Góp phần bảo đảm quyền con người

Một phần của tài liệu Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Người bị tước tự do là thành viên của gia đình nhân loại. Vì vậy bảo đảm quyền cho họ cũng chính là bảo đảm quyền con người nói chung. Việc thừa nhận các quyền của người bị tước tự do và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền đó sẽ là công cụ pháp lý trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại quyền của người bị tước tự do cho dù người đó là ai.

Quyền con người không được sử dụng để vi phạm quyền của người khác - Điều 30 của UDHR [21, tr.656]. Do vậy, tất cả các xung đột phải được giải quyết mà vẫn phải tôn trọng quyền con người kể cả vào những lúc khẩn cấp và trong trường hợp cần áp đặt một vài hạn chế. Người bị tước tự do cũng có nhân phẩm và họ cần phải được tôn trọng với phẩm giá vốn có. Không thể vì họ là người bị tước tự do mà nhân phẩm của họ bị giảm sút hay mất đi. Ngược lại, họ cần được bảo vệ hơn bởi vị thế dễ bị tổn thương của mình. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các biện pháp tước tự do sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp

phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người nói chung.

Luật nhân quyền quốc tế đã thừa nhận quyền của người bị tước tự do bằng một hệ thống các quy định trong các văn kiện pháp lý. Bên cạnh đó các cơ chế bảo

đảm quyền của người bị tước tự do cũng được thiết lập. Điều đó sẽ góp phần làm hạn chế các hành vi xâm hại đến quyền của người bị tước tự do. Do đó, việc quy định quyền và cơ chế thực thi quyền cho người bị tước tự do có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền cho họ, chống lại các hành vi xâm hại tới quyền của họ do các chủ thể khác thực hiện.

Một phần của tài liệu Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn (Trang 27)