Khái niệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 35)

5. Nội dung nghiên cứu

1.2.2.1Khái niệm

Phân tích chi phí – lợi ích (Cost Benefit Analysis) là một phương pháp được dùng để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái “được” và “mất” tiềm năng từ một dự án nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung.

Phân tích chi phí – lợi ích CBA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan. Đây là một phương pháp đánh giá chính sách, trong đó giá trị của tất cả các kết quả chính sách đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách. Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách kinh tế xã hội dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau (Frances Perkins, 1994):

Phân tích chi phí – lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra được những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

theo 2 cách khác nhau:

+ Phân tích tài chính: là phân tích chi phí và lợi ích của dự án đứng trên quan điểm của nhà đầu tư. Mục tiêu của phân tích tài chính là tối đa hóa lợi nhuận vì thế nó chỉ xem xét những chi phí, lợi ích trực tiếp mà chủ đầu tư nhận được hay phải bỏ ra và tính toán các chỉ tiêu mang lại hiệu quả trực tiếp do chương trình, hoạt động của dự án mang lại. Nếu lợi ích lớn hơn chi phí thì dự án, chương trình đó được coi là có hiệu quả và ngược lại. Phân tích tài chính không tính đến chi phí và lợi ích của dự án ảnh hưởng đến cộng đồng, đến mội trường...

+ Phân tích kinh tế: là phân tích chi phí – lợi ích của dự án đứng trên quan điểm xã hội, của cộng đồng. Mục tiêu của phân tích kinh tế là nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Vì vậy, bên cạnh việc xem xét những chi phí - lợi ích của dự án mang lại những hiệu quả trực tiếp, phân tích kinh tế còn xét đến cả những hiệu quả gián tiếp mà hoạt động dự án mang lại, những chi phí và lợi ích ngoại ứng do hoạt động dự án mang lại...

Phân tích kinh tế và phân tích tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phân tích kinh tế không thể tách rời phân tích tài chính. Phân tích tài chính được tiến hành trường, làm cơ sở cho phân tích kinh tế.

Bảng 1.3: So sánh những yếu tố cơ bản trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế

Tiêu chí Phân tích kinh tế Phân tích tài chính

Quan điểm Toàn xã hội (cộng đồng) Cá nhân, doanh nghiệp

Mục tiêu Tối đa hóa phúc lợi kinh tế của

xã hội hay cộng đồng

Tối đa hóa lợi nhuận cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư Phạm vi áp dụng

Các dự án công, chính sách, các chương trình của nhà nước hoặc cộng đồng

Chủ yếu các dự án đầu tư và một số dự án công có sản phẩm bán ra thị trường

Đơn vị thực hiện Chính phủ, các cơ quan quản lý,

các tổ chức quốc tế Nhà đầu tư, doanh nghiệp

Lợi ích và chi phí

Các chi phí và lợi ích có giá thị trường hoặc không có giá thị trường

Các chi phí – lợi ích trực tiếp và thường có giá thị trường

Đơn vị đo lường Giá ẩn Giá thị trường Các sai lệch về

chính sách Phải điều chỉnh Ít điều chỉnh

Suất chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu xã hội Tỷ lệ chiết khấu cá nhân

Nguồn: Đinh Đức Trường, 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 35)