41 +)Tác động của thuế:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập môn Kinh tế vi mô có đáp án (Trang 41)

+)Tác động của thuế:

Giả sử thuế đánh vào hàng hóa sản xuất của một doanh nghiệp.

- Khi chưa có thuế đường chi phí bình quân của doanh nghiệp ATC1 đường chi phí bình quân là MC1 . Ở mức giá P1 doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng q1

- Khi đánh thuế vào từng đơn vị đầu ra, đường chi phí bình quân của doanh nghiệp tăng từ MC 1 → MC2 ( MC2 = MC1 + t). Sắc thuế này làm cho đường chi phí bình quân tăng thêm một khoảng bằng t. Vaayj thuế đánh vào từng đơn vị đầu ra sẽ làm cho doanh nghiệp giảm sản lượng từ q1 → q2

Trợ cấp của chính phủ vào từng đơn vị đầu ra sẽ làm dịch chuyển đường chi phí cận biên xuống phía dưới, do đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lượng cung ứng ra thị trường từ q1 → q2

43

Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t trên một đơn vị sản phẩm, khi đó chi phí cận biên của doanh nghiệp độc quyền tăng đúng bằng thuế suất t. Nếu chi phí cận biên ban đầu của doanh nghiệp là MC thì giờ đây sản lượng sản lượng tối ưu của doanh nghiệp được xác định là SMC’ = SMC + t

Ta thấy :

Đường chi phí cận biên dịch lên phía trên , sản lượng khi có thuế thấp hơn khi chưa có thuế, và giá bán cao hơn khi có thuế, mức tăng cũng có thể cao hơn mức thuế suất.

Trong trường hợp chính phủ đánh một khoản thế cố định T vào nhà độc quyền thì sản lượng và giá bán không đổi, chỉ có lợi nhuận giảm một lượng bằng đúng số thuế đó.Vì số thuế này không làm dịch chuyển đường SMC

Bài 21:Phân biệt cáh định giá và lụa chọn sản lượng của các loại hình doanh nghiệp : cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm. Phân tích tác động của thuế đến việc định giá và lựa chọn sản lượng đối với mỗi loại cấu trúc thị trường trên.

a/

Cách định giá và lựa chọn sản lượng của loại hình doanh nghiệp Cạnh tranh độc quyền

Về phân biệt giá có 3 hình thức:

- Phân biệt giá cấp 1:

Hãng định giá cho mỗi khách hàng mức giá cao nhất mà họ sẵn sàng trả cho các đơn vị hàng hóa.

Khi đó đường MR của hãng sẽ trùng với đường cầu và hãng quyết định sản lượng tại: MR=P=MC

Trên thực tế thì điều này gần như không bao giờ thực hiện được:

+ Khi có nhiều khách hàng là không hiện thực khi đặt giá khác nhau cho mỗi một khách hàng .

+ Hãng thường không thể biết chính xác mức giá cao nhất mà khách hàng sẵn sàng trả để mua hàng hóa hay dịch vụ

+ Nếu hỏi khách hàng sẽ nhận được câu trả lời không trung thực

Đôi khi có thể đặt giá cho các đối tượng khách hàng khác nhau dựa trên dự đoán về mức giá cao nhất mà khách hàng sẵn sàng trả .

VD: bác sĩ, luật sư, kế toán…

- Phân biệt giá cấp 2:

Hãng độc quyền đặt giá căn cứ vào số lượng hàng hóa hay dịch vụ được tiêu dùng . Đây là cách thức đặt các mức giá khác nhau cho các số lượng khác nhau của cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ

- Phân biệt giá cấp 3

Việc phân chia khách hàng thành những nhóm khác nhau với những đường cầu rieng biệt và định giá khác nhau cho các nhóm khách hàng này. Đây là phương pháp áp dụng khá phổ biến.

Xác đinh mức giá tối ưu và phân chia lượng bán cho mỗi nhóm khách hàng

Giả sử một hãng chia khách hàng thành 2 nhóm. Hãng đặt giá cho nhóm 1 là P1, nhóm 2 là P2. Tổng chi phí của hãng là C vs Q=Q1+Q2. Khi đó hàm lợi nhuận của hãng là P1Q1+P2Q2-C

45

Cách định giá và lựa chon sản lượng của loại hình doanh nghiệp Độc quyền nhóm

Trên thị trường độc quyền nhóm , việc đặt giá bán hay quyết định mưc sản lượng của một hãng phụ thuộc vào hành vi của đối tượng cạnh tranh. Nguyên tắc xác định trạng thái cân bằng : Cân bằng Nash là mỗi hãng có thể khi cho trước hành động của hãng đối thủ.

Tác động của thuế:

+ Khi Chính phủ đánh thuế 1 lần vào doanh thu ( lợi nhuận) của doanh nhiệp thì không làm ảnh hưởng tới quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp

Ban đầu, hãng lựa chọn sản xuất tại Eo vs mức sản lượng Qo, giá Po mức chi phí bình quân là ATC, chi phí cận biên là MC. Khi Chính phủ đánh thuế t vào mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì MC tăng đúng bằng một lượng t: MC’=MC+t => đường MC dịch lên trên sang trái cho đường MC’. MC’ cắt MR tại E1 cho mức sản lượng mới là Q1 thay Q1 vào D tìm được mức giá mới P1. Tại đó:

ATC’=ATC+t; AVC’=AVC+t; TC’=TC+tQ;

Bài 22: Vẽ đồ thị và giải thích sự ứng phó của doanh nghiệp khi giá đầu vào của lao động giảm xuống, các yếu tố khác không đổi.

Giả sử hãng sử dụng hai đầu vào là vốn ( K) và lao động ( L) để sản xuất mức sản lượng là Q. Ban đầu với mức chi phí C1, hãng tối đa hóa lợi nhuận tại A

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập môn Kinh tế vi mô có đáp án (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w