Ban Giám đốc công ty
2.2.3. Thực trạng các hoạt động chức năng liên quan đến công tác quản trị trong phòng Hành chính nhân sự:
cấp, cao đẳng và đại học liên quan đến ngành quản trị vì thế có thể đảm bảo cho công tác quản trị được thực hiện một cách xuyên suốt. Tuy vậy, trong bộ máy chưa có sự phân công chuyên trách, đảm nhận riêng rẽ, vẫn có sự chồng chéo dẫn đến việc thực hiện công tác quản trị chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Thực trạng các hoạt động chức năng liên quan đến công tác quản trịtrong phòng Hành chính nhân sự: trong phòng Hành chính nhân sự:
* Phân tích công việc:
Chức danh công việc trong công ty: * Tổ trưởng các bộ phận
- Bộ phận bán hàng
- Bộ phận lắp ráp linh kiện máy tính * Nhân viên nghiệp vụ:
- Loại 1 (Nhóm chuyên viên cao cấp)
- Loại 2 (Nhóm có trình độ ĐH, chuyên môn) - Loại 3 (Nhóm có trình độ CĐ, chuyên môn) - Loại 4 (Nhóm có trình độ trung cấp, sơ cấp) * Công nhân trực tiếp sản xuất
- Công nhân lắp ráp - Nhân viên bán hàng
- Công nhân chuyển và nhận hàng * Nhân viên tạp vụ, phục vụ
Hoạt động phân tích công việc là hoạt động rất quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo trong công ty. Thông qua việc so sánh chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân trong công ty cần có để thực hiện công việc với khả năng thực tại để biết được họ đang thiếu hụt gì, cần được đào tạo gì.
Trong thực tế, công ty mới xây dựng bản mô tả công việc nên thực tế không xác định hết các kỹ năng, công việc người lao động đảm nhận để có chính sách đào tạo cho phù hợp.
* Đánh giá thực hiện công việc:
Đánh giá thực hiện công việc là công việc rất quan trọng để xác định xem người lao động thực hiện công việc được giao ở mức độ nào. Tuy nhiên đây là một công việc rất khó khăn, để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi người lao động phải biết cách sử dụng các phương pháp đánh giá đúng đắn và hiệu quả.
Trong công ty, phương pháp đánh giá được xây dựng đơn giản, mang tính chủ quan, thực sự chưa phản ánh được hiệu quả công việc mà người lao động đảm nhận,
đó chỉ là những nhận xét chung chung về việc có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không, để xét lương cuối tháng vì công ty trả lương căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2.2.3.2 Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Dựa vào việc phân tích công việc, kế hoạch hóa sản xuất, đánh giá thực hiện công việc, định mức lao động, thực trạng nguồn nhân lực của công ty để tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Công ty đang chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo vì thế công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực thực sự rất cần thiết. Hiện nay, công ty đang dần xây dựng kế hoạch hóa nguồn nhân lực cho giai đoạn tiếp theo. Do vậy, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và đang dần được hoàn thiện.
2.2.3.3 Công tác tuyển dụng nhân lực:
Hiện nay công ty thực hiện công tác tuyển dụng theo quy chế riêng đó là “quy chế tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động”. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức quản lý và tổ chức công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động trong công ty cổ phần Trí Tuệ Mạng nhằm mục đích đảm bảo ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung và thay thế lao động thôi việc…. Nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Công tác tuyển dụng được xây dựng thông qua quy trình như sau: - Tuyển dụng lao động
+ Đối tượng và yêu cầu tuyển dụng
+ Nguyên tắc tuyển dụng và điều động lao động + Quy trình tuyển dụng lao động:
Bước 1: Xác định nhu cầu về lao động Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tuyển dụng lao động Bước 4: Tổ chức xét tuyển dụng
Bước 6: Đánh giá kết quả thử việc
2.2.3.4 Công tác thù lao, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động
Công ty cổ phần Trí Tuệ Mạng luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Chế độ của công ty bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Lương cơ bản dựa trên mức thỏa thuận ban đầu của người lao động và tuyển dụng.
Tại công ty cổ phần Trí Tuệ Mạng sử dụng chấm công bằng hình thức quét thẻ đối với cán bộ công nhân viên lao động gián tiếp, còn đối với lao động trực tiếp tiến hành chấm công theo bảng chấm công.
* Cách tính lương đối với người lao động
- Tiền lương thời gian: Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày lao động thực tế.
Tiền lương của cá nhân người lao động được tính theo công thức sau: TL=8 giờ tiêu chuẩn x100%
- Tiền lương làm thêm giờ: Trong trường hợp thực sự cần thiết do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ. Tiền làm thêm giờ được trả như sau:
- Người phải làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường được trả bằng 150% so với tiền lương làm việc tiêu chuẩn
- Người làm thêm giờ vào ngày lễ được trả bằng 200% so với tiền lương giờ tiêu chuẩn
- Số giờ làm thêm của một người không vượt quá 4 giờ trong một ngày làm việc bình thường và không quá 200 giờ trong một năm
Công thức tính tiền lương làm thêm giờ:
Lương làm thêm giờ = Số giờ làm thêm x hệ số thêm giờ * Thời gian người lao động được nhận lương
- NLĐ theo các hợp đồng thời vụ, tiền lương được trả vào các ngày cuối tháng - NLĐ theo hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên ), tiền lương được trả vào ngày 25 hàng tháng
* Hình thức trả: Vào tài khoản với những NLĐ mở tài khoản tại Ngân hàng và trả bẳng tiền mặt với những NLĐ chưa mở tài khoản
* Công ty áp dụng chế độ phụ cấp:
- Phụ cấp nhà ở: Mức phụ cấp là 300.000VNĐ - Phụ cấp đi lại: mức phụ cấp là 200.000VNĐ
Các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại…tính vào trong lương. Như vậy công ty sẽ không tính hết được các yếu tố chưa có trong lương.
* Thời gian và tiêu chí nâng bậc lương
Hàng năm công ty sẽ xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên vào 2 đợt: - Đợt 1: Xét nâng lương vào tháng 1 đầu năm. Đợt nâng lương này hầu hết tất cả mọi người đều được nâng lương.
- Đợt 2: Vào tháng 7 của năm. Đợt này chỉ có một số người có thành tích trong công việc và thi nâng ngạch mới được nâng
2.2.3.5 Công tác an toàn bảo hộ lao động: * Đối với công ty:
Công ty có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động cho mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể như: tại nơi làm việc, tùy theo tính chất công việc, công nghệ sản xuất có bản nội quy, quy chế vận hành, sử dụng máy móc thiết bị và các điều kiện làm việc cần thiết khác nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động… Có các biện pháp kỹ thuật để giải quyết việc chống gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, môi trường lao động thoáng mát.
Đảm bảo đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Định kỳ tổ chức khám sức khỏe, phát hiện điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
* Đối với người lao động:
- NLĐ trước khi bố trí làm việc tại các bộ phận trong nhà máy đều phải được học tập các nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động – vệ sinh lao động, PCCC và phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy quy định đó.
- Mọi NLĐ phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt quy định về vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường môi sinh nơi làm việc.
- NLĐ phải có trách nhiệm giữ gìn máy móc thiết bị, noi làm việc đảm bảo gọn gàng sạch sẽ.