Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ luật học đề tài pháp luật về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi truwòng ở việt nam hiện nay (Trang 123)

- Kinh nghiệm của Philippin

MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

4.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

cụ kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

BVMT là vấn đề mang tính cấp thiết toàn cầu đòi hỏi quốc gia nào trên trái đất cũng đều phải quan tâm và có thái độ tích cực đối với việc BVMT.

Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học, chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường.

Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, cần tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với yêu cầu cải thiện môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển [118].

Áp dụng các CCKT trong BVMT là giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền [24].

Quán triệt quan điểm trên, Nhà nước ta cần từng bước áp dụng các CCKT trong BVMT và coi việc đẩy mạnh áp dụng pháp luật sử dụng các CCKT trong BVMT là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, coi chương trình nghiên cứu, xây dựng và sử dụng các CCKT trong BVMT là một trong 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về BVMT. Các quan điểm cụ thể:

Quan điểm 1: BVMT phải được coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế, của tiến trình CNH-HĐH, không tách rời quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Mục đích thực sự của việc phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người chứ không thể hiện chỉ ở tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá một nước có phát triển hay không, ngày nay ngoài việc căn cứ vào sự tăng trưởng đạt được, người ta còn quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố “ngoại kinh tế” trong đó có mức độ ô nhiễm môi sinh, tỷ lệ sinh tử, chế độ an ninh xã hội … Như vậy, phát triển kinh tế không phải là một bài toán đơn giản mà nó đòi hỏi phải quan tâm hơn đến cái giá phải trả cho sự tăng trưởng kinh tế, nghĩa là phải chú ý đến vấn đề BVMT.

Để không phạm những sai lầm đã và đang phải trả giá đắt của nhiều quốc gia vì coi nhẹ vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, nước ta cần phải coi phát triển kinh tế và BVMT là hai mặt quan trọng của một quá trình thống nhất. Trước mắt cũng như lâu dài, sự phồn vinh về kinh tế và môi trường thiên nhiên lành mạnh là các mục tiêu bổ trợ cho nhau. Để đảm bảo tính lâu bền của sự phát triển nhằm tạo ra một xã hội bền vững, BVMT phải được coi là một bộ phận của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quan trọng là phải được thực thi đến nơi đến chốn. Đồng thời cần có sự kết hợp chặt chẽ nguyên tắc bền vững trong tất cả các kế hoạch phát triển và các kế hoạch kinh tế khác của Nhà nước và địa phương để đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các mục tiêu về kinh tế và môi trường. Chính vì vậy vấn đề

trọng tâm trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển là lồng ghép nội dung BVMT vào kế hoạch đầu tư.

Quan điểm 2: Thực hiện bãi bỏ dần những khoản trả tài trợ dẫn đến khuyến khích hành động làm suy thoái nguồn tài nguyên và môi trường, áp dụng nguyên tắc PPP và BPP, đảm bảo cho giá cả sản phẩm phản ánh toàn bộ chi phí xã hội của việc áp dụng hoặc làm suy thoái nguồn tài nguyên.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và sức khoẻ con người trong những năm tới cần xoá bỏ dần việc tài trợ qua giá hoặc ưu đãi qua thuế đối với các sản phẩm thuốc trừ sâu hoặc các sản phẩm khác mà khi sử dụng thường gây độc hại cho môi trường và gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Lâu nay ở nước ta, hầu hết các DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hầu như không quan tâm đến những hậu quả do họ gây ra làm suy thoái, ô nhiễm môi trường. Những chi phí do thiệt hại về môi trường được họ coi như tiền lãi trong kinh doanh. Mối hiểm hoạ nguy hại này đối với đất nước cần phải được ngăn chặn kịp thời. Để thúc đẩy viêc nâng cao trách nhiệm của những người sử dụng nguồn tài nguyên môi trường cũng như để hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi các DN từng bước phải tính đủ chi phí xã hội của sản phẩm được sản xuất ra. Quán triệt quan điểm này sẽ thúc đẩy cả người sản xuất và người tiêu dùng đều phải quan tâm BVMT, tuân thủ pháp luật và tích cực hưởng ứng việc thực hiện các nguyên tắc PPP và BPP.

Quan điểm 3: Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và phân cấp cho các địa phương quản lý môi trường, đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT.

BVMT là một công việc mang tính chất xã hội rộng lớn đòi hỏi phải thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Luật BVMT nước ta đã chỉ rõ đây là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của mỗi người cho nên cần phòng ngừa ô nhiễm là chính, đồng thời tuân thủ dần nguyên tắc PPP. Phần lớn những hoạt động sáng tạo và có hiệu quả cao của các cá nhân và tổ chức đều xảy ra trong từng địa phương. Do nắm vững tình hình thực tế và có quyền lợi nên các địa phương có thể quyết định được những gì ảnh hưởng đến họ và đóng một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong việc xây dựng một xã hội an toàn, bền vững.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các địa phương được quyền quản lý, sử dụng lâu dài đất đai và các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống vì không có điều kiện đó thì họ sẽ không tích cực sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Chính quyền địa phương phải là những thành viên tích cực của chính quyền TW trong việc

quyết định những chính sách, chương trình, kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương, đến môi trường và nguồn tài nguyên đang nuôi sống họ. Họ cũng phải là đơn vị chủ chốt để BVMT, có nhiệm vụ kế hoạch hoá sử dụng đất đai, kiểm soát sự phát triển, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác phế thải, chăm sóc sức khoẻ, giao thông công cộng và giáo dục. Vì vậy, họ cần có đủ nguồn tài chính để đầu tư tổ chức, điều hành và quản lý BVMT.

Quan điểm 4: Xây dựng hệ thống luật về môi trường hoàn chỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và BVMT, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng xã hội bền vững và hạn chế các hiện tượng tiêu cực làm suy thoái môi trường.

Về mặt pháp lý, trước đây Nhà nước ta cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan đến môi trường nhưng nói chung cũng chỉ mới nhằm giải quyết từng phần, từng vấn đề riêng lẻ. Từ năm 1994, Luật BVMT đã có hiệu lực thi hành theo tinh thần gắn chặt chính sách kinh tế với chính sách môi trường. Đây là văn kiện pháp lý đề cập đến vấn đề môi trường một cách toàn diện với quy mô rộng lớn và hiệu quả cao nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với môi trường và cũng là biện pháp để nước ta có thể hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng thế giới. Song để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa văn bản luật với thực thi trong cuộc sống, đòi hỏi Nhà nước cần sớm ban hành những văn bản dưới luật, những quy định liên quan đến BVMT nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành luật một cách chi tiết.

Quan điểm 5: Sử dụng đồng bộ pháp luật về các CCKT để thực hiện mục tiêu chung là BVMT

Giữ gìn và BVMT là sự nghiệp của toàn dân, môi trường cũng là một lĩnh vực mang tính liên ngành cao, do đó để giải quyết hàng loạt vấn đề về môi trường đang đặt ra ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn lao của Nhà nước và điều quan trọng đặt ra là phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ về chính sách cũng như hành động giữa các ngành có liên quan với nhau vì mục tiêu chung là BVMT trong quá trình phát triển của ngành mình, chấm dứt hiện tượng có nhiều ngành chỉ tập trung, cố gắng để đạt được mục tiêu riêng theo chức năng của mình, bất chấp tình trạng môi trường ra sao. Khi sự phối hợp liên ngành được chặt chẽ sẽ vừa hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện mục tiêu chung BVMT vừa nhằm giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa BVMT với các lĩnh vực khác trong quá trình phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ luật học đề tài pháp luật về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi truwòng ở việt nam hiện nay (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w