Cách chọn máy chiếu sử dụng

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề sử dụng thiết bị văn phòng (Trang 93)

Giữa LCD và DLP, mỗi loại máy có một ưu điểm riêng, tuy nhiên, nếu bạn phân vân giữa hai chiếc máy có cùng mức giá, hãy chọn máy DLP.

DLP và LCD là hai trong số những công nghệ xử lý ánh sáng phổ biến nhất hiện đang được áp dụng cho máy chiếu. Trong khi bóng LCD sử dụng công nghệ Tinh thể lỏng để tạo ra ánh sáng trình chiếu, bóng DLP lại sử dụng công nghệ Xử lý ánh sáng số thông qua một hệ thống hàng trăm nghìn gương chiếu siêu nhỏ để phản chiếu ánh sáng. Nhìn chung, một chiếc máy DLP thường có chất lượng nhỉnh hơn so với một chiếc máy LCD cùng mức giá. Cụ thể là:

- Bền hơn. Sự ổn định của một chiếc máy chiếu thường được thể hiện qua chất lượng hình ảnh qua thời gian. Nếu bạn thấy trên màn chiếu có quá nhiều màu vàng hoặc xanh, khi ấy máy chiếu của bạn đang bị hiện tượng thoái hóa màu sắc (color

decay). Thoái hóa màu sắc là hiện tượng khá phổ biến trên các máy LCD nhưng lại rất hiếm khi xảy ra với máy DLP.

- Không cần bộ lọc bụi. Máy LCD luôn yêu cầu phải có một bộ lọc bụi cho bóng đèn để ngăn tác động của bụi tới các tấm LCD. Tuổi thọ của mỗi bộ lọc bụi thường tương đương với tuổi thọ của bóng đèn (2.000 - 3000 giờ). Có nghĩa là mỗi lần thay bóng LCD bạn đều phải thay cả bộ lọc bụi. Máy DLP không cần bộ lọc bụi, do đó chi phí khi thay bóng giảm đi khá nhiều.

- Chất lượng hình ảnh tốt hơn. Chất lượng hình ảnh được quyết định bởi ba yếu tố: hệ số lấp đầy điểm ảnh, tỷ lệ tương phản và khả năng trình chiếu video.

+ Hệ số lấp đầy điểm ảnh: là phần diện tích được sử dụng của mỗi pixel. Hệ số này càng cao thì hình ảnh càng trung thực. Về tiêu chí này, máy DLP tốt hơn máy LCD.

+ Tỷ lệ tương phản: là sự khác biệt giữa các điểm đen và điểm trắng trên hình ảnh. Tỷ lệ tương phản càng cao thì hình ảnh càng sắc nét. Máy DLP có tỷ lệ tương phản cao hơn máy LCD.

+ Chất lượng trình chiếu video: là khả năng tái tạo đúng tốc độ xuất hiện của các hình ảnh trong video. Ở tiêu chí này máy DLP cũng nhỉnh hơn máy LCD.

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề sử dụng thiết bị văn phòng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w