giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc-Hải Dương
Khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc rất lớn vào tốc độ sinh trưởng của cây, về đặc điểm di truyền của giống, về điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng. Lượng chất khô tích luỹ được càng nhiều, thì khả năng cây trồng cho năng suất càng lớn. Ở từng giai đoạn khác nhau, khả năng tích luỹ chất khô khác nhau và ở mỗi giai đoạn đều có ý nghĩa nhất định góp phần tăng năng suất cây trồng. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích lũy chất khô được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.2
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương
ĐVT: g/ cây Thời vụ gieo Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ kết thúc ra hoa Thời kỳ quả mẩy TV1 (15/5) 6,08d 13,87c 26,89c TV2 (25/5) 6,17d 14,08c 27,07c TV3 (05/6) 6,35c 15,43b 28,45b TV4 (15/6) 6,70b 15,67ab 28,90a TV5 (25/6) 6,86a 16,00a 28,91a Cv% 4,2 4,6 3,7
Ghi chú: Thí nghiệm xử lý theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test
(DMRT) - Trong cùng 1 cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý
nghĩa ở mức xác suất 95%.
* Thời kỳ bắt đầu ra hoa
Thời kỳ bắt đầu ra hoa cây sinh trưởng và phát triển chưa nhiều, tạo sinh khối thấp. Ở thời kỳ này chất khô biến động từ 6,08 – 6,86 g/cây. TV5 (25/6) có khối lượng chất khô được tích luỹ cao nhất đạt được 6,86 g/cây, so
với các thời vụ khác thì sự sai khác này là có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Tiếp đến là TV4 (15/6) đạt 6,70 g/cây. Giữa 2 thời vụ TV1 (15/5) và TV2 (25/5) có khối lượng chất khô thấp và không sai khác nhau (6,08 – 6,17 g/cây)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương
* Thời kỳ kết thúc ra hoa
Thời kỳ này khối lượng chất khô tích lũy được dao động từ 13,87 – 16,00 g/cây. Trong đó, TV5 có khối lượng chất khô cao nhất (đạt 16,0 g/cây), tiếp đến TV4 tích lũy chất khô là 15,67 g/cây, TV3 là 15,43 g/ cây, TV2 là 14,08 g/cây và thấp nhất là ở thời vụ TV1 (15/5) là 13,87 g/cây. Các thời vụ TV3, TV4 và TV5 có khối lượng chất khô cây tích lũy được cao hơn hẳn so với 2 thời vụ TV2 và TV1 có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
* Thời kỳ quả mẩy
Đây là thời kỳ cây đậu tương có sinh khối lớn nhất, tạo ra vật chất khô cao, kết quả cho thấy ở các thời vụ khác nhau có khối lượng chất khô biến động từ 26,89 - 28,91 g/cây. 2 thời vụ (TV4 và TV5) có khối lượng chất khô đạt cao (28,90 - 28,91 g/cây), 2 thời vụ (TV1 và TV2) có khối lượng chất khô
tích luỹ thấp (từ 26,89 - 27,07 g/cây). Như vậy, qua đánh giá sự tích lũy chất khô của cây đậu tương ở thời kỳ quả mẩy cho thấy, gieo trồng ở thời vụ TV3 (5/6), TV4 (15/6) và TV5 (25/6) có hàm lượng chất khô cao hơn hẳn so với 2 thời vụ (TV1 và TV2). Vì vậy, thời vụ từ ngày 5/6 đến ngày 25/6 có tiền đề để đạt năng suất cao hơn so với thời vụ từ ngày 15/5 đến ngày 25/5.