5. Nội dung nghiên cứu
2.2.2 Hiện trạng môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn khi chưa có
dự án
Bên cạnh, những lợi ích về kinh tế, xã hội do nhà máy mang lại thì hoạt động sản xuất của nhà máy cũng không tránh khỏi gây ô nhiễm môi trường. Chất thải của nhà máy gồm các dạng: chất thải rắn; nước thải; khí thải. Những dạng chất thải này cần được qua tâm và có biện pháp xử lý. Trong đó nước thải là vấn đề rất cấp thiết nhà máy cần phải có biện pháp xử lý. Theo báo cáo hiện trạng môi trường của nhà máy năm 2008, trước khi tiến hành xây dựng dự án thì các nguồn ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn của nhà máy phát sinh như sau:
- Khí thải
Khí thải của nhà máy tinh bột sắn phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau: + Khí thải từ lò đốt than tạo hơi để sấy khô sản phẩm.
+ Bụi phát sinh cho hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy, trong quá trình xe chạy và bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ô nhiễm bụi cho khu vực xung quanh nhà máy.
+ Bụi phát sinh từ khu vực tập kết nguyên liệu và đóng bao thành phẩm lượng tinh bột này thu lại để tái sử dụng.
+ Các khí phát sinhdo quá trình phân huỷ sinh học từ các hồ sinh học, các chất thải rắn thường chứa các thành phần H2S, CH4,... tạo mùi hôi thối khó chịu. Tuy nhiên lượng khí thải này phát sinh không lớn và phạm vi ảnh hưởng hẹp.
- Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
+ Vỏ củ và tạp chất (đất, cát...) ở công đoạn rửa và bóc vỏ, lượng chất thải này nhà máy xử lý bằng chôn lấp.
+ Bã sắn từ công đoạn tách, trích ly chiết suất. Bã này dùng làm thức ăn gia súc, hoặc phân bón hữu cơ vi sinh. Nhà máy ký kết bán bã sắn với một số công ty chế biến thức ăn cho gia súc.
+ Bùn từ công đoạn xử lý nước thải, chiếm một tỷ lệ nhỏ tuy nhiên chưa được xử lý, mà chủ yếu thải ra sông gần nhà máy và nạo vét bỏ tại bờ các hồ sinh học.
- Nước thải
Khi chưa có dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy, nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn được xử lý trong hệ thống hồ với các điều kiện kỵ khí hở. Nước thải sản xuất với hàm lượng COD cao được xử lý bằng hệ thống hồ điều hòa hoạt động với điều kiện kỵ khí hở. Do điều kiện kỵ khí trong hệ thống hồ sinh học, một lượng lớn khí mêtan được sinh ra trong hồ và thoát vào môi trường không khí.
Hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn của nhà máy gồm 7 hồ. Độ sâu của 7 hồ đều hơn 4,5 mét (>4,5m). Sau khi nước thải qua hệ thống các hồ xử lý được thải trực tiếp ra sông.
Nhìn chung, hệ thống xử lý nước thải hiện tại của nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM không đạt hiệu quả trong quá trình xử lý. Công nghệ xử lý chưa
phù hợp, hệ thống xử lý không đáp ứng được khả năng xử lý của nước thải như hiện nay. Do đó, tình trạng ô nhiễm về môi trường tại khu vực nhà máy và các khu vực xung quanh nhà máy rất nghiêm trọng chủ yếu là do nguồn nước thải gây ra. Do đó, vấn đề xử lý nước thải hiện nay của nhà máy rất cấp thiết.
Tổng lượng nước thải phát sinh tại nhà máy được đo lường ước tính 22,9m3/tấn sản phẩm.
Bảng 2.4 : Kết quả đo lường lượng nước thải phát sinh trong 10 ngày Ngày đo đạc Nguyên vật liệu
(kg)
Sản phẩm (kg)
Tổng lượng nước thải (m3) 1 02/06/09 225.460 64.750 1.489 2 03/06/09 232.050 62.750 1.443 3 04/06/09 220.486 61.500 1.414 4 05/06/09 210.643 56.900 1.308 5 06/06/09 257.604 65.750 1.512 6 07/06/09 166.600 49.000 1.127 7 08/06/09 282.716 72.250 1.661 8 09/06/09 250.760 69.250 1.592 9 10/06/09 210.430 60.500 1.391 10 11/06/09 195.450 59.300 1.363 Bình quân 10 ngày 225.220 62.195 1.430
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn DAKFACOM, 2009
2.2.3 Mô tả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan áp dụng tại nhà máy tính bột sắn DAKFACOM
Dự án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn được tiến hành bắt đầu được ký kết hợp đồng từ tháng 09/2008. Đến năm 2009, dự án đi vào khởi công xây dựng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện tại, mua sắm, lắp đặt các thiết bị thu hồi khí CH4 từ hệ thống xử lý nước thải, thiết bị để chuyển đổi khí CH4 để sinh nhiệt. Đến 10/2011, Dự án xử lý nước thải tại nhà máy DAKFACOM đăng ký chứng nhận sản xuất sạch hơn (CDM). Tháng 11/2011, dự án được công nhận CDM.
Trong hoạt động dự án, hồ đầu tiên của hệ thống sẽ được cải tạo, nâng cấp thành hồ kỵ khí được phủ kín nhằm thu giữ khí mêtan sinh ra trong hồ này. Hồ thứ
nhất sẽ được phủ kín bằng lớp bạt. Lớp bạt được cố định sau một đường kè với một số neo cọc bằng kim loại. Các cọc neo giữ lớp bạt phủ và một hệ thống kênh dẫn nước thải vào được xây dựng. Các đường rìa cạnh của lớp bạt được phủ lên bằng một lớp đất.
Hiệu suất xử lý của hồ kỵ khí phủ kín phụ thuộc vào nhiệt độ, độ sâu, dung tích hồ và thời gian lưu của nước thải trong hệ thống xử lý.
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của hồ kỵ khí phủ kín tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM
Các thông số Đơn vị Số liệu
1 Diện tích mặt hồ kỵ khí phủ kín m2 6.072
2 Độ sâu hồ kỵ khí phủ kín m 4,97
3 Dung tích hồ kỵ khí phủ kín m3 30.193
4 Lượng nước thải trung bình ngày m3 1.430
5 Thời gian lưu trong hồ kỵ khí phủ kín ngày 21,1
6 Nhiệt độ môi trường hằng năm 0C 23,6
7 Hàm lượng COD của nước thải vào hồ mg/l 10.992
8 Hàm lượng COD của nước thải ra khỏi hồ mg/l 861
9 Hiệu suất của hồ kỵ khí phủ kín % 92,17
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn DAKFACOM, 2009
Lượng nước thải phải được đo trước khi đi vào hồ phủ kín. Do tích hợp thiết bị đo lưu lượng, cần phải lắp đặt bơm để tạo ra dòng chảy ổn định đi vào đường ống.
Sau hồ kỵ khí được phủ kín, nước thải chảy qua các hồ còn lại trước khi thải vào hệ thống sông.
Để tạo điều kiện hóa học (pH) phù hợp hơn trong hồ thứ nhất, bùn sẽ được bơm từ hồ thứ hai trở lại hồ thứ nhất. Vì thế, sẽ có một bơm sẽ được lắp đặt giữa hồ kỵ khí phủ kín và hồ thứ hai.
Hệ thống hồ tại nhà máy không cần xử lý bùn bởi vì các hệ thống chỉ tạo ra rất ít bùn do thành phần của củ sắn và các hồ điều hòa. Trong các hồ điều hòa, các hạt thô bị loại bỏ, chỉ các hạt nhỏ, mịn với hàm lượng xơ thấp được đi vào hồ kỵ khí phủ kín. Các thành phần này được chuyển hóa hoàn toàn trong hệ thống hồ mà không tạo thành bất kỳ lượng bùn nào. Phần các xơ bị loại bỏ cơ học trong hồ điều
hòa được sử dụng làm phân bón sau khi đã ủ compost.
Hoạt động của dự án sẽ tiến hành thu hồi lượng khí biogas phát sinh từ hồ kỵ khí để tạo nhiệt năng. Dự án không có thiết bị đồng phát điện nhiệt mà chỉ phát nhiệt. Để thu lượng khí biogas từ hồ yếm khí, dự án tiến hành lắp đặt một quạt thổi khí. Điện năng tiêu thụ trong hoạt động dự án sẽ cao hơn một chút so với hoạt động không có dự án do nhà máy lắp đặt thêm một quạt thổi khí. Lượng phát thải do tiêu thụ điện năng từ lưới điện quốc gia được tích hợp vào các hoạt động dự án.
Hỗn hợp khí biogas thu được sẽ được sử dụng trong nồi hơi điện hiện có để sinh nhiệt năng trong nồi hơi đốt than hiện có. Lượng khí biogas thu hồi sẽ thay thế một phần lượng than đang sử dụng. Nồi hơi được điều chỉnh phù hợp với một số hệ thống dẫn khí vào đặc biệt để sử dụng biogas. Nồi hơi đang sử dụng than có khả năng chịu được lưu huỳnh, do đó hàm lượng lưu huỳnh (S) trong biogas sẽ không gây hư hại cho nồi hơi. Trong trường hợp khẩn cấp, biogas có thể được đốt trong một đuốc đốt kèm theo.
Lưu lượng biogas được đo tại 2 vị trí: (1) trước khi biogas được đốt trong nồi hơi và (2) trước đuốc đốt gas thừa. Tổng lượng biogas thu hồi sẽ được tính toán dựa trên hai đồng hồ này. Hàm lượng mêtan trong hỗn hợp khí biogas được giám sát bằng một thiết bị phân tích liên tục có thể ghi được đủ dữ liệu trong suốt một ngày để tạo nên độ tin cậy. Máy đo lưu lượng biogas cũng đo áp suất và nhiệt độ để tính ra m3 thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (Nm3).