THƯƠNG LẠNG SƠN
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Để nâng cao chất lượng thẩm định thì đòi hỏi cần phải phát huy hoạt động của tổ chức thẩm định tại ngân hàng. Người thẩm định dự án cần phải biết kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó xử lý các thông tin đó để phân tích, đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.
-Thực hiện tốt khâu thẩm định là biện pháp phòng ngừa rủi ro nâng cao uy tín ngân hàng và chính sách khách hàng vì nếu tình hình tài chính và năng lực thực hiện hợp đồng tốt, doanh nghiệp có thể không phải ký quỹ 100%.
-Thông qua thẩm định dự án, các cán bộ tín dụng có thể tư vấn thêm cho khách hàng về các vấn đề tài chính để nâng cao chất lượng công trình nhằm hạn chế rủi ro.
-Thẩm định dự án giúp cho ngân hàng nắm được tính khả thi của dự án để dự tính được tình hình thực hiện do vậy biết được độ rủi ro của dự án.
-Công tác thẩm định cho thấy trách nhiệm của ngân hàng với cả bên được bảo lãnh và bên yêu cầu bảo lãnh do vậy nâng cao uy tín ngân hàng.
Trong qua trình thẩm định, các điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng phải xem xét, kiểm tra và đánh giá đúng đó là : tư cách pháp nhân, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng về tài chính và tài sản thế chấp, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh, kết hợp với phòng quả lý rủi ro có những giả pháp kịp thời đẻ hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên.