Mô phỏng trên Matlab-simulink

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế Phanh chống trượt quay TCS (Trang 105)

B: ĐIỀU KHIỂN TẢI ĐỘNG CƠ

8.3 Mô phỏng trên Matlab-simulink

Từ các phương trình trên ta ta thiết lập mạch mô phỏng cho hệ thống. Mạch Simulink có dạng như hình 7.1.

Khối mạch gồm 3 phần: phần phát tín hiệu, phần TCS và phần bầu phanh.

Các khối chính được mô tả bằng các khối nhỏ như sau:

Hình 8.3 mô hình TCS

Hình 8.4 Stateflow điều khiển tín hiệu cho van TCS.

Hình 8.5 Xung điều khiển hệ các giá trị Ctrl_sup và Ctrl_exh.

Ta có đồ thị đáp ứng tần số của bầu phanh sau khi tổng hợp các đồ thị như sau :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 p( M P a) f(H z ) down pressure up pressure

Hình 8.6. Đồ thị biểu diễn thay đổi áp suất lớn nhất, nhỏ nhất của bầu phanh với các tần số khác nhau

Trên hình thể hiện đồ thị được tổng hợp nhờ các điểm mà tại đó áp suất lớn nhất, hay nhỏ nhất.

Trong pha tăng áp : ta có đường up pressure. Trong pha giảm áp: ta có đường down pressure.

Nhận thấy khi tần số càng tăng thì 2 đường tiến lại gần nhau đến thời điểm nào đó áp suất bầu phanh không thay đổi được nữa; điều đó chứng tỏ rằng cơ cơ cấu phanh mất hoàn toàn tác dụng. Vì vậy trong quá trình điều khiển ta cần xác định được tần số thu phát tín hiệu hợp lí qua đó vẫn đảm bảo cơ cấu hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình mô phỏng nhận thấy rằng tại tần số 3Hz áp suất max đạt được

lớn hơn 0.75Pmax( áp suất có thể chấp nhận mà hiệu quả phanh còn đạt được( theo

tiêu chuẩn TCVN6919-2001 (được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ECE số 13- 08/S1 về hệ thống phanh khí nén).

KẾT LUẬN

Đề tài thiết kế hệ thống chống trượt quay cho xe tải nhỏ là một đề tài còn khá mới nhưng lại được ứng dụng trong thực tiễn. Đây là một đề tài thiết thực, không chỉ góp phần nâng cao kiến thức trong nhà trường mà còn là cơ sở phục vụ cho quá trình nghiên cứu các hệ thống tiện nghi khác, đồng thời hỗ trợ cho công tác thiết kế hệ chống trượt hiện đại đang được áp dụng ở Việt Nam, đáp ứng được xu hướng phát triển không ngừng của nền công nghiệp ô tô.

Trong vài năm trở lại đây, hệ thống TCS bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam .Dù chưa được ứng dụng rộng rãi và được quan tâm nhiều nhưng lại là là một thiết bị cần thiết . Phương pháp tiếp cận để giải quyết nhiệm vụ của để tài là tính toán ,thiết kế bản vẽ,mô phỏng, gia công thử lắp van và lắp ráp thành cụm để phục vụ nghiên cứu lâu dài. Sau khi đi vào tìm hiểu, phân tích những hệ thống đang được sử dụng hiện nay trên các xe, đề tài đã lựa chọn ra một hệ thống phù hợp với xe tham khảo, tăng tính tiện nghi cho xe.

Với thời lượng 15 tuần để hoàn thành đề tài và một phần kiến thức còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong được sự góp ý của các thầy trong hội đồng và bộ môn để có thể nâng cao kiến thức, hiểu biết của mình.

Trong thời gian thực hiện đề tài, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy PGS.TS Hồ Hữu Hải cùng toàn bộ quý thầy cô trong bộ môn ôtô đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế Phanh chống trượt quay TCS (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w