Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (Trang 33)

Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán phải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang.

1.6.2. Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất

1.6.2.1. Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

* Phương pháp tính giá thành giản đơn Công thức tính giá thành giản đơn:

+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C + Dck + giá thành đơn vị (z):

z = Z

Qht Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành. * Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành.

Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc.

Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn. QH = QAHA + QBHB+QCHC

Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành. Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA QH

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA QH * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ .

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành.

Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An. Trình tự tính giá thành được thực hiện:

+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cả nhóm sản phẩm đã hoàn thành:

Znhóm = Dđk + Ctk - Dck

+ Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn đó có thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế.

TAi = Q1Ai x zđi TAi = Q1Ai x zkh

Trong đó: TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i

zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i

+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%) % 100% 1 × − + = ∑ = n i Ai ck tk đk T D C D t

+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm ZAi = t% x TAi

* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.

Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ:

Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp

1.6.2.2. Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:

Trình tự tính giá thành:

- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:

Zc zc = Qc

Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1 z1 = ZNTP1/ Q1

- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2

ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2 z2 = ZNTP2 / Q2

- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n). Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm trong kỳ theo công thức:

ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn ztp = Ztp / Qtp

Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Chi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần) Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sang Giá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành

phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành phẩm

+ + +

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm

Trình tự tính toán:

+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP. Citp = Dđki + Ci x Qitp

Qi

Trong đó: Citp: chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm

D đki: chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i Ci: chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i Qi: khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Qitp: khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i: Qitp = Qtp x Hi

Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành :

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn n theo khoản mục

CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm

+ Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp chi phí và tính giá thành của thành phẩm.

∑ = = n i iTP TP C Z 1 ztp = Ztp Qtp

1.7. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán trên máy có những đặc điểm nổi bật sau:

- Mã hoá đối tượng cần quản lý cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Xây dựng một hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Xây dựng một hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu, từ các phần hành kế toán có liên quan và từ chương trình có thể tập hợp tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục chi phí.

- Sau khi kế toán nhập dữ liệu về số lượng thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, chương trình có thể xác định chi phí phát sinh trong kỳ tính cho thành phẩm hoàn thành.

Đối với các phần mềm kế toán nói chung, để phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất, tập hợp chi phí cho việc tính giá thành thì ngay ở khâu nhập dữ liệu người dùng cần chú ý: Các chi phí phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để tập hợp chi phí chi tiết theo khoản mục, bao gồm ba khoản mục chính:

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với khoản mục chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, vì vậy, khi phát sinh chi phí phải chỉ ra đối tượng chi phí.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất, còn trị giá xuất là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thống của chương trình.

Với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết và sổ cái TK 621, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ….

* Chi phí nhân công trực tiếp

Căn cứ vào phương thức tính lương của doanh nghiệp mà khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, nếu không thực hiện được thì phải tiến hành phân bổ.

Với các phần mềm cho phép người dùng tự tạo ra bảng tính lương theo ý muốn và thực hiện việc tính lương, định khoản cho các bút toán phản ánh chi phí nhân công một cách tự động thì xây dựng phương thức tính lương tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và tiện ích của phần mềm.

- Nhập dữ liệu: Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một số mục như ngày công, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán.

- Sổ sách, báo cáo: với khoản chi phí nhân công yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng tính lương và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi tiết và sổ cái TK 622, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ…

* Kế toán chi phí sản xuất chung

Các khoản mục chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếp đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình. Vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác do chương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương,…

Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc các đối tượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí cụ thể. Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chi phí thì cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành. Do đó, phải xây dựng và cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh.

Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung, có thể xem in báo cáo: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, Sổ chi tiết và sổ cái TK 627, Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung, Sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ…

* Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ

Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK 154.

Với các phần mềm sử dụng chứng từ để kết chuyển thì người dùng phải tự tính toán và nhập dữ liệu kết chuyển.

Với phần mềm thiết kế menu kết chuyển thì việc kết chuyển và phân bổ chi phí rất thuận tiện và đơn giản, chương trình tự tổng hợp số liệu để thực hiện đưa vào các bút toán kết chuyển chi phí. Người dùng chỉ phải thực hiện chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có chứa tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như định khoản kết chuyển, kết chuyển chi tiết theo danh mục nào, phân bổ cho danh mục nào, điều kiện lọc dữ liệu trước khi tiến hành việc kết chuyển, phân bổ…

* Tính giá thành sản phẩm

Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất có sản phẩm làm dở thì cần phải xác định giá trị sản phẩm làm dở và loại trừ khỏi số liệu kết chuyển để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Phần mềm không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Do vậy kế toán phải xây dựng phương pháp, tính toán xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở cuối kỳ dựa trên số lượng và mức độ sản xuất hoàn thành. Sau đó nhập giá trị sản phẩm dở dang để chương trình tính toán tổng chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành, từ đó tính giá thành thành phẩm.

Thực hiện tính giá thành với phần mềm kế toán như sau:

- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: chương trình tự động tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành.

- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (có thể máy động chuyển từ cuối kỳ trước).

- Nhập số lượng từng thứ thành phẩm (đối tượng tính giá thành có thể là các thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất) hoàn thành trong kỳ.

- Nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu.

- In báo cáo.

Trong quá trình sản xuất luôn có thành phẩm nhập kho, mặc dù chưa tính được giá thành sản phẩm và số thành phẩm này có thể được xuất bán cho khách hàng. Vì vậy, khi nhập kho thành phẩm, kế toán chỉ có thể nhập về số lượng . Sau khi tính được giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động điền giá thành vào các bút toán phản ánh giá vốn thành phẩm xuất bán.

Các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, nửa thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước sau thì việc thực hiện tính

giá thành sản phẩm phải thực hiện từng bước theo trình tự tính xong giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sản xuất trước mới kết chuyển, phân bổ cho nửa thành phẩm giai đoạn sản xuất sau.

Phương pháp tính giá thành, phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở được doanh nghiệp lựa chọn dựa vào đặc điểm quy trình sản xuất và yêu cầu quản lý để đặt ra yêu cầu với bộ phận lập trình.

Phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành khi kết thúc, có thể kiểm tra bằng các báo cáo sau:

- Bảng kê chi tiết theo khoản mục chi phí - Báo cáo chi phí sản xuất phân xưởng

- Tổng hợp chi phí theo khoản mục và tài khoản - Bảng tính giá thành đơn vị theo khoản mục

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA LINH 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH dược phẩm Hoa Linh:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w