III. HPLC ĐIỀU CHẾ
1. Nguyên tắc, yêu cầu:
Sự tách các chất bằng phương pháp sắc ký dựa trên trạng thái cân bằng giữa các thành phần, một chất hấp phụ trong cột (=pha tĩnh) và một dung môi chảy qua nó (pha động).Khi một thành phần liên kết với pha tĩnh, hiện tượng này được định nghĩa là sự hấp phụ, khi thành phần này bị tách ra nhờ pha động, hiện tượng này được định nghĩa là phản hấp phụ. Khả năng hấp phụ cao giữa các thành phần nghiên cứu với pha tĩnh nghĩa là sự lưu giữ các thành phần này trên cột cao và do đó thành phần đó sẽ được rửa giải ra khỏi cột trễ hơn thành phần khác. Việc tách riêng các chất từ một hỗn hợp thành chỉ có thể tiến hành mỗi chất có khả năng hấp phụ và phản hấp phụ khác nhau đối với pha tĩnh và pha động.
Sắc ký điều chế - Nhóm 2 – TT DL chiều T3
Trang 33
Bình chứa dung môi Bơm dung môi
Bình chứa mẫu Bơm mẫu Valve bơm
mẫu
Cột sắc ký chế hóa
Detector
Valve bơm
Sơ đồ mô hình sắc ký lỏng chế hóa
HPLC điều chế là một phương pháp hiệu quả và đang được sử dụng rất phổ biến để tách các chất cần nghiên cứu ra khỏi 1 hỗn hợp hoặc để tinh chế các chất.
Các yếu tố sau đây phải được chú ý đặc biệt:
- Linh hoạt trong việc chọn cột. Số lượng chất và các yêu cầu tách ảnh hưởng khác nhau đến các vấn đề cần giải quyết. Đơn giản và phù hợp với kinh tế của một vấn đề phân tích cụ thể do đó có thể giải quyết được.
- Hiệu suất bơm cao hơn. Dung tích cột lớn yêu cầu thể tích dòng lớn hơn, do đó tốc độ dòng cũng cần phải lớn hơn.
- Áp suất lớn hơn. Khuynh hướng của sắc ký điều chế rõ ràng là hướng về chất hấp phụ dạng hạt mịn, điều này dẫn đến một kháng lực dòng đáng chú ý