tưởng vào khả năng của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước
Thanh niên tỉnh Hải Dương vừa là chủ thể vừa là đối tượng giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN. Chúng ta biết rằng sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, kể cả sự phát triển của con người bao giờ cũng là tự thân vận động, tức là yếu tố bên trong của từng con người quyết định hiệu quả của hoạt động. Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc chỉ đạt kết quả cao khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục của chủ thể với tự giáo dục của thanh niên, Đây là biện pháp trực tiếp quyết định hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay.
Tự giáo dục là hoạt động tự giác, nỗ lực, tích cực của thanh niên, hướng bản thân mình vào hình thành và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, loại trừ những yếu tố tiêu cực. Tự giáo dục của thanh niên cũng là thể hiện vai trò ngày càng tăng của nhân tố chủ quan trong phát triển ý thức BVTQ của thanh niên. Do vậy, thanh niên phải có tinh thần tích cực, chủ động, có kế hoạch thiết thực, phải có nhu cầu phát triển nhận thức về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn đặt cho mình những vấn đề cần nhận thức, nghiên cứu tìm tòi các vấn đề lý luận và thực tiễn. Đồng thời, họ phải có các
biện pháp, hình thức học tập, nghiên cứu phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình, nhạy cảm với những vấn đề xã hội đang diễn ra và có nhận thức, thái độ, tình cảm rõ ràng với những thay đổi của thực tiễn quê hương, đất nước.
Các lực lượng tham gia giáo dục và tự giáo dục của người thanh niên có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu là làm cho thanh niên nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực hoạt động giỏi, có chí tiến thủ, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Để tự giáo dục có hiệu quả, các chủ thể cần tạo ra nhu cầu học tập, rèn luyện, nâng cao sự hiểu biết và năng lực hành động sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên.
Các tổ chức, lực lượng cần động viên, khuyến khích, tạo điều kiện và hướng dẫn phương pháp tự giáo dục cho thanh niên. Thế mạnh của thanh niên là là tuổi trẻ, năng động, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá cái mới, nhiệt tình, sôi nổi, dám dấn thân vào những nơi khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, ở họ vấn còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự từng trải, nhất là thanh niên hiện nay dễ dao động khi gặp thất bại, khó khăn. Vì vậy, phải có biện pháp động viên, hướng dẫn tạo ra phương pháp tư duy khoa học, tính kiên trì, bền bỉ trong tự học, tự rèn luyện của thanh niên. Cán bộ, đảng viên ở các tổ chức, cơ quan, địa phương, gia đình cần nêu gương sáng về tự học, tự rèn luyện để thanh niên noi theo.
Trong mỗi con người ai cũng có những mạnh, yếu nhất định, song nó không phải là cái bất biến mà luôn luôn biến đổi.Việc nhìn nhận, đánh giá khả năng của thanh niên phải đặt trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của thanh niên, phải thấy được cả mặt mạnh, mặt yếu, cùng những thuận lợi và khó khăn hiện nay. Bởi lẽ, muốn giáo dục bồi dưỡng, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên, trước hết người giáo
dục phải hiểu thanh niên, tin ở khả năng của họ, từ đó khơi dậy ý chí quyết tâm giúp họ tự tin, hăng hái tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua hoạt động trong gia đình và ngoài xã hội, thanh niên sẽ bộc lộ ra những mạnh yếu của mình. Khả năng nhận thức, sáng tạo, động cơ ý chí quyết tâm của thanh niên cũng được biểu hiện ra trong hoạt động của họ. Do đó, các lực lượng giáo dục cần phải có niềm tin vào khả năng của họ, tránh vội vàng đánh giá, thất vọng, thiếu tin tưởng trước những hiện tượng sai trái của thanh niên, mà phải quan tâm động viên, khuyến khích họ vượt qua khó khăn thử thách. Tin tưởng vào quyết tâm vượt qua thử thách và ủng hộ, khuyến khích họ hoàn thành công việc, khơi dậy ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước của thanh niên.
Hoạt động quân sự là một hoạt động mang tính đặc thù đòi hỏi ở thanh niên những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ và có ý chí quyết tâm cao mới hoàn thành được nhiệm vụ. Vì vậy, không những phải có niềm tin vào khả năng của thanh niên mà còn phải biết động viên, khuyến khích kịp thời, giúp cho họ có niềm tin, có động cơ, ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện trong môi trường quân sự để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bằng những lời nói và việc làm cụ thể của các lượng tham gia giáo dục, tạo ra những điều kiện thuận lợi cả về vật chất, tinh thần, tình cảm để thanh niên thấy được khả năng của mình, từ đó hình thành thái độ, trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân… tích cực rèn luyện nâng cao khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tinh thần cảnh giác trước kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân. Khơi dậy ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên của gia đình bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Thông qua hoạt động hàng ngày của thanh niên: Học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu và công tác để gia đình phối hợp chặt chẽ với nhà trường, địa phương và đơn vị quân đội, động viên, khuyến khích giúp đỡ
thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên coi sự tiến bộ, trưởng thành của thanh niên là niềm hạnh phúc và tự hào của gia đình, địa phương chứ không chỉ là sự giàu sang về của cải vật chất. Có như vậy, các chủ thể giáo dục mới thực hiện tốt vai trò, chức năng giáo dục ý thức bảo vệ