Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, xã hội và đơn vị

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay Luận văn ThS. Triết học (Trang 74)

vị quân đội trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở tỉnh Hải Dương hiện nay

Giáo dục thanh niên nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên nói riêng không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Người thanh niên được sống và hoạt động trong một gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc và một môi trường xã hội lành mạnh; được sự quan tâm giáo dục của cả gia đình, nhà trường, xã hội là điều kiện tốt nhất để họ yên tâm lao động, làm việc và sáng tạo, cống hiến được nhiều nhất những phẩm chất và năng lực của mình cho gia đình và xã hội.

Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, xã hội và các đơn vị quân đội trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức, cả về tư tưởng và tổ chức, cả tình cảm và trách nhiệm cùng chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ có nhận thức, có động cơ, thái độ, trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao sẵn sàng tham gia và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường, xã hội và đơn vị quân đội trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên cũng là để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của từng môi trường và bổ sung những điểm mạnh của môi trường này cho môi trường kia, tạo nên một môi trường giáo dục rộng lớn, thật sự lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức và mọi lực lượng tự giác, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục thanh niên trở thành người công dân có ý thức trách nhiệm, quyết tâm cao đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong nhiều bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo

dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [23, tr.394].

Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các đơn vị quân đội là môi trường tốt để giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên. Thực hiện được sự kết hợp này chính là đang thực hiện xã hội hoá giáo dục, biến sự nghiệp trồng người trở thành sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội. Để thực hiện có hiệu quả sự kết hợp này, các chủ thể giáo dục cần phải làm tốt một số biện pháp sau:

Một là, gia đình phải chủ động liên hệ với nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội, các đơn vị quân đội nơi con em mình nhập ngũ để có những nhận xét về con em mình, làm cơ sở để đánh giá chính xác con cái, có biện pháp giáo dục đúng hướng. Khi được yêu cầu, gia đình phải thường xuyên có mặt ở các cuộc họp, sinh hoạt của nhà trường, đoàn thể xã hội để cùng trao đổi bàn bạc thống nhất các biện pháp giáo dục con cái. Không được có thái độ thờ ơ, phó mặc cho nhà trường và xã hội và không thể giao toàn bộ trách nhiệm cũng như kết quả giáo dục con cái cho nhà trường và các đoàn thể xã hội.

Đối với các gia đình có thanh niên đang nhập ngũ, cần phải có sự phối hợp thường xuyên giữa gia đình và đơn vị để kịp thời động viên con em mình phát huy truyền thống gia đình, quê hương, tích cực rèn luyện phấn đấu xây dựng đơn vị, xây dựng quân đội vững mạnh. Sự kết hợp đó bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể gia đình đến thăm đơn vị khi có điều kiện; trao đổi thư từ với chỉ huy đơn vị, qua bạn bè của con em mình hoặc thông qua các phương tiện thông tin liên lạc… Qua đó giữa gia đình và đơn vị có sự trao đổi thống nhất, động viên, khuyến khích thanh niên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; đồng thời uốn nắn kịp thời những nhận thức và hành động tiêu cực của thanh niên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay, sự kết hợp giữa gia đình và đơn vị là yếu tố quan trọng nhất để giáo dục thanh niên có ý thức giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc và hành động tích cực rèn luyện

kỹ chiến thuật, chấp hành nghiêm kỷ luật, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hai là, Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là các cơ quan ban ngành ở tỉnh Hải Dương cần có những chính sách cụ thể, thích hợp để các gia đình thực hiện tốt vai trò giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân, mọi thanh niên trong các gia đình, vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên hiện nay, bên cạnh sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường, xã hội, và đơn vị quân đội, cần phải có những chính sách cụ thể, thích hợp của Đảng, Nhà nước và địa phương để tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện động viên, giúp đỡ thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo pháp luật.

Các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, nhà trường ở các cấp một mặt, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương trong việc tổ chức tốt các hoạt động tuyển quân, giáo dục quốc phòng, luyện tập dân quân tự vệ, luyện tập phương án phòng thủ tỉnh, huyện, xã. Mặt khác, cần có những biện pháp cụ thể động viên cả vật chất và tinh thần cho các gia đình và thanh niên trực tiếp tham gia các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Ba là, Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương cần có chính sách thực hiện đúng các quy định đảm bảo mọi thanh niên khi đến tuổi phải tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi hết hạn nghĩa vụ quân sự phải tham gia đăng ký quân dự bị; đồng thời cần hỗ trợ kinh phí cho thanh niên luyện tập dân quân tự vệ. Đối với các gia đình có thanh niên nhập ngũ, bên cạnh quy định của Nhà nước, địa phương cần huy động thêm các nguồn lực khác để động viên như: Ưu tiên cho vay vốn xoá đói giảm nghèo, tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi động viên giúp đỡ gia đình khó khăn…

Chính quyền địa phương cùng các đơn vị quân đội hỗ trợ dạy nghề cho các quân nhân chuẩn bị xuất ngũ và tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương có

thể tiếp nhận và tạo việc làm cho các quân nhân xuất ngũ; tuyển chọn những quân nhân có phẩm chất, năng lực, trình độ vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, đoàn thể các cấp ở địa phương; mở rộng và nâng cao hiệu quả chủ trương giải quyết việc làm bằng việc thành lập các trung tâm dạy nghề, ưu tiên cho thanh niên là quân nhân xuất ngũ. Đồng thời, các đơn vị quân đội cần quan tâm và tổ chức phối hợp với địa phương trong thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, hỗ trợ dạy nghề cho quân nhân xuất ngũ, phục viên để khi trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng, củng cố địa phương, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay Luận văn ThS. Triết học (Trang 74)