H I T A C H I 1800 3000 1 7 0 0 930 930 1100 Hình 2-1 Sơ đồ tổng thể ô tô điện Hitachi
Bảng 2-1 Thông số kỹ thuật của ô tô điện Hitachi
STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Dài/rộng/cao DxRxC [mm] 3400/1100/1700
2 Chiều dài cơ sở L0 [mm] 1800
3 Chiều rộng cơ sở trước/sau [mm] 930/930
4 Trọng lượng không tải G0 [Kg] 460
5 Trọng lượng toàn tải Ga [Kg] 700
6 Công thức bánh xe 4x2
8 Số chỗ ngồi [Người] 04 2.2. KHÁI QUÁT CÁC HỆ THỐNG TRÊN Ô TÔ ĐIỆN HITACHI
2.2.1. Động cơ điện và hệ thống điều khiển điện trên ô tô
Động cơ điện là loại động cơ điện một chiều với các thống số sau: - Tên động cơ: DM 430-04B
- Công suất: 3.0 [kW] - Động cơ điện: 48 [V]
Ô tô có công tắc điều khiển cho ô tô chuyển động tiến hoặc lùi, và công tắc phanh dừng bằng điện.
2.2.2. Hệ thống treo
Hệ thống treo là tập hợp tất cả các cơ cấu dùng để nối đàn hồi khung hoặc vỏ ôtô với các cầu hay hệ thống truyền động.
Hệ thống treo nói chung, gồm có ba bộ phận chính là: Bộ phận đàn hồi, bộ phận hướng và bộ phận giảm chấn. Mỗi một bộ phận đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.
- Bộ phận đàn hồi: Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng, làm giảm va đập và tải trọng tác động dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô khi chuyển động.
- Bộ phận dẫn hướng: Dùng để tiếp nhận và truyền lên khung các lưc dọc, ngang cũng như các mô-men phản lưc và mômen phanh tác dụng lên bánh xe, động học của bộ phận dẫn hướng xác định đặc tính dịch chuyển tương đối với khung vỏ.
- Bộ phận giảm chấn: Cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lưc cản, dập tắt dao động của phần được treo và phần không được treo, biến cơ năng của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
Hình 2-2 Hệ thống treo trên ô tô điện Hitachi. a-Hệ thống treo cầu trước; b-Hệ thống treo cầu sau Hệ thống treo trên ô tô điện Hitachi có đặc điểm:
- Hệ thống treo trước là hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi là lò xo trụ, bộ giảm chấn dùng bằng thủy lưc kiểu ống.
- Hệ thống treo trước là hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi là lò xo trụ, bộ giảm chấn dùng bằng thủy lưc kiểu ống.
2.2.3. Hệ thống lái
Hệ thống lái là tập hợp các cơ cấu dùng để:
- Giữ cho ô tô-máy kéo chuyển động theo một hướng xác định nào đấy. - Thay đổi hướng chuyển động khi cần thiết theo yêu cầu cơ động của ô tô. Hệ thống lái nói chung gồm các bộ phận chính sau:
- Vô lăng, trục lái và cơ cấu lái: Dùng để tăng và truyền mô-men do người lái tác dụng lên vô lăng đến dẫn động lái.
- Dẫn động lái: Dùng để truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng và để đảm bảo động học quay vòng cần thiết của chúng.
- Cường hoá lái: Thường sử dụng trên các ô tô tải trọng lớn và vừa. Dùng để giảm nhẹ lưc quay vòng cho người lái bằng nguồn năng lượng bên ngoài. Trên các ô tô cỡ nhỏ có thể không có.
Hệ thống lái trên ô tô điện Hitachi có trợ lưc điện, sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng, Nhờ có trợ lưc mà giảm được cường độ lao động của người lái. Hệ thống trợ lưc dùng một motor điện chế tạo rời lắp với trục bánh răng của cơ cấu lái.
Hình 2- 3 Hệ thống lái trên ô tô điện Hitachi
1- Khớp cầu; 2- Chụp cao su; 3- Thanh lái; 4- Mô tơ; 5- Giắc điện;6- Trục lái.
2.2.4. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh trang bị trên ô tô điện Hitachi là loại hệ thống phanh thủy lưc. Trong hệ thống phanh có hai loại phanh, là: Phanh chính và phanh dừng.
- Phanh chính: Có công dụng để giảm bớt tốc độ chuyển động của ô tô hoặc dừng hẳn ô tô. Phanh này cho phép dừng hẳn ô tô một cách nhanh chóng và đáng tin cậy mà không phụ thuộc vào điều kiện chuyển động, tốc độ và tải trọng. Cơ cấu phanh trong hệ thống phanh chính lắp trên cả 4 bánh xe. Dẫn động hệ thống phanh chính là loại dẫn động thủy lưc ba dòng.
- Phanh dừng: Đảm bảo cho ô tô đứng yên so với mặt đường khi ô tô đứng trên dốc hoặc khi không có người lái. Hệ thống phanh dừng là hệ thống phanh điện từ.
2.2.4.1. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống phanh ô tô điện Hitachi
Cơ cấu phanh trước và sau đều là loại trống guốc có cơ cấu ép bằng xylanh kép và có hai điểm tưa cố định của guốc được bố trí cùng phía với các thông số kỹ thuật sau:
Ðường kính tang trống : 161 [mm]
Bề rộng má phanh : 26 [mm]
Bề dày má phanh : 5 [mm]
Khoảng cách từ tâm bánh xe đến đường tâm điểm tỳ : h’’= 60 [mm] Khoảng cách từ tâm của xylanh công tác đến tâm điểm tỳ : h = 120 [mm] Khoảng cách từ tâm bánh xe đến điểm tỳ : s = 63 [mm] Góc ôm của má phanh guốc trước : β = 1170
Góc đặt má phanh guốc trước : α1 = 210
α2= 1380
Góc ôm của má phanh guốc sau : β = 1170
Góc đặt má phanh guốc sau : α1 = 210
α2= 1380
Thông số kĩ thuật của xylanh chính :
Ðường kính xylanh chính : dc = 17 [mm]
Hình 2-4 Sơ đồ tính cơ cấu phanh trống guốc. P- Lưc ép do áp suất dầu trong xy lanh
N- Lưc pháp tuyến T- Lưc ma sát
2.2.4.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt dộng của hệ thống phanh trên ô tô điện Hitachi
Hệ thống phanh trên ô tô điện Hitachi gồm :
- Hệ thống phanh chính (phanh chân): Gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh.
- Phanh dừng: Phanh điện từ.
a. Hệ thống phanh chính trên ô tô điện Hitachi
Cấu tạo hệ thống phanh chính ô tô điện Hitachi gồm có hai phần : - Cơ cấu phanh loại trống guốc.
- Dẫn động phanh thủy lưc, trợ lưc điện.
Hình 2-5 Hệ thống phanh chính trên ô tô điện Hitachi.
1- Cơ cấu phanh; 2-Xylanh chính; 3-Tín hiệu truyền đến motor trợ lưc; 4-Tín hiệu từ cảm biến vị trí cam trên càng quay; 5-Chốt truyền tùy động;
6-Tín hiệu từ công tắc hành trình; 7- Công tắc hành trình; 8-Thanh đẩy; 9-Bộ chia dòng; 10-Bàn đạp phanh; 11-Càng trợ lưc; 12-Thanh liên kết;
13-Lò xo tỳ; 14-Càng quay; 15-Cảm biến vị trí cam quay; 16-Motor trợ lưc và bộ giảm tốc.
ECU 10 12 13 14 15 1 2 3 6 7 9 16 11 4 5 8
Nguyên lý làm việc:
- Khi phanh : Người lái tác dụng lên bàn đạp phanh (10) dịch chuyển sang trái làm mở công tắc hành trình (7), tín hiệu được truyền đến ECU, từ ECU sẽ xuất ra tín hiệu làm quay motor điện, qua bộ giảm tốc (16), quay càng (14), thông qua thanh liên kết (12) làm quay càng trợ lưc (11), tỳ vào chốt tùy động (5) trên thanh đẩy và qua đó tạo nên một lưc phụ trợ cùng người lái tác dụng lên các piston trong xylanh chính (2), ép dầu theo các ông dẫn đi đến các xylanh bánh xe để thưc hiện quá trình phanh. Với mỗi vị trí bàn đạp phanh, sẽ ứng với một vị trí ở cam trên càng quay, thông qua cảm biến vị trí (15), sẽ truyền tín hiệu về ECU, ECU sẽ xử lý rồi truyền tín hiệu đến motor trợ lưc để tạo ra lưc trợ lưc hợp lý.
- Khi nhả phanh : bàn đạp phanh (10) trở về vị trí ban đầu, làm đóng công tắc hành trình (7), ECU sẽ không xuất ra tín hiệu làm quay motor trợ lưc nữa, nhờ vào chốt tùy động trên thay đẩy (8) sẽ kéo càng trợ lưc về, thông qua thanh liên kết đưa càng quay về vị trí ban đầu.
b. Hệ thống phanh dừng trên xe điện Hitachi:
A A A - A TL 1:1 1 2 3 5 4 6 7
1-Nam châm điện; 2-Mâm ép 1; 3-Tấm ma sát 1; 4-Tấm ma sát 2; 5-Mâm ép 2; 6- Đĩa khóa; 7- Lò xo hồi vị
Hệ thống phanh dừng trên ô tô điện Hitachi được tích hợp với ly hợp điện từ, và có nguyên lý làm việc như sau:
Khi khóa ở vị trí ON, hoặc khi không bật công tắc phanh dừng, lúc đó có một nguồn điện tới nam châm điện (1), hút mâm ép (2) và tấm ma sát (3) tách ra khỏi mâm ép (5), lúc này đĩa khóa liên kết với trục ra của động cơ điện mới có thể quay được và ô tô mới có thể chuyển động.
Khi khóa ở vị trí OFF, hoặc khi bật công tắc phanh dừng, lúc đó không có nguồn điện tới nam châm điện nữa, các lò xo hồi vị (7) đẩy mâm ép (2) và tấm ma sát (3) tỳ chặt đĩa khóa (6) với tấm ma sát (4) trên mâm ép (5), khóa cứng trục ra của động cơ điện, nhờ vậy mà ôtô có thể đứng yên so với mặt đường khi ôtô đứng trên dốc hoặc khi không có người lái.
2.2.4.3. Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống phanh ô tô điện Hitachi a. Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh là bộ phận trưc tiếp tạo ra lưc cản và làm việc theo nguyên lý ma sát. Trong quá trình phanh động năng của ô tô được biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi tiêu tán ra môi trường bên ngoài
Cơ cấu phanh trước và sau trên ô tô điện Hitachi đều là loại tang trống có cơ cấu ép bằng xylanh kép và có hai điểm tưa cố định của guốc được bố trí cùng phía. Đây là loại cơ cấu phanh tang trống đơn giản nhất và có tính thuận nghịch nhưng không cân bằng. Mô-men ma sát được tạo ra bởi các guốc có giá trị khác nhau do tính chất tách/siết của các guốc đối với tang trống phụ thuộc chiều quay của bánh xe.
2 1 9 7 6 5 4 3 8 12 10 A A B B 15 13 14 A-A TL 2:1 B-B TL 1:1 18 17 16 21 20 19 22 11
Hình 2-7 Cơ cấu phanh.
1-Lò xo hồi vị; 2-Chốt tỳ cố định; 3-Càng phanh dừng; 4-Má phanh; 5-Chi tiết dẫn hướng guốc phanh; 6-Chốt khóa; 7-Guốc phanh; 8-Mâm phanh; 9-Xylanh công tác; 10-Thanh đẩy; 11-Cam tư động điều chỉnh khe hở; 12-Lò xo tỳ;
13-Piston; 14-Nút chắn bụi; 15-Thân xylanh; 16-Chén chận; 17-Lò xo tỳ; 18-Cuppen; 19-Vít nối ống; 20-Đường ống dẫn dầu; 21-Nắp che vít xả khí;
Nguyên lý làm việc:
- Khi người lái đạp bàn đạp phanh, dầu được đẩy từ xylanh chính đến các xylanh công tác (9). Dầu có áp lưc cao sẽ tác dụng lên piston (13) trong xylanh công tác ép guốc phanh (7) vào trống phanh. Khi các má phanh (4) của guốc phanh sát vào mặt của tang phanh, lưc ma sát xuất hiện. Nếu bánh xe chuyển động thì lưc ma sát này sinh ra momen chống lại chiều chuyển động của bánh xe, như vậy quá trình phanh thưc hiện.
- Khi người lái xe nhả bàn đạp phanh, dưới tác dụng của các lò xo hồi vị (1), các má phanh của guốc phanh được tách ra khỏi bề mặt của tang phanh, giữa má phanh và tang phanh không có lưc ma sát do vậy không cản trở chuyển động của bánh xe, quá trình phanh không xảy ra.
Bộ phận điều chỉnh khe hở: khi nhả phanh, giữa trống phanh và má phanh cần phải có một khe hở tối thiểu nào đó, để cho phanh nhả được an toàn, khe hở này tăng lên khi các má phanh bị mài mòn, làm tăng hành trình của cơ cấu ép, tăng lượng chất lỏng làm việc cần thiết,… Để tránh những hậu quả xấu đó, phải có cơ cấu để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
1 2
4 3
Hình 2-8 Cơ cấu tư động điều chỉnh khe hở
1-Thanh liên kết; 2-Guốc phanh; 3-Cam tư động điều chỉnh khe hở; 4-Lò xo tỳ Trên cơ cấu phanh ô tô điện Hitachi có bộ phận điều chỉnh khe hở tư động với nguyên lý làm việc như sau:
- Khi phanh: Các guốc phanh (2) sẽ dịch chuyển ép vào trống phanh, xoay vành răng (3) và tách ra khỏi thanh liên kết (1).
- Khi nhả phanh: Lò xo hồi vị kéo các guốc phanh về, đồng thời xoay vành răng và đẩy vào ăn khớp với thanh liên kết. Khi má phanh bị mòn, hành trình xoay của vành răng khi phanh tăng lên, trong khi hành trình xoay trở về là không đổi. Vì vậy mà khe hở giữa guốc phanh và má phanh được điều chỉnh tư động.
b. Xylanh chính
Xi lanh phanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lưc tác động của bàn đạp thành áp suất thủy lưc. Xylanh chính có hai buồng chứa hai piston tạo ra áp suất thủy lưc trong đường ống phanh của hai hệ thống. Sau đó, áp suất thủy lưc tác động lên càng phanh đĩa hoặc các xi lanh phanh của phanh tang trống.
Thân xi lanh được đúc bằng gang, trên thân có gia công các lỗ bù, lỗ thông qua, đồng thời đây cũng là chi tiết để gá đặt các chi tiết khác.
Mỗi buồng của xi lanh chính có một piston, mỗi piston có một lò xo hồi vị riêng. Piston được chế tạo bằng hợp kim nhôm, phía đầu làm việc có gờ cố định, gioăng làm kín, trên mỗi piston có khoan lỗ và có khoang chứa dầu để bù dầu trong hành trình trả. Phía đuôi của piston, khoang thứ nhất có hốc để chứa dầu cần đẩy.
Cúp pen làm bằng cao su chịu dầu phanh, dịch chuyển trong xi lanh cùng với piston có tác dụng làm kín khi dầu có áp suất cao ở hành trình nén.
Khi đạp bàn đạp phanh, lưc đạp truyền qua cần đẩy vào xi lanh chính để đẩy piston trong xi lanh này. Lưc của áp suất thủy lưc bên trong xi lanh chính được truyền qua các đường ống dầu phanh đến từng xi lanh phanh.
6 7 8 9 2 1 4 10 11 17 5 3
Hình 2-9 Xylanh chính.
1-Lò xo hồi vị piston số 2; 2-Bulong hãm; 3-Piston số 2; 4-Lò xo hồi vị piston số 1; 5-Piston số 1; 6-Vòng làm kín; 7-Xylanh; 8-Cửa vào; 9-Cửa bù;
Nguyên lý làm việc :
- Khi không đạp phanh: Cuppen của piston 1 (5) và 2 (3) nằm giữa cửa vào (8) và cửa bù (9) làm cho xilanh và bình dầu (11) thông nhau. Piston 2 bị lưc của lò xo hồi vị (1) đẩy sang trái nhưng không thể chuyển động hơn nữa do có bu lông hãm (2).
- Khi đạp phanh: Piston 1 dịch sang phải, cuppen của nó bịt kín cửa bù , bịt đường thông nhau giữa xilanh và bình chứa. Nếu piston 1 bị đẩy tiếp thì sẽ làm tăng áp suất dầu trong xilanh, áp suất này tác dụng lên xylanh công tác bánh trước. Do cũng có một áp suất dầu như thế tác dụng lên piston 2, piston 2 hoạt động giống hệt như piston 1 và tác dụng lên các xylanh công tác bánh sau.
- Khi nhả bàn đạp phanh: Các piston bị áp suất dầu và lưc lò xo hồi vị đẩy về vị trí ban đầu. Tuy nhiên do dầu không chảy từ xilanh bánh xe về ngay lập tức nên áp suất dầu trong xilanh chính giảm nhanh trong một thời gian ngắn (tạo thành độ chân không). Kết quả là dầu trong bình chứa sẽ chảy vào xilanh qua cửa vào qua rất nhiều khe hở trên đỉnh piston, van sao và qua chu vi của cuppen. Sau khi piston trở về vị trí ban đầu thì dầu từ xilanh bánh xe dần dần trở về bình chứa qua xilanh chính và các cửa bù. Các cửa bù cũng điều hòa sư thay đổi thể tích dầu trong xilanh do nhiệt độ thay đổi. Vì vậy nó tránh cho áp suất dầu không bị tăng trong xilanh khi không đạp phanh.
Chương 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ ĐIỆN HITACHI
3.1. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH
3.1.1. Xác định mô-men phanh yêu cầu
1800 b a hg G4 Ga G3 G1 G2 840 X Y
Hình 3-1 Sơ đồ phân bố khối lượng trên ô tô.
G1- Trọng lượng bản thân cầu trước; G2- Trọng lượng bản thân cầu sau; G3- Trọng lượng hành khách băng ghế trước;
G4- Trọng lượng hành khách băng ghế sau; Ga- Trọng lượng toàn bộ;