Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 62)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.4 Hiệu quả môi trường

Dự án mang lại hiệu quả môi trường khi dự án không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, dự án đó có thể mang lại những lợi ích cho môi trường như: góp phần ngăn chặn ô nhiễm, khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trước khi thực hiện dự án; góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học… Đối với dự án xử lý nước thải tinh bột sắn kết hợp thu hồi khí mêtan mang lại những hiệu quả môi trường như:

- Giảm phát thải khí nhà kính

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi khí mêtan được coi là một công nghệ giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Hoạt động của dự án thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải góp phần giảm thiểu sự phát sinh khí nhà kính gồm:

Giảm lượng khí mêtan (CH4) phát thải từ công trình xử lý nước thải của nhà máy: Khí mêtan (CH4) là khí gây hiệu ứng lớn hơn khí cacbonic (CO2): một tấn khí CH4 tương đương với 21 tấn khí CO2 về khả năng làm ấm toàn cầu (IPCC, 2006). Vì vậy nếu các chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy kỵ khí trong các thiết bị xử lý có thu hồi khí CH4 thì khí CH4 sẽ được thu hồi sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế các nhiên liệu hóa thạch. Khi bị đốt cháy khí CH4 sẽ chuyển hóa ra khí CO2: một tấn khí CH4 cháy sinh ra 2,75 tấn khí CO2. Như vậy tác dụng về hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi 21/2,75 = 7,6 lần.

Giảm lượng phát thải CO2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch: Khí sinh học trong đó thành phần chính là CH4 thu hồi từ hệ thống xử lý nước thải thay thế các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí LPG) sẽ giảm phát thải khí nhà kính do đốt các nhiên liệu này phát thải ra. Ngoài ra, dùng khí mêtan thay thế củi sẽ bảo vệ rừng, nguồn hấp thụ khí CH4, góp phần làm giảm phát thải kKNK.

- Cải thiện chất lượng môi trường nước

được lượng mêtan được tạo ra từ quá trình phân hủy sinh học và góp phần tăng hiệu suất xử lý nước thải. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ nghệ xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thu hồi mêtan góp phần tăng hiệu suất xử lý nước thải. Tùy thuộc vào hàm lượng COD đầu vào và loại cơ chất cũng như thiết bị, điều kiện vận hành mà hiệu suất loại bỏ COD thường nằm trong khoảng từ 80-95%. Đối với nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, công nghệ xử lý kỵ khí phủ kín đã xử lý được 90% lượng COD chứa trong nước thải.

- Cải thiện chất lượng môi trường không khí

Giảm phát thải các chất ô nhiễm môi trường không khí (Bụi, SO2, NOx, CO2…): Bụi từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn bao gồm: bụi tinh bột sắn từ khu vực sấy và đóng bao bì; bụi đất cát từ bãi nhập nguyên liệu, dây chuyên nạp, kho chứa nguyên liệu. Các chất khí CO2, CO, SO2, NOx ... được phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu cung cấp nhiệt cho lò hơi. Với việc thay thế nhiên liệu đốt đang sử dụng hiện tại bằng khí biogas thu hồi từ quá trình xử lý nước thải góp phần giảm thiểu đáng kể lượng phát sinh các khí thải ô nhiễm trên ra môi trường.

Giảm sự phát tán mùi ở các khu vực xung quanh nhà máy: Thành phần của mùi hôi chủ yếu là: khí H2S và một số chất hữu cơ thể khí khác. Mùi hôi hình thành do sự phân hủy của tinh bột sắn và các chất hữu cơ. Các chất này có trong bã thải, lưu đọng trong thiết bị sản xuất và khu vực nhà xưởng. Nước thải lưu trữ trong hồ bị phân hủy kỵ khí cũng gây mùi hôi và gây khó chịu đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất và dân cư xung quanh. Ứng dụng phương pháp xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan, góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước thải làm giảm đáng kể sự phát tán mùi ở các khu vực xung quanh nhà máy do quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ không thu hồi khí mêtan hoặc các chất hữu cơ được thải ra môi trường không qua xử lý trong quá trình phân hủy kỵ khí sinh ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w