Dù là máy chiếu DLP hay máy LCD, ngoài những ưu thế riêng thì mỗi loại
máy đều có những hạn chế nhất định. Dưới đây là những trục trặc hay gặp nhất ở một chiếc máy LCD điển hình.
1. Màn chiếu xuất hiện nhiều điểm lốm đốm màu tía
Các đốm màu tía hoặc đỏ sẫm trên màn hình là một trong những tác nhân gây khó chịu nhất khi sử dụng máy chiếu LCD bởi chúng làm giảm chất lượng hình ảnh và gây mất tập trung cho người theo dõi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bụi bẩn bám và tích tụ trên tấm panel tạo màu xanh bên trong máy chiếu. Để khắc phục và tránh lỗi như thế này, bạn nên hạn chế cho máy tiếp xúc với bụi bẩn, thường xuyên lau chùi máy và bảo dưỡng bóng.
2. Máy không chịu tắt
Một trong những lỗi phổ biến nhất đối với máy LCD là máy không tắt dù bạn
đã nhấn nút tắt nguồn nhiều lần. Nghe qua thì đây có vẻ là một lỗi phức tạp nhưng thực tế thì nguyên nhân và cách khắc phục hết sức đơn giản. Vấn đề ở đây chỉ là do bóng đèn được lắp chưa vừa khít. Bạn chỉ cần lắp lại bóng
3. Chất lượng hình ảnh thấp
Mỗi khi bạn thấy hình ảnh trình chiếu cho chất lượng thấp, nguyên nhân của vấn đề thường là do độ phân giải của máy tính không phù hợp. Nhiều dòng máy chiếu LCD thế hệ mới hiện nay đã được trang bị tính năng tự điều chỉnh độ phân giải của máy tính nguồn sao cho tương thích với cấu hình của chúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại máy không có được tính năng hữu ích này. Trong trường hợp đó, bạn phải điều chỉnh độ phân giải của máy tính và chọn ra một cấu hình phù hợp nhất.
4. Hình ảnh không hiển thị toàn phần
Đôi khi hình ảnh hiển thị trên màn chiếu bị mất một phần, mất cạnh hoặc mất góc. Nguyên nhân của lỗi này cũng là do sự không tương thích giữa độ phân giải của máy tính và máy chiếu. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cấu hình của máy tính để tìm ra độ phân giải phù hợp là được. Tuy nhiên, với một số mẫu laptop việc điều chỉnh có khi không cho kết quả mong muốn vì độ phân giải cơ bản của chúng vượt quá cấu hình của máy chiếu. Trong trường hợp này, bạn phải tắt màn hình laptop đi để hiển thị duy nhất trên màn chiếu.
5. Điều khiển từ xa không hoạt động
Ngoài nguyên nhân mà ai cũng có thể phát hiện ra là pin hết hoặc khoảng cách
điều khiển quá xa thì còn có một nguyên nhân cũng rất phổ biến nữa là do tác động của bóng đèn huỳnh quang trong phòng chiếu. Như bạn đã biết, điều khiển từ xa sử dụng sóng hồng ngoại để truyền tín hiệu điều khiển. Ánh sáng đèn huỳnh quang ở một số mức cường độ sáng nhất định có bước sóng xấp xỉ bước sóng hồng ngoại, vì thế nó làm cho điều khiển mất tác dụng hoặc mất độ nhạy. Lúc này hãy tắt bóng điện đi hoặc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay thế.
CHƯƠNG 6. TÌM HIỂU MÁY FAXI. Khái niệm máy fax I. Khái niệm máy fax
Fax là kỹ thuật điện tử gửi bản sao (copy) trực tiếp qua hệ thống dây dẫn điện. Máy gửi có khả năng rà quét bản gốc, đổi thông tin thành tín hiệu rồi phát qua đường dây điện đến máy nhận ở một nơi khác. Fax truyền thống đã được thay thế một cách để truyền tải thông
tin một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua một đường dây điện thoại. Để fax được gửi đến một máy fax, hoặc ở cuối của việc chuyển giao sẽ được sẽ được
yêu cầu để gửi và nhận fax được chuyển về được gửi qua đường điện thoại.