì người kiểm tra phải đảm bảo tất cả các size, các màu, chủng loại phải được bố theo tỷ lệ tương ứng.

- Khi số lượng lô hàng nhỏ hơn mẫu thì kiểm tra 100% số lượng lô hàng đó.

3. Các chỉ tiêu kiểm tra

3.1. Chỉ tiêu ngoại quan:

- Màu sắc: màu sắc nguyên liệu phải phù hợp với mẫu được phê duyệt, không dây màu, loang màu.

- Kích cỡ, thông số, hình dáng của phụ liệu.

- Cấu trúc, thiết kế của phụ liệu.

- Các ký mã hiệu, chữ viết và nội dung ghi trên phụ liệu.

KCS phụ liệu kiểm tra các chỉ tiêu này bằng cách so sánh với các mẫu đã được phê duyệt hoặc đo và so sánh với các thông số đã cho.

3.1.1. Dây kéo

- Đối chiếu với bảng màu: kiểm tra kích thước, màu sắc có giống bảng màu không?

- Kiểm tra thanh nắm đầu dây kéo có bị trầy, ố, tróc sỉ không?

- Kiểm tra răng dây kéo có đều hay không? Có bị bung sút không?

- Kiểm tra độ dễ dàng khi kéo: kéo lên kéo xuống 3 lần để kiểm tra dây kéo có bị vướng hay không?

- Đối với dây khoa kéo tự động: kéo dây xuống dưới cục chặn khoảng 3 cm, dùng 2 ta kéo 2 đầu dây kéo, nếu thanh nắm đầu dây kéo không bị tuột => dây kéo đạt chuẩn.

- Kiểm tra niken tại chỗ (đối với khách hàng H&M): theo “Bảng hướng dẫn các biện pháp kiểm tra niken tại chỗ”.

Hình 2.1: Dây kéo nhập về đem kiểm tra.

3.1.2. Nút

- Đối với bảng màu: kiểm tra màu sắc, kiểu dáng.

- Kiểm tra độ đồng màu của nút.

- Kiểm tra vân nút có đều không?

- Kiểm tra nút có bị trầy, mẻ hay không?

- Kiểm tra niken tại chỗ (đối với khách hàng H&M): theo “Bảng hướng dẫn các biện pháp kiểm tra niken tại chỗ”.

Hình 2.2: Nút mới nhập về đem kiểm tra.

3.1.3. Nút 4 phần/ móc 4 phần/ mắt cáo/ đinh tán.

- Đối chiếu với bảng màu.

- Kiểm tra móc/ nút/ mắt cáo có bị trầy, ố, đồng màu không?

- Kiểm tra niken tại chỗ (đối với khách hàng H&M): theo “Bảng hướng dẫn các biện pháp kiểm tra niken tại chỗ”.

3.1.4. Nhãn

- Đối chiếu với bảng màu: kiểm tra kiểu dáng, kích thước, màu sắc.

- Kiểm tra thông tin mặt trước, mặt sau.

- Kiểm tra xem nhãn có bị lỗi sợi, mất sợi, mờ chữ, không đông màu, cạnh to nhỏ, cạnh có đều không?

- Đối với nhãn sử dụng: phải kiểm tra theo size, layout nhãn chính xác không?

- Đối với nhãn barcode: phải dò số barcode đúng với thông tin trên bảng màu.

3.2. Chỉ tiêu thể hiện chức năng của phụ liệu.

- Chức năng của phụ liệu là các chỉ tiêu thể hiện công dụng của phụ liệu do đó nó là các chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng phụ liệu.

- Ví dụ về một số loại phụ liệu và chức năng của chúng: dây kéo (kéo lên xuống dễ dàng, nếu có chốt tự động thì trượt xuống bằng cách kéo 2 bên răng ra 2 bên), nút chặn (không kéo được hoặc khó kéo dây luồn khi không bấm nút xuống), nhãn chống trộm (phải phát ra tín hiệu khi kiểm tra trên máy dò), bo thun (phải có độ co dãn và trả lại hình dạng ban đầu khi kéo và sau khi kéo), nút bấm (phải bấm vào được và có độ chắc phù hợp)...

Mỗi loại phụ liệu có các chức năng khác nhau do đó KCS kiểm tra cần phải nắm chắc công dụng của chúng trước khi kiểm tra và thực hiện cách kiểm thích hợp.

3.3. Các lỗi liên quan đến an toàn sản phẩm.

- Các lỗi liên quan đến an toàn là các lỗi có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng sản phẩm như các phụ liệu có cạnh sắc nhọn, các phụ liệu chứa kim loại nặng như niken, chì,....

- Khi kiểm tra chất lượng KCS cần đặc biệt chú ý tới các dạng lỗi này.

PHẦN 3: LẬP BIÊN BẢN KIỂM TRA

3.1. Đối với nguyên liệu.

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt nhân viên kiểm tra phải có trách nhiệm chuyển các biên bản kiểm tra và các dạng lỗi cho phòng KHTT-XNK (hàng xuất) hoặc phòng TTCU (hàng nội địa) để giải quyết. Trong trường hợp có khách hàng tại Công ty thì nhân viên kiểm vải có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để giải quyết các lỗi sai,

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY V JEAN NHÀ BÈ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w