NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.2.2. Nội hàm của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
Với những đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế đã phân tích ở phần 2.1.2, các công cụ kinh tế hoàn toàn có tính tương phản với công cụ điều hành và kiểm soát. Khi chúng ta sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, trong nhiều trường hợp, chúng còn tạo ra khả năng ý thức tự nguyện chấp hành đối với những hành vi ứng xử với môi trường. Bên cạnh đó, với tư cách là một trong số các công cụ của quản lý môi trường, công cụ kinh tế có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác của quản lý môi trường.
Các quan hệ cơ bản phát sinh trong quá trình sử dụng các CCKT trong BVMT có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật vì bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật còn có chức năng bảo vệ. Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi các hành vi vi phạm pháp luật môi trường xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.
Trong các biện pháp tác động tới các chủ thể tham gia vào hoạt động BVMT thì biện pháp pháp lý là sự thể chế hóa các yêu cầu BVMT bằng các quy định của pháp luật. Thông qua đó, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân được thể hiện trong các quy định mang tính bắt buộc và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Như vậy, một trong những đảm bảo quan trọng của biện pháp pháp lý chính là việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT nói chung và pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT nói riêng.
Pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT tác động vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm của pháp luật. Từ sự nhận thức này sẽ hướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, Nhà nước và của bản thân trong quá trình sử dụng, hưởng lợi từ môi trường.
Như vậy, pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT được quan niệm là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý về các chủ thể sử dụng các CCKT; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; trình tự, thủ tục và hình thức xử lý các vi phạm pháp luật BVMT.
2.2.2. Nội hàm của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệmôi trường môi trường
Nói đến pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT là đề cập toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động BVMT khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những hoạt động khác có liên quan.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nội hàm pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT. Có quan niệm cho rằng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT là toàn bộ các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về công tác BVMT trong các lĩnh vực khác nhau. Cơ sở của quan niệm này xuất phát từ đặc tính của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do vậy, tất cả các quy định về BVMT trong những ngành, lĩnh vực khác đều có tác động nhất định đến sử dụng các CCKT trong BVMT. Quan niệm này có phần rộng vì xét cho cùng môi trường có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng mỗi ngành đều có những đặc thù riêng khi xác lập và thực hiện. Do vậy, nếu cho rằng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT bao gồm toàn bộ những quy định về BVMT thì phạm vi quá lớn.
Có quan niệm cho rằng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT gồm những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng các CCKT trong BVMT. Quan niệm này là chưa đầy đủ vì chủ thể sử dụng các CCKT trong BVMT bao gồm các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước…Do đó, chủ thể sử dụng các CCKT trong BVMT chỉ do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thì chưa chính xác.
Theo nghiên cứu sinh trong lĩnh vực môi trường, nội hàm pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT bao gồm:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT có liên quan đến các hoạt động của các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường. Bộ phận này là tập hợp các quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT nói riêng có nội dung liên quan trực tiếp đến hành vi của các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, cũng như quy định về việc thực hiện nghĩa vụ BVMT của các chủ thể tham gia quan hệ sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường. Nhóm những quan hệ này bao gồm:
pháp luật về ngân sách nhà nước trong BVMT và pháp luật về Quỹ BVMT
Hai là, quy định của pháp luật về nhóm các CCKT kích thích lợi ích kinh tế gồm: pháp luật về thuế BVMT; pháp luật về phí BVMT;
Ba là, quy định của pháp luật về nhóm các CCKT nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động BVMT bao gồm: pháp luật về ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; pháp luật về đặt cọc – hoàn trả; pháp luật về nhãn sinh thái;
Thứ hai, pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT bao gồm các thiết chế thực thi pháp luật BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật trong BVMT.