Pháp luật về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ luật học đề tài pháp luật về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi truwòng ở việt nam hiện nay (Trang 111)

- Kinh nghiệm của Philippin

3.4.Pháp luật về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.4.Pháp luật về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

đồng tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định số 1906/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Theo Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT, ba sản phẩm được phê duyệt tiêu chí nhãn xanh gồm: bột giặt, bóng đèn huỳnh quang, bao bì nhựa tự phân huỷ sinh học dùng gói hàng khi mua sắm.

Việc dán nhãn sinh thái trên sản phẩm có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực và chủ động đến ý thức BVMT của người tiêu dùng bằng cách mua những sản phẩm gây ít tác động đến môi trường, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện đối với các nhà sản xuất.

Đồng thời, uy tín của nhà sản xuất được khẳng định khi sản phẩm của họ được dán nhãn sinh thái, các sản phẩm này có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là CCKT tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng và giảm các tác động xấu đến môi trường.

3.4. Pháp luật về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường trường

Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về quan hệ, chủ thể, lợi ích, hình thức pháp lý…cùng với xu hướng tận dụng tối đa những cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận đã ảnh hưởng không nhỏ tới khai thác, tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Điều này đòi hỏi bên cạnh những biện pháp khuyến khích việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên và môi trường còn cần đến các biện pháp ngăn chặn giữa tác động tiêu cực đến môi trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật môi trường.

Hệ thống chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT được quy định trong các văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVMT nói chung và trong lĩnh vực sử dụng các thành phần của môi trường nhưng lĩnh vực đất đai, rừng, biển, nước, khoáng sản.

Hệ thống này là một loại CCKT được Nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước về môi trường. Hệ thống này quy định về: (i)Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai, khoáng sản, rừng, biển…; các hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hầu quả; (ii)Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động và (iii)Biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nếu hệ thống chế tài xử phạt được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết, đầy đủ, hình thức xử phạt phù hợp, mức phạt đủ sức răn đe, xử phạt đúng người, đúng tội… thì sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường sẽ được thực thi. Ngược lại, nếu hệ thống chế tài xử phạt không được quy định rõ ràng, mang tính chung chung, định tính, hình thức xử phạt không phù hợp, mức phạt quá nhẹ nhành… thì sẽ không có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và sử dụng các thành phần của môi trường. Thậm chí, còn khuyến khích các hành vi vi phạm, vì mức lợi mà các đối tượng này thu được còn lớn hơn nhiều so với mức phạt của Nhà nước.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ luật học đề tài pháp luật về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi truwòng ở việt nam hiện nay (Trang 111)