Cơ chế hoạt động của máy chiếu LCD

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề sử dụng thiết bị văn phòng (Trang 86)

Máy chiếu LCD có 3 tấm LCD. Tại trung tâm máy chiếu là một bóng đèn halogen, bóng đèn được bao quanh bằng những tấm quang học. Các tấm quang học sản xuất ánh sáng. Khi bóng đèn halogen nóng lên tinh thể tan chảy và cho cho phép ánh sáng đi qua nhiều hơn. Do vậy cường độ của bóng đèn halogen trở nên khác biệt lớn so với lúc đầu. Nhiệt độ của bóng đèn cao hơn, ánh sáng mạnh hơn.

Hình ảnh truyền đến máy chiếu từ đầu DVD hoặc hộp vệ tinh. Những hình ảnh này lần lượt được chiếu lên màn chiếu. Mỗi mảnh ánh sáng va vào màn hình được gọi là điểm ảnh, điểm ảnh đó bị vỡ xuống thành các màu là đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá. Nhiệt do bóng đèn halogen sinh ra được điều khiển bởi điện thế chạy vào máy chiếu LCD. Xem điện thế chạy vào máy chiếu, 3 tấm LCD có thể sản xuất hơn 16 triệu màu sắc. Đây là những gì cho phép chúng ta xem được tất cả những màu tinh tế của một buổi hoàng hôn.

Một tấm LCD cho một mầu duy nhất; có nghĩa là một tấm LCD điều khiển tất cả các điểm ảnh được tạo ra bởi màu đỏ, thứ hai cho màu xanh , thứ ba cho màu xanh lá cây. Các hình ảnh màu sắc đi ra như 3 chùm ánh sáng riêng biệt và đập vào tường. Tại đây các màu sắc trộn vào nhau để tạo màu sắc thật.

* Treo máy chiếu:

Máy chiếu LCD ngày nay cung cấp tính năng hiển thị ngược hình ảnh để máy chiếu có thể gắn lên trần. Mặc dù, đây là một tính năng phổ biến, nhưng một số nhà sản xuất vẫn chưa tích hợp tính năng này.

Giá treo máy chiếu cho phép treo được máy chiếu lên trần. Khi mua giá treo bạn chú ý giá treo phải xoay được 360 o và giá treo dễ uốn theo tường và cạnh trần. Dễ dàng đi dây cáp bên trong ống.

* Bóng đèn máy chiếu:

Bóng đèn máy chiếu là thiết bị cốt lõi trong một máy chiếu và có giá từ 200$ -500$. Vì vậy, xem xét tuổi thọ của bóng đèn trước khi mua máy chiếu là việc rất quan trọng. Một bóng đèn đúng tiêu chuẩn có tuổi thọ khoảng 2000 giờ. Một số máy chiếu cũng cung cấp cấp các lựa chọn chế độ chiếu. Ví dụ: Chế độ “eco-mode”, ở chế độ này không chỉ kéo dài tuổi thọ bóng đèn mà còn giảm chi phí hoạt động của máy chiếu. Hai loại bóng đèn được sử dụng phổ biến nhất là loại sử dụng hợp chất có halogen và loại UHP bởi vì chúng chiếu ánh sáng rất trắng. Tuổi thọ của những loại bóng đèn này khoảng từ 750 đến 2000 giờ. Trong khi bóng đèn halogen có tuổi thọ ngắn hơn và ánh sáng chiếu ra có pha màu vàng, bóng đèn xenon được sử dụng trong máy chiếu cao cấp.

* Độ phân giải của máy chiếu LCD:

Độ phân giải của một máy chiếu có thể được chia ra 4 loại sau:

* UXGA (1600 x 1200): Cung cấp độ phân giải rất cao và rất đắt tiền. Nó có thể hỗ trợ một phạm vi rất rộng của máy tính

* SXGA (1280 x 1024): Cung cấp những hình ảnh độ phân giải cao. Những máy chiếu này dành cho người dùng có máy tính cá nhân cao cấp.

* XGA (1024 x 768): Cung cấp hình ảnh độ phân giải tương đối thấp so với độ phân giải UXGA và SXGA. Tuy nhiên, độ phân giải này ít tốn kém và phổ biến hơn. * SVGA (800 x 600): Là độ phân giải phổ biến nhất hiện nay bởi vì chúng có chi phí hợp lý và hiển thị hình ảnh tuyệt vời. Máy chiếu LCD có độ phân giải SVGA là lý tưởng cho các máy tính cá nhân.

Nhân tố quyết định chủ yếu đến chi phí của một máy chiếu LCD là độ phân giải. Nếu bạn cần nó cho mục đích kinh doanh mà trong đó bạn phải thuyết trình hàng ngày, vậy thì bạn cần tìm những loại có độ phân giải cao. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần máy chiếu để đáp ứng các yêu cầu cá nhân, như xem phim cuối tuần như tôi, thì bạn có thể chọn cho độ phân giải thấp hơn để bạn còn đủ tiền để thuê đĩa DVD.

* Một số công nghệ của máy chiếu ngoài công nghệ DLP VÀ LCD:

Công nghệ Tinh Thể Lỏng Trên Vật Liệu - Silicon LCoS – Liquid Crystal on Silicon Là loại công nghệ mới, dạng tổ hợp hai công nghệ trước đó là DLP và LCD. LCoS tinh thể thạch anh lỏng phủ trên miếng bán dẫn silicon có mật độ các điểm ảnh

được đặt ngay ở dưới mỗi điểm ảnh. Ứng với trạng thái đóng hoặc mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không, tạo ra điểm sáng

hoặc tối.

* Công nghệ Tinh Thể Lỏng Trên Vật Liệu - Silicon LCoS – Liquid Crystal on

Silicon:

Là loại công nghệ mới, dạng tổ hợp hai công nghệ trước đó là DLP và LCD. LCoS tinh thể thạch anh lỏng phủ trên miếng bán dẫn silicon có mật độ các điểm ảnh rất cao, số lượng điểm ảnh không hạn chế so với LCD và DLP bởi vì dòng điện từ được đặt ngay ở dưới mỗi điểm ảnh. Ứng với trạng thái đóng hoặc mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không, tạo ra điểm sáng hoặc tối. * Ưu điểm của LCOS:

Ưu điểm lớn nhất của công nghệ LCOS là tạo được hình ảnh mượt, không hề lộ điểm và vượt qua cả chip DLP Mustang phân giải cao (1280x720). Độ sắc nét của LCOS trội hơn DLP đồng thời thể hiện màu tự nhiên hơn. Một điểm khác cũng hết sức quan trọng là máy chiếu LCOS hoàn toàn không gây ra hiện tượng vệt cầu vồng hay hoa mắt cho người xem.

Số lượng điểm ảnh lớn đồng nghĩa với độ phân giải cao. Thực tế, ngày nay máy chiếu LCoS bắt đầu từ độ phân giải SXGA. Số lượng điểm ảnh cao cũng đồng nghĩa với việc không nhìn thấy điểm ảnh nữa.

Hơn nữa, việc chế tạo LCOS có thể thực hiện ngay trên những dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn hiện có nên chi phí sản xuất dễ chấp nhận hơn.

* Khuyết điểm của LCOS:

Điểm yếu hiện tại của công nghệ này là độ tương phản chưa cao: hiện mới chỉ đạt đến 800:1 trong khi công nghệ LCD và DLP hiện tại đã đạt đến 6.000:1. Ngoài ra, tuổi thọ bóng đèn LCOS còn đang ở mức 1.500 giờ và giá thay thế còn rất cao.

* Bảng hiển thị plasma – Plasma Display Panel (TV plasma màn hình phẳng)

Nếu đứng về góc độ kĩ thuật, màn hình plasma một cách dễ hiểu nhất là sự hiển thị trực tiếp của hàng nghìn các ảnh điểm sáng (làm bởi bọt thuỷ tinh) được lấp đầy ga Xenon, kẹp giữa hai tấm phẳng trong suốt và được nạp năng lượng nhằm ion hoá chất khí. Mỗi bọt thuỷ tinh chứa ba khoang, một màu đỏ, một màu xanh lá cây và một màu

xanh da trời. Mỗi bọt thuỷ tinh được kích hoạt bởi một dòng điện và dòng điện này được kích hoạt từ thông tin do thiết bị đầu vào của bạn gửi đến. Và nhờ đó, khi nhìn trực tiếp vào màn hình ( các bọt thuỷ tinh) bạn xem được những hình ảnh sặc sỡ.

* Công nghệ ảnh giao thoa trên màn hình trong suốt - Holographic Images on Transparent Screen

Một vài các nhà sản xuất đang làm việc trên một công nghệ mới và cũng là một công nghệ cho ra đời những sản phẩm hết sức lịch lãm và sang trọng. Một máy chiếu hiển thị hình ảnh trên một màn hình giao thoa trong suốt được đính trên một tấm trong suốt như kính. Hiệu ứng sinh ra là một hình ảnh “trôi nổi” giữa không gian chắc chắn sẽ gây sự chú ý lớn. Hi vọng, chúng ta sẽ nhanh chóng được chứng kiến và sở hữu loại màn này trong thời gian tới.

* Công nghệ đèn LED hữu cơ OLED – Organic Light Emitting Diode

Không giống với màn plasma, CRT, hoặc LCD, OLED sử dụng công nghệ “ tự phát sáng “. Điều này có nghĩa màn hình tự nó sẽ phát sáng và vì vậy không cần phần cứng bổ sung để tạo ra ánh sáng như ống phóng và bóng đèn. Ít phần cứng đồng nghĩa với ít phiền toái. Sự thật, màn hình thậm chí có thể mỏng như một tờ giấy, như chúng ta trông thấy ở đây. Ngày nay chúng ta có thể trông thấy công nghệ OLED trong các loại điện thoại di động đời mới, máy PDA, và các hệ thống nghe nhìn trên ôtô. Trong vòng một vài năm tới, bạn có thể nhìn thấy màn hình sử dụng công nghệ OLED trên máy tính xách tay, trên bảng chức năng các hệ thống trên ôtô và có thể trên các thiết bị xách tay có thể dễ dàng tháo lắp và cất đi.

* Công nghệ nào là tốt nhất?

Có hai công nghệ chủ yếu được sử dụng trong công nghệ trình chiếu là DLP (Digital Light Processing là giải pháp hiển thị kỹ thuật số) và LCD (Liquid Crystal Display - công nghệ hiển thị tinh thể lỏng), mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy sẽ không có công nghệ nào là tốt nhất cả.

Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP làm giảm hiệu ứng “ca -rô” (lưới) nên hình ảnh và video hiển thị sẽ mịn hơn, hơn nữa công nghệ này còn có thể tạo nên độ tương phản (contrast) cao hơn. Một ưu thế khá mạnh của máy chiếu công nghệ DLP là sự gọn nhẹ và dễ di động hơn do ít các thành phần cấu thành. Khảo sát qua một số model của máy chiếu Optoma (hãng máy chiếu hàng đầu thế giới về công nghệ DLP) cho thấy đa số những dòng máy dành cho văn phòng đều có trọng lượng không quá 2.0 kg. Optoma EP - 720, EP - 723, EP - 727 đều có trọng lượng là 2.0 kg và một số model có trọng lượng từ 1.2 đến 1.4 kg như Optoma EP - 1691, EP - 7155…Các model này có cường độ sáng khác nhau phù hợp với mọi loại nhu cầu của doanh nghiệp (2.000 Ansi

lumens) tuy nhiên khi sử dụng đều cho thấy một đặc điểm chung là màu sắc hình ảnh hiển thị rất sống động, cảnh chuyển trong các đoạn phim rất mượt mà và mịn. Một nhược điểm của máy chiếu sử dụng công nghệ DLP là hiệu ứng "cầu vồng". Hiệu ứng này xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng loé lên, thường theo sau những vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay khi từ hình ảnh chiếu trên màn ảnh quay sang nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Chỉ có ít người nhìn thấy hiệu ứng này. Có 2 loại máy chiếu DLP, loại cũ có 4 phần trên bộ lọc màu, loại mới có 6 phần và bộ lọc màu quay nhanh hơn, điều đó làm giảm hiệu ứng "cầu vồng" và tăng độ bão hoà màu. Đa số các model hiện có của Optoma đều sử dụng công nghệ bánh xe 6 màu hoặc hơn nên hiệu ứng “cầu vồng” hầu như đã bị triệt tiêu, thêm vào đó số màu sắc hiển thị cũng được tăng lên đáng kể (143,2 triệu màu so với các dòng máy DLP khác hiện có chỉ là 16,7 triệu màu).

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD nhìn chung là cho độ bão hòa màu sắc cao hơn và hiệu quả ánh sáng tốt hơn, vì thế hình ảnh hiển thị cho cảm giác trung thực hơn. Điều này lý giải tại sao hãng máy chiếu công nghệ LCD Hitachi của Nhật Bản lại hay khoe khoang khả năng trình chiếu dưới ánh sáng mạnh, thậm chí ánh sáng ban ngày ở các model máy chiếu của họ.

Một yếu điểm dễ thấy của dòng máy chiếu công nghệ LCD là khối lượng máy thường cao hơn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với các dòng máy LCD cũ, hầu hết các model mới của máy chiếu LCD ngày nay đều đã khắc phục được nhược điểm này. Đi tiên phong trong việc giảm trọng lượng của máy chiếu là hãng máy chiếu Hitachi của Nhật Bản. Đa số dòng máy dành cho văn phòng hiện nay của Hitachi đều có trọng lượng “siêu nhẹ” không kém cạnh gì so với các dòng máy chiếu công nghệ DLP khác trên thị trường. Với hình dáng hết sức bắt mắt và sang trọng, các model như Hitachi CP - RX70, CP - X1, CP - X3… đều có trọng lượng 1.7kg hết sực gọn nhẹ và dễ dàng di chuyển.

. * Tuổi thọ bóng đèn:

Một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm khi mua máy chiếu là tuổi thọ bóng đèn của máy. Với một máy chiếu đa năng thông thường tuổi thọ bóng đèn khoảng 2.000 giờ đến 3.000 giờ tùy vào chế độ sử dụng.

Nhiều người tỏ ra lo lắng về sự hạn chế trong thời gian sử dụng này. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi với mức tuổi thọ trung bình của bóng đèn như trên bạn có thể sử dụng trong vòng 2 năm hoặc hơn nếu biết cách bảo dưỡng hợp lý. Lời khuyên ở đây là nếu đòi hỏi của công việc không quá cao bạn nên sử dụng máy ở chế độ sáng vừa phải (chế độ tiết kiệm - Wishper Mode) và chú ý bảo dưỡng máy định

kỳ. Quan trọng nhất bạn nên chọn mua máy chiếu của nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo chế độ bảo dưỡng, bảo hành máy và bóng đèn tốt nhất.

Đa số máy chiếu thường gặp trục trặc liên quan đến bóng đèn, trong đó có nhiều trường hợp cháy bóng đèn xuất phát từ chính cách sử dụng chưa khoa học của khách hàng. Để hạn chế những trường hợp cháy bóng như vậy người sử dụng lưu ý không nên dùng máy chiếu một cách quá tải, tốt nhất sau 4-5 tiếng vận hành, nên tạm tắt để máy nghỉ ngơi trong vòng 10 - 15 phút, ngoài ra không nên rút nguồn một cách đột ngột khi chưa có đủ thời gian để máy làm mát.

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề sử dụng thiết bị văn phòng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w