Tổng quan về nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 54)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.1Tổng quan về nhà máy

Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Lương thực Vật tư nông nghiệp Đăk Lăk (tên Tiếng Anh: Daklak Agricultural Materials and Food Join Stock Company – viết tắt là: DAKFACOM). Tổng vốn điều lệ của công ty tính đến tháng 02/04/2012 là 82 tỷ đồng.

Nhà máy tinh bột sắn DAKFACOM được thành lập năm 2004, đặt tại vùng cao nguyên Trung bộ của Việt Nam, thuộc xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Tổng công suất chế biến tinh bột sắn của nhà máy đạt khoảng 43.000 tấn sắn củ để tạo ra trung bình khoảng 15.000 tấn tinh bột sắn thành phẩm mỗi năm. Trung bình mỗi ngày sản xuất 250 tấn sản phẩm tinh bột sắn. Dự kiến đến năm 2015, tổng sản lượng tinh bột sắn của nhà máy đạt mức 20.000.000 tấn/năm.

Sản lượng (tấn/năm) 1 Năm 2007 15.000 2 Năm 2008 13.000 3 Năm 2009 15.000 4 Năm 2010 16.000 5 Năm 2011 17.000 6 Năm 2012 17.000

Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn DAKFACOM, 2013

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM là Trung Quốc, ước tính với 13.000 tấn tinh bột sắn xuất khấu vào năm 2008 đã đem lại nguồn thu cho nhà máy đạt 2,175 triệu USD.

Để đáp ứng được công suất hoạt động, đảm bảo được sản lượng đầu ra, nhà máy đã tiến hành đầu tư vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu của nhà máy được quy hoạch đầu tư tập trung chủ yếu tại các xã của huyện Ea Kar với tổng diện tích 3.000 ha, trồng rải vụ. Mỗi hécta được nhà máy đầu tư 3 triệu đồng gồm cây giống, công chăm sóc, phân bón... và giao khoán cho từng hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch từ 0,7ha - 5ha. Chính vùng nguyên liệu này vừa cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy, vừa tạo công ăn, việc làm cho bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (Trang 54)