Các chỉ tiêu được đánh giá theo QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.
* Tỷ lệ mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
- Tỷ lệ mọc (%): Mỗi ô thí nghiệm đếm 100 hạt và gieo vào giữa luống, sau đó cắm que hai đầu để theo dõi.
Tỷ lệ mọc mầm (%) = Số hạt mọc mầm x 100 Tổng số 100 hạt
- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Được xác định khi có 50% số cây trên ô mọc hai lá mầm xoè ngang mặt đất.
- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): Được xác định khi có 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở.
- Thời gian ra hoa: Tính từ khi bắt đầu ra hoa đến 95% số cây/ô tắt chùm hoa ngọn.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Được tính từ khi gieo đến khoảng 95% số quả/ cây trên ô có vỏ quả chuyển sang màu vàng.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
- Đường kính thân (mm): Đo khi cây trưởng thành, cách vị trí cổ rễ 5 cm - Số đốt/ thân chính (đốt): Đếm từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của
thân chính của 10 cây mẫu.
- Số lá/ cây (lá): Đếm toàn bộ số lá trên thân chính và số lá các cành cấp 1 của 10 cây mẫu.
- Chiều cao đóng quả (cm): Đo từ đốt 2 lá mầm đến quả đầu tiên của 10 cây mẫu.
- Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô khi thu hoạch.
- Nốt sần hữu hiệu (nốt/cây) và khối lượng (g/cây).
Tiến hành ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, thời kỳ quả chắc.
Phương pháp tiến hành: Mỗi ô thí nghiệm lấy tuần tự 5 cây. Trước khi
nhổ cây tưới đẫm, sau 15 phút tưới đẫm lần hai. Sau đó dùng dầm đánh lên cho vào chậu nước, lọc phần nốt sần rụng. Xác định tổng số nốt sần của cây (nốt sần trên bộ rễ + nốt sần rụng).
- Diện tích lá (LA): (dm2lá/cây): Tiến hành theo phương pháp cân trực
tiếp, tiến hành đồng thời với chỉ tiêu đếm số lượng và cân khối lượng nốt sần. Diện tích lá (dm2)/cây =
Khối lượng toàn bộ lá tươi Khối lượng 1dm2 lá tươi - Chỉ số diện tích lá (LAI): (m2 lá/m2đất)
LAI =
Số cây/m2 x Diện tích lá của 1 cây 1 m2 đất
- Khả năng tích lũy chất khô (g/cây): Theo dõi 5 cây (xác định ở 3 thời kỳ
cùng với chỉ số diện tích lá). Cho vào tủ sấy ở nhiệt độ > 800C, sấy cho đến khi khối lượng không thay đổi.
2.4.3.2. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
* Khả năng chống chịu sâu
- Sâu cuốn lá (%): Tiến hành trước thu hoạch, điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc
Tỷ lệ lá bị hại (%) = Số lá bị cuốn x 100 Tổng số lá điều tra
- Sâu đục quả (%): Tiến hành trước thu hoạch, điều tra ít nhất 10 cây
đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc
Tỷ lệ quả bị hại (%) = Số quả bị hại x 100 Tổng số quả điều tra
* Khả năng chống chịu bệnh
- Bệnh lở cổ rễ (%): Tiến hành điều tra ở giai đoạn cây con (sau khi cây mọc 7 ngày). Điều tra toàn bộ các cây/ô
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây điều tra
- Bệnh gỉ sắt: Được đánh giá theo thang điểm từ 1-9. Tiến hành điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Điểm 1: Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại) Điểm 3: Nhẹ (1-5% diện tích lá bị hại)
Điểm 5: Trung bình (>5% - 25% diện tích lá bị hại) Điểm 7: Nặng (>25% - 50% diện tích lá bị hại)
Điểm 9: Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại)
- Bệnh sương mai: Được đánh giá tương tự theo thang điểm như bệnh gỉ sắt.
2.4.3.3 Khả năng chống đổ
Được đánh giá theo thang điểm từ 1 -5. Tiến hành đếm số cây đổ trên ô trước khi thu hoạch.
Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng) Điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp)
Điểm 3: Tr. bình (25-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥ 45%) Điểm 4: Nặng (51 -75% số cây bị đổ rạp)
Điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp) 2.4.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây khi thu hoạch.
- Số quả chắc/ cây (quả): Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính
trung bình 1 cây khi thu hoạch. - Số hạt/ quả (hạt):
Số hạt/ quả (hạt) = Tổng số hạt/10 cây mẫu
Tổng số quả chắc/10 cây mẫu - Tỷ lệ quả 1 hạt (%) Tỷ lệ quả 1 hạt (%) = Số quả 1 hạt x 100 Tổng số quả/cây - Tỷ lệ quả 3 hạt (%) Tỷ lệ quả 3 hạt (%) = Số quả 3 hạt x 100 Tổng số quả/cây
- Khối lượng 1000 hạt (g): Tiến hành cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%, lấy mỗi chữ số sau 1 dấu phẩy. Tiến hành cân khi hạt khô sau thu hoạch.
- Năng suất cá thể (g/cây) = Khối lượng 10 cây mẫu 10
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính
năng suất toàn ô (bao gồm cả 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% tính năng suất trên 1 ha. Tiến hành khi hạt khô sau thu hoạch
Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất ô (kg) x 10.000m2 x 1/100 Diện tích ô (m2)
(Cách lấy 10 cây mẫu: Lấy 5 cây liên tục ở 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng).
2.4.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thí nghiệm
Tính cho 1 ha của từng công thức mật độ và phân bón
- Tổng chi phí sản xuất = Giống + Phân bón + Thuốc BVTV + Công lao động.
- Tổng thu = Sản lượng/ đơn vị diện tích x Giá thành - Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí sản xuất
2.4.3.6. Điều tra thu thập số liệu vềđiều kiện khí hậu, thức trạng sản xuất đậu tương tại vùng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về diện tích, năng suất, sản lượng, khó khăn, thuận lợi, khí hậu thời tiết ở các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện đề tài. Số liệu điều tra được phân tích theo phương pháp thống kê qua chương trình máy tính Excell.