a. Dẫn động liên hợp thủy khí
Sử dụng rộng rãi trên các ô tô và đoàn ô tô kéo moóc tải trọng lớn và đặc biệt lớn.
Ưu điểm:
- Điều khiển nhẹ nhàng, dễ cơ khí hóa hay tư động hóa. - Độ nhạy cao, kích thước và khối lượng nhỏ.
Nhược điểm:
- Nếu một phần nào đó của dẫn động bị rò rỉ thì toàn bộ dẫn động sẽ không làm việc được.
Hình 1–16 Sơ đồ nguyên lý của mạch dẫn động thủy khí 1- Đường ống dẫn dầu; 2- Piston xy lanh chính; 3- Xy lanh chính; 4- Bình chứa dầu phanh; 5- Cần đẩy; 6- Cụm van khí nén; 7- Bàn đạp; 8- Bình chứa khí nén; 9- Van một chiều; 10- Bơm; 11- Bộ lắng lọc và tách ẩm;
12- Tổ hợp máy nén khí; 13,14- Xy lanh bánh xe trước; 15,16- Xy lanh bánh xe sau.
Theo môi chất công tác có thể chia mạch dẫn động thành 2 phần: Khí nén và thủy lưc mắc nối tiếp. Khâu nối giữa hai phần này chính là xy lanh thủy khí. Kết cấu tất cả các chi tiết và các cụm trong dẫn động liên hợp này đều tương tư như kết cấu các chi tiết bộ phận của dẫn động khí nén và thủy lưc tương ứng.
Van phân phối khí nén trong dẫn động liên hợp thường được nối với xy lanh thủy khí bằng một đường ống ngắn hay đặt trưc tiếp trên vỏ của nó, nên cho phép tăng độ nhạy của dẫn động lên khoảng 1,5…3 lần so với dẫn động khí nén.
Dẫn động liên hợp thủy khí do đặc điểm như vậy nên có tất cả các ưu và nhược điểm của dẫn động khí nén và của dẫn động thủy lưc:
- Điều khiển nhẹ nhàng, dễ cơ khí hóa hay tư động hóa. - Độ nhạy cao, kích thước và khối lượng nhỏ.
- Nếu một phần nào đó của dẫn động bị dò rỉ thì toàn bộ dẫn động sẽ không làm việc được.
Nguyên lý làm việc:
- Khi phanh, người lái điều khiển tác động một lưc vào bàn đạp phanh để mở van phanh. Lúc này khí nén từ bình chứa (8) đi vào hệ thống qua van phân phối (6) đến xy lanh chính (3). Tại xy lanh chính (3), lưc tác động của dòng khí có áp suất cao (8÷10 KG/cm2) đẩy piston thủy lưc tạo cho dầu phanh trong đường ống có áp suất cao đi vào xy lanh bánh xe thưc hiện quá trình phanh.
b. Dẫn động liên hợp điện khí nén:
Dẫn động liên hợp điện khí nén là loại dẫn động triển vọng nhất sử dụng cho các đoàn ô tô kéo moóc.
Trong các dẫn động này, chức năng điều khiển được thưc hiện bởi phần điện có độ nhạy cao, còn chức năng sinh lưc do phần khí nén đảm nhận.
Trong những năm gần đây trên các ô tô và đoàn ô tô kéo moóc, sử dụng rộng rãi các bộ vi xử lý để thưc hiện các thao tác tính toán và xử lý khác nhau. Sử dụng các bộ vi xử lý như vậy trong dẫn động điện khí nén cho phép tạo được các dẫn động có độ nhạy, tính đồng bộ và chính xác rất cao.