Xác định các thông số kỹ thuật của vành răng

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế Phanh chống trượt quay TCS (Trang 65)

th max max (41.1 0) (750.1 0) 751

4.2.2.2. Xác định các thông số kỹ thuật của vành răng

Hình 4.16: Ảnh hưởng của vật liệu và kích thước của vật cảm biến với E2A- S08 - KS02 -WP-C1

Ta chọn vật liệu làm vành răng là thép non (iron) có từ tính cao hoặc có thể thay thế bằng thép CT3.

Với khoảng cách đặt X = 1,7 mm, kích thước vật đạt yêu cầu là dxd = 5x5 mm. Nếu như khoảng cách đặt giảm xuống thì cảm biến vẫn có khả năng nhận biết được vật với kích thước như trên, do đó ta có thể chọn khoảng cách đặt X≤1,7 mm.

Dựa vào đồ thị miền hoạt động của cảm biến theo khoảng cách đặt ta xác định khoảng cách tối thiểu giữa 2 răng để tránh hiện tượng nhận ra 2 răng trong cùng một thời điểm.

Hình 4.17. Vùng hoạt động của cảm biến E2A-S08-KS02-WP-C1

Với khoảng cách đặt X = 1,7 mm thì giá trị Y = 0, điều này chứng tỏ nếu vật chuyển động theo hướng kính đi vào vùng tác động thì vật phải đi tới đường tâm thì cảm biến mới có thể nhận biết được vật, sẽ mất tín hiệu ngay nếu kích thước của vật quá nhỏ, và cũng rất dễ bị mất xung tín hiệu ở tốc độ cao. Vì vậy, ta cần giảm khoảng cách đặt cảm biến xuống, nhưng vẫn giữ nguyên kích thước dxd của vật.

Chọn X = 0,8 – 1 mm, thì Y = 2 mm, lúc này khoảng cách 2 răng cần ≥ 2Y=4mm, để tránh cảm biến nhận nhầm các răng với nhau. Ta chọn khoảng cách các răng là 5 mm.

Vậy, bề rộng răng là 5mm, khoảng cách 2 răng là 5mm, bước răng là 10mm.

2. Kích thước của vành răng.

Với bước răng (p) là 10mm, số răng (n) trên vành răng là 120 răng, thì đường kính vành răng là:

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế Phanh chống trượt quay TCS (Trang 65)