Qúa trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Lạng Sơn (Trang 29)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LẠNG SƠN

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn.

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LẠNG SƠN

2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGLẠNG SƠN. LẠNG SƠN.

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Ngân Hàng CôngThương Lạng Sơn. Thương Lạng Sơn.

2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và tình hình kinh tế đối với hoạt động của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn.

Là một tỉnh thuộc vùng núi phía bắc – Lạng Sơn được ưu đãi khá nhiều về mặt tự nhiên. Với diện tích khá rộng : 8.187 km2, lại giáp với các tỉnh như : Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh và Tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc ). Cách Hà Nội 154 km, Cửa khẩu Quốc Tế - Hữu Nghị Quan Và các cửa khẩu Quốc Gia, toàn tỉnh có 01 thành phố, 10 huyện với dân số 83 vạn dân với mật độ khoảng 101 người/ km2( năm 2010 ). Có khoảng 30 thành phần dân tộc sinh sống nhưng nhiều nhất là dân tộc Tày và Nùng chiếm đến hơn 80% dân số trong toàn Tỉnh.

Về cơ cấu tuổi: Dân số Lạng Sơn là dân số trẻ, tăng nhanh. Dân số ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 60%. Do đó lực lượng lao động khá dồi dào.

Bước vào năm 2011 là năm có nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn và thách thức. Nên việc đầu tiên là phải đặt ra là : Đầu tư phát triển hơn nữa trong việc sản xuất các ngành kinh tế : nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,…Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư phát triển. Thực hiện tốt công tác thu – chi ngân sách, tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động Xuất – Nhập khẩu, đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính đổi mới nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức.

Những thành tựu về kinh tế, xã hội của Tỉnh Lạng Sơn đạt được đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng đã được mở và ngày càng phát triển. Hiện nay, Hệ thống Ngân Hàng trên địa bàn Tỉnh gồm có:

-Chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Lạng Sơn

-Các NHTM quốc doanh, Tổ chức TD thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực thi các chính sách và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có:

+Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn

+Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Lạng Sơn

+Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Tỉnh Lạng Sơn

+ Chi nhánh Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Tỉnh Lạng Sơn

+ Chi nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Lạng Sơn

+ Chi nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Tỉnh Lạng Sơn

+ Chi nhánh Ngân Hàng Phát Triển Tỉnh Lạng Sơn + Chi nhánh Ngân Hàng Techcombank Tỉnh Lạng Sơn + Chi nhánh Ngân Hàng Liên Việt Tỉnh Lạng Sơn

+ Chi nhánh Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội Tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn

Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn được thành lập từ tháng 07/1995 theo Quyết định số 260/QĐ-NHCT ngày 1-9-1994 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới của ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

lập, sau gần 10 năm hoạt động, đến đầu năm 2004, chi nhánh đã có 50 cán bộ với trụ sở khang trang và 3 điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung là chợ Đông Kinh, thi trấn Đồng Đăng và Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay – góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngân hàng có trụ sở chính tại : Đường Lê Lợi, Phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn.

Với phương châm : “ Sự thành đạt của khách hàng là thành công của chi nhánh”, trong những năm qua Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn đã thực hiện tốt chủ trương của ngành đề ra “ phát triển, an toàn và hiệu quả”. Hàng năm, nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân tăng 25% năm. Nếu năm 1996 vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 7,8 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2003 đã đạt 196 tỷ đồng tăng 24 lần. Nguồn vốn huy động đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn cho sản xuất – kinh doanh của khách hàng.

Cùng với những nỗ lực trong huy động vốn bằng các chính sách hợp lý, hình thức phong phú Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế góp phần nâng cao năng lực, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 173 tỷ đồng, gấp 12,3 lần so với năm 1995, tăng bình quân 22%/năm. Cùng với cho vay sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã chủ động mở rộng đối tượng cho vay đến các sinh viên cao dẳng và dạy nghề giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong quá trình học tập. Các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở khu vực nông thôn cũng được chi nhánh tạo điều kiện giúp đỡ thông qua các cấp hội phụ nữ hay hội nông dân.Kể từ năm 1997, chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh tế vườn rừng tại các huyện thị trong Tỉnh. Đến cuối năm 2002, doanh số cho vay trong lĩnh vực này gần 3 tỷ đồng tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy số vốn đầu tư còn hết sức khiêm tốn, song đã phát huy hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Thực hiện chủ trương của Chính Phủ trong việc giao cho Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giúp tỉnh Lạng Sơn xóa đói giảm nghèo, Chinh Nhánh đã tham gia cho vay 3 huyện gồm Bắc Sơn, Văn Quan, Văn Lãng với số tiền gần 12 tỷ đồng không thu lãi, thời hạn 5 – 7 năm. Chi Nhánh mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ thanh toán như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu bằng đồng bản tệ với Ngân Hàng Công Thương Bằng Tường ( Quảng Tây – Trung Quốc ),…Nhìn chung, hoạt động dịch vụ đã phát triển mạnh với doanh thu của chi nhánh.

Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Lạng Sơn không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt là trình độ về tin học và ngoại ngữ, xây dựng phong cách văn hóa giao dịch của người cán bộ ngân hàng Công Thương la những nhiệm vụ mà chi nhánh luôn phấn đấu thực hiện tốt. Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã thường xuyên chăm lo xây dựng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng của chi nhánh tăng từ 18% ( lúc mới thành lập ) lên 75% ( năm 2010 ). Cùng với chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, phẩm chất của cán bộ nhân viên chi nhánh luôn được giữ vững và phát huy, tăng cường khối đại đoàn kết nội bộ. Tác phong giao dịch văn minh lịch sự, hết lòng vì khách hàng, vì lợi ích của cán bộ nhân viên chi nhánh đã tạo được sự tín nhiệm đối với Tỉnh, các ngành, các doanh nghiệp và bạn hàng.

Với số Đảng viên chiếm 55% cán bộ nhân viên, Chi bộ Đảng của Chi Nhánh trong nhiều năm liền được công nhận trong sạch, vững mạnh. Công Đoàn và Đoàn thanh niên luôn được củng cố và hoạt động tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

Là một ngân hàng ra đời khá muộn so với các NHTM khác trên địa bàn nên còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể các Cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo sát sao của Ban Lãnh Đạo, Ngân Hàng

Hàng đã tự mình chủ động được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế địa phương trên toàn Tỉnh. Những kết quả mà Chi Nhánh Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Lạng Sơn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w